Giáo án Sinh học 10 Cơ bản - Học kì II

Giáo án Sinh học 10 Cơ bản - Học kì II

Chương IV PHÂN BÀO

Bài: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

I. Mục tiêu bài dạy.

Sau khi học xong bài này, HS cần:

- Nêu được chu kì tế bào.

- Mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kì tế bào.

- Trình bày được các kì của nguyên phân.

Nêu được quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hòa phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì.

- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.

II. Phương tiện dạy học.

- Tranh vẽ minh họa chu kì tế bào và quá trình nguyên phân như các hình 18.1 và 18.2 SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Giảng bài mới.

 

doc 24 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2061Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 Cơ bản - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
Tuần: 20	Ngày soạn: 27/12/2009
Tiết: 20	 Ngày dạy: 31/12/2009
Chương IV PHÂN BÀO
Bài:	CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I. Mục tiêu bài dạy.
Sau khi học xong bài này, HS cần:
- Nêu được chu kì tế bào.
- Mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kì tế bào.
- Trình bày được các kì của nguyên phân.
Nêu được quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hòa phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì.
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.
II. Phương tiện dạy học.
- Tranh vẽ minh họa chu kì tế bào và quá trình nguyên phân như các hình 18.1 và 18.2 SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động thầy & trò
Nội dung
- GV: Thế nào là chu kì tế bào?
- Yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung phiếu học tập.
- HS hoạt động nhóm.
- Cá nhân nghiên cứu độc lập với sách giáo khoa và hình vẽ, thảo luận thống nhấy ý kiến ghi vào phiếu học tập.
- GV nhận xét đánh giá hoạt động các nhóm và thông báo đáp án. Bổ sung thời gian chu kì tế bào là khác nhau giữa các loại tế bào khác nhau.
- GV: Hỏi trong tất cả các loại tế bào, tế bào nào có thời gian pha 
- Trong pha S diễn biến nào đã xảy ra?
- Trong pha S các nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái nào?
- G1 dài nhất, và tế bào nào có thời gian pha G2 ngắn nhất?
- HS: quan sát hình vẽ và cho biết pha S xảy ra khi nào?
Những diễn biến xảy ra trong pha S. sau khi kất thúc pha S trong tế bào đã có sự chuẩn bị quan trọng nào?
- HS: quan sát hình vẽ và cho biết pha G2 xảy ra khi nào?
- Những diễn biến xảy ra trong pha G2. sau khi kất thúc pha G2 trong tế bào đã có sự chuẩn bị quan trọng nào?
- Trình bày sự phân bào ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
- Phân bào ở tế bào nhân sơ khác gì với phân bào ở tế bào nhân thực?
- Chu kì tế bào được điều khiển như thế nào?
- Nếu hệ thống điều khhiển chu kì tế bào bị hỏng hoặc trục trặc thì điều gì sẽ xảy ra?
- Nguyên phân là gì? Xảy ra chủ yếu ở sinh vật nào?
- Quá trình nguyên phân bao gồm những giai đoạn nào?
- Vì sao quá trình phân chia nhân còn được gọi là pnân chia vật chất di truyền?
- Giai đoạn phân chia nhân có thể chia thành những kì nào?
- Trong kì đầu của quá trình phân chia nhân có những diễn biến quan trọng nào?
- Ơ kì giữa các nhiễm sắc thể tồn tai ở dạng nào? ở đâu?
- Thoi vô sắc đính với nhiễm sắc thể tại vị trí nào?
- Các nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động tạo thành các nhiễm sắc tử đi về hai cực của tế bào điều này xảy ra trong kì nào?
- Khi nào thì quá trình phân chia tế bào chất được diễn ra?
- Việc phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật có gì khác nhau?
- Vì sao có sự khác nhau trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật?
- Quá trình nguyên phân có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật nhân thực đơn bào? và sinh vật nhân thực đa bào?
