Giáo án Sinh học 10 cơ bản cả năm

Giáo án Sinh học 10 cơ bản cả năm

Tiết 1 - Bài 1 CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I/.Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, học sinh phải:

 - Giải thích được các nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống

 - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống

 - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

 - Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học

II/.Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ dạy học:

1/.Giáo viên:

-Tranh vẽ hình 1 SGK

-Phiếu học tập về các cấp tổ chức của thế giới sống

-Các tấm giấy bìa ghi các cấp tổ chức của thế giới sống

2/.Học sinh:

 

doc 58 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2715Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 cơ bản cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một	GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
 Tiết 1 - Bài 1	CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I/.Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, học sinh phải:
 - Giải thích được các nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống 
 - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống
 - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
 - Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học
II/.Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ dạy học:
1/.Giáo viên:
-Tranh vẽ hình 1 SGK
-Phiếu học tập về các cấp tổ chức của thế giới sống
-Các tấm giấy bìa ghi các cấp tổ chức của thế giới sống
2/.Học sinh:
III/. Trọng tâm: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
IV/.Tiến trình lên lớp:
1/.Ổn định lớp:
2/.Bài mới:
 Giáo viên mở bài bằng câu hỏi: Vật chất nói chung được cấu tạo như thế nào?(nguyên tử -> phân tử) Từ cấp độ nào mới phân biệt được vật chất sống và không sống?(phân tử)
 Giáo viên cho học sinh xem tranh vẽ hình 1 SGK và yêu cầu hs trả lời các cấp tổ chức của thế giới sống? Từ cấp độ nào trở đi mới thể hiện đầy đủ các cấp tổ chức của thế giới sống? (tế bào)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
 Sau khi hs trả lời các câu hỏi mở bài, gv phát phiếu học tập cho các nhóm(mỗi nhóm 2 bàn hs ngồi quay đầu vào nhau) và yêu cầu hs điền vào phần còn trống:
I.CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG:
 Các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái
Phiếu học tập phát cho các nhóm hs:
CÁC CẤP TỔ CHỨC
ĐẶC ĐIỂM
1.Tế bào
2.Cơ thể
3.Quần thể
4.Quần xã
5.Hệ sinh thái 
6.Sinh quyển
Gv cho thời gian từ 5-7’ hs làm xong, gv gọi các nhóm đứng tại chổ trình bày kết quả của nhóm trước lớp và sau đó gv bổ sung hoàn chỉnh kiến thức ở bảng sau:
CÁC CẤP TỔ CHỨC
ĐẶC ĐIỂM
1.Tế bào
Tập hợp nhiều bào quan, là cấp độ đầu tiên thể hiện những đặc trưng của sự sống.
2.Cơ thể
Tập hợp nhiều cơ quan và hệ cơ quan.
3.Quần thể
Tập hợp nhiều cơ thể cùng loài.
4.Quần xã
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật khác nhau.
5.Hệ sinh thái 
Gồm quần xã và sinh cảnh. 
6.Sinh quyển
Tập hợp nhiều hệ sinh thái.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
 Gv yêu cầu hs đọc phần II.1 SGK và đặt câu hỏi :
 Thế nào là nguyên tắc thứ bậc? Dựa vào hình 1 SGK em hãy cho ví dụ về nguyên tắc thứ bậc? 