- Đối với các cơ thể đã truởng thành thì nguyên phân còn có ý nghĩa gì?
- Đối với loài sinh sản sinh dưỡng thì nguyên phân có ý nghĩa như thế nào?
I/ Chu kì tế bào:
- Là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
- Chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. kỳ trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào. 
VD: Tế bào người nuôi cấy trong ống nghiện có chu kì khoảng 24 h,trung gian chiếm 23h, nguyên phân chiếm 1h.
* Kì trung gian: là thời kì sinh trưởng của tế bào, gồm ba pha G1, S , G2.. 
+ G1(thời kì sinh trưởng của tế bào): ngay sau khi vừa phân chia xong tế bào bước vào pha G1. Trong pha này, tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. Ơ một số tế bào có khả năng phân chia tế bào nhân đôi ADN để chuẩn bị cho phân bào. 
+ S tiếp ngay sau pha G1 : Diễn biến cơ bản trong pha này là sự nhân đôi của và nhiễm sắc thể. khi kết thúc pha S, nhiễm sắc thể đơn chuyển sang nhiễm sắc thể kép gồm hai NST chị em đính nhau ở tâm động.
+ G2 tiếp ngay sau pha S, tiếp tục tổng hợp prôtêin có và tất cả những gì cho quá trình phân bào.
* Chu kì tế bào được điều khiển một cách chặt chẽ. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể là rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
* Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ có thể chỉ có thể phân chia khi nhận được tín hiệu từ bên ngoài cũng như bên trong tế bào. Chu kì tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hoà rất tinh vi. Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hoặc trục trặc, cơ thể bị lâm bệnh.
VD: Bệnh ung thư
II/ Quá trình nguyên phân:
Nguyên phân là hình thức phân bào khá phổ biến ở các sinh vật nhân thực. Quá trình này bao gồm 2 giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
1. Phân chia nhân: (phân chia vật chất di truyền.)
Thực chất là một quá trình liên tục, nhưng dựa vào một số đặc điểm người ta có thể chia thành 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
+ Kì Đầu: Các nhiễm sắc thể kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
+ Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính vào 2 phía của nhiễm sắc thể ở tâm động.
+ Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau ở tâm động và di chuyển trên thoi vô sắc về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối: Nhiễm sắc thể dãn xoắn dần và màng nhân bắt đầu xuất hiện.
2. Phân chia tế bào chất:
Sau khi kì sau hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con. Các tế bào động vật phân chia bằng cách thắt màng lại ở mặt phẳng xích đạo, tế bào thực vật phân chi bằng cách hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
III/ Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
- Đối với sv nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản .
- Đối với cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra nguyên phân còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương. Ơ các sv sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống hệt kiểu gen của cá thể mẹ.
4. Củng cố. 
- Nêu khái niệm về chu kì tế bào và những diễn biến cơ bản trong các pha của kì trung gian? Trình bày diễn biến phân bào ở tế bào nhân sơ, nêu sự khác nhau cơ bản giữa phân bào ở sinh vật nhân thực và nhân sơ.
Học sinh đọc kết luận trong sách giáo khoa.
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “GIẢM PHÂN”
6. Rút kinh nghiệm.
heheïfgfg
Tuần: 21	Ngày soạn: 01/01/2010
Tiết: 21	 Ngày dạy: 06/01/2009
Bài:	GIẢM PHÂN
I. Mục tiêu bài dạy.
 1/Kiến thức: 
	-Trình bày được những diễn biến cơ bản trong các kì của giảm phân, nắm được các diễn biến chính trong các kì của giảm phân 
	- Nêu được ý nghĩa thực tiển và ý nghĩa sinh học của giảm phân.
	2/ Kĩ năng: 
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh để từ đó thu nhận thông tin. Tạo khả năng vận dụng kiến thức giảm phân vào thực tiển để giải thích một số hiện tượng thực tế.
II. Phương tiện dạy học.
Giáo Viên: Phiếu học tập:Những diễn biến cơ bản ở các kì trong giảm phân
Các kì
Những diễn biến cơ bản của 
nhiễm sắc thể
Gảm phân I (lần phân bào 1)
Giảm phân II (lần phân bào 2)
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi do giáo viên giao đặt ra:.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động thầy & trò
Nội dung
- GV: Treo tranh sơ đồ giảm phân, giới thiệu chung và nhấn mạnh có 2 lần phân bào(giảm phân I và giảm phân II)
- GV: yêu cầu học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
- HS: hoạt động nhóm, cá nhân nghiên cứu tranh hình 19.1 và 19.2 trang 77 – 78 và kết hợp với kiến thức lớp 9 để làm phiếu học tập.
- HS: cử đại diện trình bày kết quả thảo luận nhóm của mình.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá thông báo đáp án đúng cho học sinh chữa bài.
- GV Sự tự nhân đôi của NST trong kì đầu của giảm phân có ý nghĩa gì?
- GV Sau lần phân bào I đã tạo ra những tế bào con có đặc điểm gì?
- GV Trong kì đầu I có hiện tượng gì đặc biệt xảy ra đối với các nhiễm sắc thể có ý nghĩa quang trọng trong việc tạo ra hiện tượng hoán vị gen?
Lần giảm phân II diễn ra khi nào?
- GV: Ở kì giữa I, các nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái nào? Và tập trung ở đâu?
- GV: Các dây tơ vô sắc đính vào các nhiễm sắc thể có gì khác so với trong quá trình nguyên phân?
- GV: Ở kì sau I, các nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế bào bằng cách nào?
- GV: Khi nào thì màng nhân và nhân con lại tái xuất hiện?
- GV: Kết thúc kì cuối giảm phân I, kết quả tạo thành như thế nào?
- HS nghiên cứu sgk trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra.
- GV: nhận xét và rút ra kết luận. 
- GV: Vì sao lần phân bào II lại diễn ra nhanh chóng hơn lần phân bào I?
- GV: Lần giảm phân II trải qua bao nhiêu kì? Đó là những kì nào?
- GV: Ở kì đầu giảm phân II nhiễm sắc thể kép có đặc điểm gì?
Trạng thái nhiễm sắc thể ở kì giữa như thế nào?
- GV: Ở kì giữa các nhiễm sắc thể kép tập trung ở đâu?
- GV: Kì sau giảm phân II các nhiễm sắc tử chị em tồn tại ở trạng thái nào?
- GV: Kì cuối có sự kiện gì quang trọng?
- Những diễn biến của màng nhân, thoi phân bào, nhân con có đặc điểm gì?
- GV: Vậy giảm phân và nguyên phân có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
- GV: Tại sao trong giảm phân lại tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp của các nhiễm sắc thể? và số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nữa?
- GV: Bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể.
- GV: Quá trình giảm phân có ý nghĩa gì? trong tiến hóa và chọn giống?
* Giảm phân là hình thức phân bào diễn trong cơ quan sinh sản, gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng ADN chỉ nhân đôi có một lần. Qua giảm phân từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có số nhiễm sắc thể giảm đi một nửa. 
 I/ Giảm phấn I:
 1. Kì đầu I:
 Giống như trong nguyên phân,tại kì trung gian các NST được nhân đôi và các nhiễm sắc tử vẫn còn đính nhau tại tâm động. Bước vào kì đầu I, các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. Sau khi bắt cặp các NST kép dần dần co xoắn lại. 
Tiếp đến, các NST kép trong mỗi cặp NST kép trong cặp tương đồng dần dần đẩy nhau ra bắt đầu từ tâm động. Các NST kép tiếp tục co xoắn lại, thoi phân bào được hình thànhvà một số sợi thoi được đính vao tâm động của NST. Trong quá trình này các nhiễm sắc thể kép có thể trao đổi các đoạn crômatit cho nhau (hiện tượng trao đổi chéo).
Cuối kì đầu màng nhân và nhân con biến mất.
Kì đầu I chiếm phần lớn thời gian của quá trình giảm phân. tuỳ theo từng loài, kì đầu I có thể kéo dài tới vài ngày, thậm chí tới vài chục năm như ở người phụ nữ.
 2. Kì giữa I: Các NST kép trong cặp tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Dây tơ vô sắc từ mỗi cực chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