 II.- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG:
 1.Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: Cấp dưới là nền tản để xây dựng tổ chức trên. Cấp tổ chức cao hơn có những đặc tính nổi trội mà cấp dưới không có được.
 Gv đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức vật lí của hs: thế nào là hệ kín? Thế nào là hệ mở?
 Vậy hệ thống mở của tổ chức sống là gì? 
 Gv đặt câu hỏi khác: Khi các điều kiện môi trường thay đổi thì cơ thể sinh vật có bị ảnh hưởng không? Cơ thể sinh vật phải làm thế nào để giảm bớt sự lệ thuộc vào môi trường?(tự điều chỉnh) Cho ví dụ về tự điều chỉnh.
 2.Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
 Sinh vật ở mọi cấp độ đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường, đồng thời có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điểư hòa sự cân bằng động trong cơ thể.
 Gv hỏi: Trong tự nhiên, sự sống được tiếp diễn nhờ vào điều gì?( hs:Sự sinh sản và di truyền)
 Trong sinh sản thì thế hệ sau có đặc điểm gì so với thế hệ trước? (hs:Có sự tiến hóa hơn). Nhờ tiến hóa mà sinh vật ngày nay như thế nào? (hs: Đa dạng và phong phú)
 Gv bổ sung thêm: Nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hoá đó là các biến dị di truyền(đột biến và biến dị tổ hợp) và có sự tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên.
 3.Thế giới sống liên tục tiến hóa:
 Sinh vật sinh sôi nảy nở liên tục tạo nên thế giới sống không ngừng tiến hoá
3/.Củng cố:học sinh đọc phần đóng khung cuối bài và rút ra được các cấp độ tổ chức của thế giới sống (gv có thể kiểm tra bằng việc phát cho hs các tấm giấy bìa có ghi sẵn các cấp độ và sau đó yêu cầu hs xếp theo thứ tự từ cấp độ nhỏ đến lớn).
4/.Dặn dò: học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài và đọc trước bài 2
 -Hs xem lại kiến thức về phân loại học đã học ở lớp 6 và lớp 7
 -Hs có thể sưu tầm một số tranh ảnh về các giói sinh vật để chuẩn bi cho bài học sau.
 Tiết 2 - Bài 2.	CÁC GIỚI SiNH VẬT
I/.Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, học sinh phải:
- Nêu được khái niệm giới 
- Trình bày được hệ thống phân loại 5 giới
- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ
II/.Trọng tâm: đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
III/.Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ dạy học:
Tranh phóng to hình 2 SGK
Phiếu học tập về các giới sinh vật
IV/.Tiến trình lên lớp:
1/.Ổn định lớp:
2/.Kiểm tra bài cũ:
a/.Nêu các cấp tổ chức của thế giới sống, trong đó có các cấp độ chính nào?
b/.Nêu những đặc điểm chung của thế giới sống.Thế nào là đặc tính nổi trội? Cho ví dụ.
3/.Bài mới:
 Đặt vấn đề:thế giới sinh vật phong phú đa dạng được người ta phân loại như thế nào? Đặc điểm chung của các nhóm phân loại như thế nào? Đó là vấn đề sẽ được giải quyết trong bài này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Gv cho hs xem SGK và hỏi: giới là gì? Các cấp độ tổ chức thấp hơn giới?
I.CÁC GIỚI SINH VẬT
1.Khái niệm:
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm chính
Gv treo sơ đồ hình 2 SGK phóng to và hỏi hs: hệ thống phân loại 5 giới gồm những giới nào? Từ một tổ tiên chung phân ra có mấy nhánh? Nhánh nào được xem là tiến hóa nhất?