 3. Kì sau I: Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng di chuyển theo dây vô sắc về hai cực của tế bào. 
 4. kì cuối I: Các nhiễm sắc thể kép dần dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện. Thoi vô sắc biến mất. Sau ...  dạy: 15/03/2010
Bài:	QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT
I. Mục tiêu bài dạy. Qua bài này HS phải: 
Quan sát được hình dạng 1 số loại vi khuẩn trong khoang miệng và nấm trong váng dưa chua để lâu ngày hay nấm men rượu.
Quan sát một hình ảnh một số tiêu bản có sẵn.
Rèn luyện kì năng thao tác thực hành
II. Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: theo SGK
2. Học sinh: 
+Váng dưa chua, tranh ảnh về một số VSV, mấm, Ký sinh trùng.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của trò
Hoạt động của GV
- HS theo dõi , chỗ nào chưa hiểu nhờ GV giảng lại.
- HS nghiên cứu nội dung bài và tiến hành làm theo SGK. Đại diện nhóm trình bày các bước tíên hành.
- HS tiến hành từng bước như đại diện nhóm đã nêu ở SGK.
- Sau khi quan sát được rõ hình ảnh Các thành viên trong nhóm thay nhau quan sát và vẽ hình.
Lưu ý: So sánh mẫu quan sát với hình 28 SGK trang 112.
- HS nghiên cứu nội dung bài . 
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm như yêu cầu SGK.
- So sánh mẫu quan sát với hình 28 SGK
- Lấy mẫu quan sát trực tiếp không cần nhuộm màu.
I. Nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng
Chia lớp thành nhóm ( theo tổ)
mỗi nhóm được chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm.
+ Trình bày cách nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng.
 - Sau khi HS trình bày các bước tiến hành, GV nhấn mạnh và làm mẫu 2 nội dung đó là:
+ Làm dịch huyền phù.
+ Nhỏ thuốc nhuộm.
+ Yêu cầu HS các nhóm tiến hành thí nghiệm.
+ Quan sát và giúp đỡ các nhóm, đặc biệt là nhóm yếu.
+ Nhắc HS cẩn thận và bảo quản dụng cụ.
+ Kiểm tra mẫu sản phẩm của các nhóm và giữ lại mẫu để cuối giờ nhận xét.
 II. nhuộm đơn phát hiện nấm men.
 GV yêu cầu:
- Trình bày cách tiến hành nhuộm đơn để phát hiện nấm men.
- GV nhắc nhở và giúp đỡ các nhóm.
- Kiểm tra tiêu bản của từng nhóm.
- Yêu cầu HS xem thêm nấm mốc ở quả quýt
4. Củng cố. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK trang 113.
- Nhận xét, đánh giá giờ dạy.
- Nhắc nhở HS vệ sinh lớp học và rửa dụng cụ.
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
- Viết thu hoạch theo nhóm. Sưu tầm tranh ảng về vi sinh vật.
- Chuẩn bị bài 29
heheïfgfg
Tuần: 29	 	 Ngày soạn: 22/03/2010
Tiết: 	29	 	 	Ngày dạy: 23/03/2010
Bài: KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Tuần: 30	 Ngày soạn: 28/03/2010
Tiết: 	30	 	 Ngày dạy: 29/03 /2010 
Chương III: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Bài: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
I. Mục tiêu bài dạy.
 1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm hình thái và cấu tạo chung của virut.
2. Kĩ năng: HS phân biệt được cấu trúc và hình thái của các loại virut.
3. Giáo dục: cho học sinh được tác hại của một số virut, giải thích được các hiện tượng trong đời sống.
II. Phương tiện dạy học.
Các hình vẽ trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
(?) Những chất hoá học nào là chất dinh dưỡng và chất ức chế ?
(?) Các yếu tố vật lí ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của VSV ?
3. Giảng bài mới.
Hoạt động thầy & trò
Nội dung
Hoạt động 1
(?) Virut là gì ?
HS:
Hình thức sống của virut như thế nào ?
HS : kí sinh
GV: Hãy quan sát hình vẽ sách giáo khoa và cho biết virut có cấu tạo như thế nào ?
HS
(?) Virut có vỏ ngoài khác với virut trần ở điểm nào ?
GV: Vỏ ngoài thực chất là màng sinh chất của chất chủ nhưng bị virut cải tạo và mang kháng nguyên đặc trưng cho virut.
Hoạt động 2
(?) Hãy quan sát hình vẽ sách giáo khoa và cho biết hình thái của virut như thế nào ?