2.Hệ thống phân loại 5 giới: gồm giới khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật và động vật.
Phần này gv cho hs hoạt động nhóm, chia mỗi lớp thành 6 hoặc 12 nhóm sau đó phát phiếu học tập cón để trống nội dung, các nhóm hs nghiên cứu trong SGK rồi điền vào phiếu học tập
II.ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÁC GIỚI:
Các nhóm hãy hoàn chỉnh phiếu học tập sau:
Các giới
sinh vật
Đặc điểm 
cấu tạo
Đặc điểm dinh dưỡng
Sinh sản
Đời sống
Vai trò đối với tự nhiên và con người
1.Khởi sinh
2.Nguyên sinh
3.Nấm 
4.Thực vật
5.Động vật
Gv cho các nhóm hs thảo luận trong thời gian 10’, sau đó gv treo bảng phụ có các mục giống như phiếu học tập đã phát cho hs rồi gọi các nhóm lên ghi kết quả vào bảng phụ, gv cho các nhóm khác bổ sung và kết quả phải đạt được:
Các giới
sinh vật
Đặc điểm 
cấu tạo
Đặc điểm dinh dưỡng
Sinh sản
Đời sống
Vai trò đối với tự nhiên và con người
1.Khởi sinh
Nhân sơ, đơn bào
Tự dưỡng, dị dưỡng
Vô tính
Tự do, kí sinh, hoại sinh
Phân giải các chất hữu cơ, gây bệnh
2.Nguyên sinh
Nhân thực, đơn và đa bào
Tự dưỡng, dị dưỡng
Vô tính
Tự do, kí sinh, hoại sinh
Phân giải các chất hữu cơ, gây bệnh, là thức ăn cho sinh vật khác
3.Nấm 
Nhân thực, đơn và đa bào
Dị dưỡng
Vô tính, hữu tính
Kí sinh, hoại sinh
Phân giải các chất hữu cơ, gây bệnh, là thức ăn cho sinh vật khác, chế biến thực phẩm
4.Thực vật
Nhân thực, đa bào
Tự dưỡng
Vô tính, hữu tính
Tự do, kí sinh
Thức ăn cho động vật, điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước
5.Động vật
Nhân thực, đa bào
Dị dưỡng
Vô tính, hữu tính
Tự do, kí sinh
Cân bằng sinh thái, là mắc xích quan trọng trong chu trình sinh - địa – hóa
 Gv yêu cầu hs dán các phiếu học tập vào vở học hoặc kẻ bảng ghi vào vở.
4/.Củng cố:học sinh đọc phần đóng khung cuối bài và rút ra được:
-Hệ thống phân loại 5 giới
-Các giới sinh vật và đại diện cho từng giới.
5/.Dặn dò:học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài và đọc trước bài 3
Phần hai	SINH HỌC TẾ BÀO
Chương I	THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Tiết 3 - Bài 3	 CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
I/.Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, học sinh phải:
-Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào
-Phân biệt được vai trò của nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng đối với sinh vật
-Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hoá của nước.
-Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào
II/.Trọng tâm: Vai trò của các nguyên tố đa lượng và vi lượng. Cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hoá của nước
III/.Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện dạy học:
Tranh vẽ hình 3.1 và 3.2 SGK, cốc nước và nước đá, một vài loại phân hoá học
IV/.Tiến trình lên lớp:
1/.Ổn định lớp:
2/.Kiểm tra bài cũ:
a/.Trình bày đặc điểm chính của giới nguyên sinh, khởi sinh và giới nấm.
b/.Hãy so sánh sự khác nhau cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật.
3/.Bài mới:
 Gv giới thiệu phần 2: Chúng ta học những gì liên quan đến tế bào, sau đó giới thiệu nội dung chính của chương I : Thành phần hoá học của tế bào 
 Đặt vấn đề vào bài mới: Các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào là gì? Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một vài nguyên tố? Vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài hôm nay. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Gv cho hs đọc phần I SGK, sau đó đặt câu hỏi:
Em hãy kể tên các nguyên tố hóa học tạo nên cơ thể sinh vật? Trong dó, nguyên tố nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất? Tỉ lệ này có phù hợp với tỉ lệ trong tự nhiên?
Tại sao C là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của đại phân tử hữu cơ?
Trong nông nghiệp, chúng ta thường bón những loại phân nào?( đạm, lân, kali,) Các loại phân đó chứa những nguyên tố nào?(N,P,K) Các nguyên tố này cây cần nhiều hay ít?(nhiều)
Ngoài ra, để tăng năng suất, con người còn phun (bón) thêm những loại nào lên cây trồng? (vi lượng). Nếu thiếu các nguyên tố vi lượng thì cây trồng có phát triển tốt không? Gv yêu cầu hs cho ví dụ.
I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
-Cơ thể sống được cấu tạo từ các nguyên tố sau:O,C,N,H,Ca,P,S,Na,Fe,Mn,Cu
Trong đó, C,H,O và N chiếm 96% khối lượng cơ thể
-C là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các phân tử hữu cơ.
-Dựa vào tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sinh vật mà người ta phân biệt các nguyên tố thành đa lượng và vi lượng:
+ Nguyên tố đa lượng: tham gia vào cấu tạo nên các dại phân tử như: prôtêin, cacbohiđrat, lipit
+ Nguyên tố vi lượng: tham gia vào cấu tạo nên các enzim, hooc mon, vitamin.
Gv sử dụng hình 3.1 SGK mô tả cấu trúc hoá học của nước.
Gv giải thích thêm: liên kết cộng hóa trị, tính phân cực, sau đó cho hs thảo luận nhóm về các hiện tượng sau:
-Con nhện nước có thể đi lại trên mặt nước 
-Nước từ đất -> rễ -> thân -> lá.
-Nước đổ lá môn.
-Giấy thấm vệ sinh
Gv cho hs xem hình 3.2, lấy 1 viên nước đá bỏ vào cốc nước thường, hs quan sát và giải thích hiện tượng.
Gv yêu cầu hs trả lời lệnh trong SGK 
 Nhờ có tính phân cực mà nước có vai trò gì đối với sự sống?(chưa yêu cầu hs trả lời)
 Gv lấy ra một vài loại phân hoá học và hỏi hs: cây trồng hút các loại phân bón ở dạng nào? (hoà tan)
Môi trường sống của các loại tế bào là gì? (nước có hòa tan các loại muối khoáng)
Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm ở mùa khô và mùa mưa có gống nhau không? Giải thích? Gv yêu cầu hs cho các ví dụ về sự điều hoà nhiệt độ của nước. 
II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG TẾ BÀO:
1.Cấu trúc và đặc tính lí hóa của nước:
-Cấu tạo: gồm 2 nguyên tử hiđrô liên kết cộng hoá trị với 1 nguyên tử oxi -> H2O
 -Tính chất: nước có tính phân cực => các phân tữ nước có thể liên kết với nhau tạo nên cột nước liên tục hoặc màng phim bề mặt.
2. Vai trò của nước:
-Là dung môi hòa tan các hợp chất cần thiết cho cơ  ... n, virut phøc t¹p)
- C¨n cø vµo tÕ bµo chñ mµ virut kÝ sinh (virut ®éng vËt, virut thùc vËt, virut vi sinh vËt)
4/.Củng cố: học sinh đọc phần đóng khung cuối bài và rút ra được:
-Các khái niệm: capsome, capsit, nuclêôcapsit, vỏ ngoài
-Phan biết các cấu trúc xoắn, khối, hỗn hợp.
5/.Dặn dò về nhà:học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài, đọc phần “Em có biết” và đọc trước bài mới:
 Tiết 31 - Bài 30	 SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC: sau khi học xong bài này, học sinh phải:
-Trình bày đặc điểm quá trình nhân lên của virut