HS:
(?) Hãy so sánh đặc điểm cấu trúc của virut ?
Bài 29. CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
1. Khái niệm:
- Virut là thực thể chưa có cấu tạo té bào, có kích thước siêu nhỏ.
- Virut nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào và sống kí sinh bắt buộc.
2. Cấu tạo: Gồm 2 thành phần:
- Lõi Axit nuclêic(Chỉ chứa AND hoặc ARN). AND hoặc ARN là chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.
- Vỏ bọc prôtein (Capsit)
Bao bọc axit nuclêic để bảo vệ, cấu tạo từ các đơn vị prôtein gọi là capsôme.
*Lưu ý: Một số virut có thêm vỏ ngoài.
- Cấu tạo vỏ ngoài là lớp lipit.
- Mặt vỏ ngoài có cấc gia glicôprôtein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào.
- Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.
3. Hình thái:
- Cấu trúc xoắn: capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
- Có hình que, hình sợi, hình cầu
VD: Virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại, virut cúm, sởi
- Cấu trúc khối: capsôme sắp xếp theo hình khối đa diệngồm 20 mặt tam giác đều
VD: Virut bại liệt
- Cấu trúc hổn hợp: Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn.
VD: Phagơ
4. Củng cố. 
Câu 1: Virut là gì ?
A. Cơ thể sống chỉ có một tế bào không nhân, bên ngoài là vỏ prôtein, bên trong là lõi axit nuclêic.
B. Cơ thể chưa có cấu tạo tế bào.
C. Thực thể sống có cấu tạo tế bào đã có nhân.
D. Thực thể chưa có cấu tạo tế bào.
Câu 2: Virut sống bắt buộc trong tế bào chủ (VSV, ĐV, TV) gọi là ?
cộng sinh.	C. Kí sinh.
Hợp tác.	D. Hội sinh.
Câu 3: Virut có cấu trúc xoắn như thế nào ?
Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều.
Gồm vỏ nhưng thiếu lõi.
Phần đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với phần đuôi có cấu trúc xoắn.
5. Dặn dò – bài tập về nhà. 
- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.
6. Rút kinh nghiệm.
heheïfgfg
Tuần: 31	Ngày soạn: 04/04 /2010
Tiết: 31	 	 Ngày dạy:05/04 /2010
Bài:	SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
I. Mục tiêu bài dạy.
 1. Kiến thức: Qua bài này HS phải: 
Nắm được đặc điểm mỗi giai đoạn nhân lên của vi rút.
Hiểu được HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch và chính do suy giảm miễn dịch mà xuất hiện các bệnh cơ hội.
2. Kí năng:	- Rèn luyện quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
 	- Phân tích, tổng hợp khái quát kiến thức.
 	- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
3. Thái độ: HS Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, tránh các bệnh do virut gây nên.
II. Phương tiện dạy học.
- Tranh hình SGK phóng to quá trình xâm nhập của vi rút vào tế bào bạch cầu.
- Các thông tin tuyên truyền về đại dịch AIDS.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Trình bày cấu trúc hình thái của virut? 
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1:Tìm hiểu về chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ.(25’)
GV: hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh và phim về sự nhân lên của virut.
Thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung PHT
-Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét và kết luận.
GV hỏi:
(?) Vì sao mỗi loại VR chỉ có thể xâm nhập vào một số loại TB nhất định?
(?) Làm thế nào virut phá vỡ tế bào để chui ra ồ ạt ?
HS
GV giảng giải về chu trình sinh tan và tiềm tan.
Tại sao một số động vật như trâu, bò, gà...bị nhiễm virut thì bênh tiến triển nhanh và dẫn đến tử vong ?
HS 
I. Chu trình nhân lên của vi rút:
Chu trình nhân lên của vi rút bao gồm 5 giai đoạn:
1. Sự hấp phụ:
VR bám lên bề mạt TB chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của TB chủ.
2. Xâm nhập:
-Với phagơ: Phá huỷ thành TB nhờ enzim, bơm axit nuclêic vào TBC, vỏ nằm ngoài.
-Với VR ĐV: Đưa cả nclêôcapsit vào TBC, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic.
3. Sinh tổng hợp:
VR sử dụng enzim và nguyên liệu của TB để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho mình.
4. Lắp ráp:
Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo thành VR hoàn chỉnh.
5. Phóng thích:
- VR phá vở tế bào để ồ ạt -> làm tế bào chết ngay (Quá trình sinh tan).
- Virut chui ra từ từ theo lối nẩy chồi -> tế bào vẫn sinh trưởng bình thường (Quá trình tiềm tan).
Hoạt động 2:Tìm hiểu về HIV/ AIDS.(15’)
(?)HIV là gì?
-Tại sao nói HIV gây suy giảm miễn dịch ở người?
-Hội chúng này dẫn đến hậu quả gì?
HS nghiên cứu thông tin sgk, thảo luận nhanh -> trình bày, các HS bổ sung.
II. HIV/ AIDS:
1. Khái niệm về HIV:
-HIV là VR gây suy giảm miễn dịch ở người.
-HIV gây nhiễm và phá huỷ một số TB của hệ thống miễn dịch làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.
-VSV cơ hội: là VSV lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.
-Bệnh cơ hội: là bệnh do VSV cơ hội gây nên.
GV cho HS tìm hiểu ở các tờ rơi kết hợp với kiến thức thực tế trình bày các con đường lây nhiễm HIV.
HS trình bày được 3 con đường lây nhiễm HIV.
GV dùng câu dẫn yêu cầu HS thảo luận:
-Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao?
-Tại sao nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV. Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã hội?
2. Ba con đường lây truyền HIV:
-Qua đường máu
-Qua đường tình dục
-Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ.
GV yêu cầu HS trình bày các giai đoạn pt của bệnh AIDS.
GV đưa hình ảnh tảng băng chìm về HIV/AIDS và hỏi:
-Em hiểu như thế nào về hình ảnh này?
-Liên tưởng tới thực tế bệnh AIDS ở VN và thế giới.
3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh AIDS:
-Giai đoạn sơ nhiễm: Đặc điểm sgk
-Giai đoạn không triệu chứng:Đặc điểm sgk
-Giai đoạn biểu hiện triệu chứng:Đặc điểm sgk
GV hỏi: Làm thế nào để phòng tránh HIV.
Hướng dẫn HS dựa vào các con đường lây lan để tìm cách phòng ngừa.
-GV liên hệ thực tế về công tác tuyên truyền về HIV/AIDS.
4. Biện pháp phòng ngừa:
-Sống lành mạnh chung thuỷ 1 vợ 1 chồng.
-Loại trừ tệ nạn xã hội.
-Vệ sinh y tế theo đúng quy trình nghiêm ngặt.
4. Củng cố. 
Câu 1: Vi rus bám được vào tế bào chủ nhờ gai glycôprôtein của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào chủ. Đây là giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virut ?
Giai đoạn xâm nhập.	B. Giai đoạn lắp ráp.
Giai đoạn hập phụ. *	D. Giai đoạn phóng thích.
Câu 2: Virut HIV nhiễm vào tế bào nào ?
Tế bào hệ miễn dịch của người. *	B. Tế bào gan.
 Tế bào sinh dục nam.	D. Tế bào sinh dục nữ.
Câu 3: Mỗi loại virut có thể xâm nhập vào một số tế bào nhất định, là do trên bề mặt tế bào có .. mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại virut.
Điền vào chỗ trống(..) từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa ?
Glicôprôtein.	B. Các thụ thể. *
Capsome.	D. Capsit
Câu 4: HIV lây truyền theo con đường nào ?
Đường máu, tiêm chích, ghép tạng.
Đường máu, tình dục và mẹ truyền cho con qua bào thai.*
Đường máu, tình dục, xâm mình.
Côn trùng, ăn uống, sinh hoạt chung.
Dặn dò: 	-Học bài theo câu hỏi SGK
-Tìm hiểu bệnh do VR gây nên ở TV và ĐV.
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
6. Rút kinh nghiệm.
heheïfgfg
Tuần: 	Ngày soạn: /2009
Tiết: 	 	 Ngày dạy: /2009
Bài:	
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động thầy & trò
Nội dung
4. Củng cố. 
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
heheïfgfg
Tuần: 	Ngày soạn: /2009
Tiết: 	 	 Ngày dạy: /2009
Bài:	
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động thầy & trò
Nội dung
4. Củng cố. 
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
heheïfgfg
Tuần: 	Ngày soạn: /2009
Tiết: 	 	 Ngày dạy: /2009
Bài:	
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động thầy & trò
Nội dung
4. Củng cố. 
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
heheïfgfg

Tài liệu đính kèm:

  • docHỌC KÌ II.doc