-Nêu được đặc điểm của virut HIV, các con đường lây truyền và biện pháp phòng ngừa
-Biết vận dung và tuyên truyền các biện pháp phòng HIV trong nhân dân
II/.CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Tranh vẽ phóng to hình 30 SGK
-Soạn và dạy trên Powerpoint, đầu chiếu
III/.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/.Ổn định lớp:
2/.Kiểm tra bài cũ:
a/.Trình bày đặc điểm chung của các loại virut.
b/.Giải thích các thuật ngữ: capsit, capsome, nuclêôcapsit, vỏ ngoài.
c/.virut có các hình thái nào? Cho ví dụ.
3/.Bài mới:
 Đặt vấn đề: virut không có cấu tạoo tế bào, quá trình trao đổi chất và năng lượng phụ thuộc vào tế bào chủ, nên ở virut, quá trình sinh sản gọi là quá trình nhân lên.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Gv treo sơ đồ hình 30 SGK hoặc chiếu qua máy chiếu các giai đoạn nhân lên cua virut rồi hỏi: chu trình nhnâ lên của virut gồm những giai đoạn nào?
Vì sao mỗi loại virut chỉ kí sinh trong mỗi tế bào chủ nhất định?
I-CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT.
Gồm 5 giai đoạn:
1/.Hấp phụ:
Gai glicôprôtêin đặc hiệu với từng loại tế bào mới giúp chúng bám được lên màng tế bào chủ
2/.Xâm nhập:
Virut đưa lõi vào và để vỏ lại
3/.Sinh tổng hợp:
Tổng hợp AND và vỏ prôtêin
4/.Lắp ráp:
Lắp lõi vào vỏ prôtêin
5/.Phóng thích:
Khi đủ số lượng, virut ồ ạt phá vỡ màng tế bào chui ra ngoài.
HIV là gì? 
Vì sao HIV gâ suy giảm miễn dịch ở người?
thế nào là bệnh cơ hội?
Các bệnh cơ hộ thường gặp là gì?
HIV lây truyền qua những con đường nào?
Dựa vào con đường lahy6 truyền, em hãy cho biết đối tượng nào có nguy cơ bị nhiễm HIV cao?
Tại sao nhiều người không hay biết mình bị nhiễm HIV?
Những người này gâyy nguy hiểm gì cho xã hội?
Hiv/AIDS có thuố trị không?
Vây phải phòng bệnh như thế nào?
II-HIV/AIDS.
1/. HIV là gì?
HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
HIV kì sinh vào tế bào làm nhiệm vụ miễn dịch Limphô T4 phá hủy tế bào này làm suy giảm khả năng miễn dịch
2/. Các con đường lây truyền HIV:
-Qua dường máu
-Qua dường tình dục
-Mẹ nhiễm HIV truyền cho con lúc mang thai và cho con bú.
3/. Các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS
-Giai đoạn sơ nhiễm: 3 tuần – 3 tháng
-Giai đoạn không triệu chứng: 1 -10 năm
-Giai đoạn biểu hiên triệu chứng à chết
4/. Biện pháp phòng ngừa:
-Hiểu biết về AIDS
-Sống lành mạnh, chung thủy
-Loại trừ tệ nạn xã hội
-Vệ sinh y tế
4/.Củng cố: học sinh đọc phần đóng khung cuối bài và rút ra được:
Tại sao virut là dạng kí sinh nội bào bắt buộc? ở ngoài tế bào virut có tồn tại được không?
HIV có lây truyền qua da không? Trường hợp nào có thể lây truyền?
5/.Dặn dò về nhà:học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài, đọc phần “Em có biết” và đọc trước bài mới.
 Hs sưu tầm thêm tài liệu về HIV/AIDS
 Tiết 32 - Bài 31 VIRUT GÂY BỆNH.ỨNG DỤNG CỦA 
VIRUT TRONG THỰC TIỄN
I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC: sau khi học xong bài này, học sinh phải:
-Trình bày được khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu
-Trình bày được cách thức lây lan và xâm nhập gây bệnh của virut cho vi sinh vật, thực vât, cộn trùng, từ đó biêt
-
II/.CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Tranh vẽ phóng to hình 
III/.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/.Ổn định lớp:
2/.Kiểm tra bài cũ:
a/.Tr×nh bµy c¸c giai ®o¹n nh©n lªn cña virut trong tÕ bµo chñ?
b/. HIV là gì? Các con đường lây truyền và các giai đoạn của HIV?
3/.Bài mới:
 Đặt vấn đề: virut có cấu tạo đơn giản, không thể sống` độc lập, sống kí sinh, vấy sự kí sinh của nó có tác hại như thế nào cho tế bào chủ? Chúng gây ra các bệnh gì?
Ho¹t ®éng Gv. Hs
Néi dung khoa häc
Gv. Nªu mét sè ®èi t­îng lµ vËt chñ cña virut?
Hs. 
Gv. C©y nhiÔm virut cã biÓu hiÖn nh­ thÕ nµo?
Hs.
Gv. Virut g©y bÖnh cho c«n trïng cã nh÷ng d¹ng nµo?
Hs.
Gv. Nªu mét sè øng dông cña virut trong thùc tÕ?
Hs.
Gv. S¶n xuÊt chÕ phÈm sinh häc dùa trªn c¬ së nµo?
Hs.
Gv. Nªu quy tr×nh s¶n xuÊt?
Hs.
Gv. ­u ®iÓm cña thuèc trõ s©u tõ virut?
Hs.
I. C¸c virut kÝ sinh ë VSV, thùc vËt vµ c«n trïng
1. Virut kÝ sinh ë VSV
- HÇu hÕt ë VSV nh©n s¬ hoÆc VSV nh©n chuÈn nh­: NÊm men, nÊm sîi
- G©y thiÖt h¹i cho ngµnh c«ng nghiÖp Vi sinh nh­ s¶n xuÊt kh¸ng sinh, m× chÝnh
2. Virut kÝ sinh thùc vËt
- Virut kh«ng tù x©m nhËp ®­îc vµo thùc vËt
- §a sè virut x©m nhËp vµo tÕ bµo thùc vËt nhê c«n trïng
- Mét sè virut x©m nhËp qua vÕt x©y x¸t, qua h¹t phÊn, qua phÊn hoa
- Sau khi nh©n lªn trong tÕ bµo virut l©y lan sang tÕ bµo kh¸c qua cÇu sinh chÊt
- L¸ c©y bÞ ®èm vµng, ®èm n©u
- Th©n bÞ lïn hoÆc cßi cäc
C¸ch phßng:
- Chän gièng c©y s¹ch bÖnh
- VÖ sinh ®ång ruéng
- Tiªu diÖt vËt trung gian
3. Virut kÝ sinh ë c«n trïng
Gåm 2 d¹ng:
- C«n trïng lµ vËt chñ
- C«n trïng lµ vËt trung gian
II. øng dông cña virut trong thùc tiÔn
1. Trong s¶n xuÊt c¸c chÕ phÈm sinh häc
C¬ së khoa häc: 
- Phag¬ cã chøa ®o¹n gen kh«ng quan träng cã thÓ c¾t bá
- Thay b»ng gen mong muèn
- Dïng phag¬ lµm vËt chuyÓn gen
Quy tr×nh
- T¸ch gen IFN ë ng­êi nhê enzim
- G¾n gen IFN vµo AND cña phag¬
- NhiÔm phag¬ t¸i tæ hîp vµo E. coli
Vai trß: 
IFN cã kh¶ n¨ng chèng virut tÕ bµo ung th­ vµ t¨ng c­êng kh¶ n¨ng miÔn dÞch.
2. Trong n«ng nghiÖp: Thuèc trõ s©u tõ virut
­u viÖt: Cã tÝnh ®Æc hiÖu cao, kh«ng g©y ®éc cho ng­êi
DÔ s¶n xuÊt, hiÖu qu¶ cao
4. Cñng cè: T¸c h¹i cña phag¬ ®èi víi ngµnh c«ng nghiÖp VSV
5/.Dặn dò về nhà:học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài, đọc phần “Em có biết” và đọc trước bài mới:
 Tiết 33 - Bài 32.	 BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC: sau khi học xong bài này, học sinh phải:
-Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
-Trình bày được khái niệm về miễn dịch. 
-Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
II/.CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1/.Giáo viên:
-Tranh vẽ phóng to hình SGK
2/.Học sinh:
III/.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1/.Ổn định lớp:
 2/.Kiểm tra bài cũ:
 a/.T¸c h¹i cña phag¬ ®èi víi ngµnh c«ng nghiÖp VSV
 b/.virut thực vật lan truyền bằgn con đường nào? Vậy để hạn chế lan truyền ta sử dụng các biện pháp nào? ( cụ thể bẽnh ở địa phương, như vàng lùn)
 3/.Bài mới:
 Đặt vấn đề:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
 Trong các loại bệnh sau, em hãy cho biết bệnh nào là bệnh truyền nhiễm, bệnh nào không phải thuộc bệnh truyền nhiễm?
Bệnh say nắng,bệnh cảm cúm
bệnh lao phổi,bệnh sốt rét
Vậy bệnh truyền nhiễm là gì?
 Vì sao tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn lao rất cao nhưng tỉ lệ người mắc bệnh lao lại rất thấp?
Các phương thức lậy truyền bệnh như thế nào?
Thế nào là truyền ngang? truyền dọc
Em hãy kể Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut?
Gv giải thích thêm về bệnh qua đường tình dục
I-BỆNH TRUYỀN NHIỄM
1/.Bệnh truyền nhiễm:
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cơ thế này sang cơ thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: vi nấm, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, virut
	-Điều kiện gây bệnh:
	+Độc lực cao
	+Số lượng nhiễm đủ lớn
	+Con đường xâm nhập thích hợp
2/.Phương thức lây truyền:
	a/. Truyền ngang:
	-Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí)
	-Qua đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống)
	-Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hàng ngày
	-Qua vết cắn động vật hoặc côn trùng
	b/. Truyền dọc:
	Mẹ truyền cho con qua nhau thai hoặc lúc sinh nở và cho con bú
3/.Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut:
 - Bệnh đường hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản, cảm cúm, SARS..
	- Bệnh đường tiêu hóa: viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày
	- Bệnh hệ thần kinh: viêm não, viêm màng não, bại liệt
	- Bệnh lây qua đường tình dục: HIV, hecpet, viêm gan B
	- Bệnh ngòai da.: đậu mùa, mụn cơm, sởi
 Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao vi sinh vật dễ xâm nhập vào các vết thương hở mà khó xâm nhập vào nơi có vùng da lành?
- Tác dụng của các nhung mao (lông) ở mũi và tai
- Nước mắt có các vai trò gì?
Miễn dịch là gì?
II.MIỄN DỊCH:
Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch được chia thành 2 loại: miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu
 Hoạt động nhóm: gv chia lớp thành 12 nhóm
Gv phát phiếu học tập: so sánh sử khác nhau gữa miện dịch không đặc hiệu với miện dịch đặc hiệu 
Miễn dịch không
 đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu
Điều kiện để có miễn dịch
Cơ chế tác động
Tính đặc hiệu
	Gv cho hs hoàn trành phiếu trong 8’- 10’ và chính xác hóa kiến thức 
Miễn dịch không
 đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu
Điều kiện để có miễn dịch
 Là miễn dịch tự nhiên, mang tính bẩm sinh.
 Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập
Cơ chế tác động
 Ngăn cản không cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể
 Tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập
 Hình thành kháng thể làm kháng nguyên không hoạt động được
 Tế bào T độc tiêu diệt tế bào bị nhiễm, khiến virut không nhân lên được
Tính đặc hiệu
 Không có tính đặc hiệu
 Có tính đặc hiệu.
 4/.Củng cố: 
	Bệnh truyền nhiễm là gì?
	Các phương thức lậy truyền bệnh như thế nào?
	Miễn dịch là gì?phân biệt miện dịch không đặc hiệu với miện dịch đặc hiệu .
học sinh đọc phần đóng khung cuối bài và rút ra được:
 5/.Dặn dò về nhà:học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài, đọc phần “Em có biết” và chuẩn bị các bài cũ để tiết sau ôn tập
 	 Tiết 34 - 	 ÔN TẬP HỌC KÌ II
I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC: sau khi học xong bài này, học sinh phải:
-Nêu được và khái quát hóa các kiểu dinh dưỡng
-Trình bày được sự sinh trưởngcủa vi sinh vật
-Nêu được khái niệm và ví dụ minh họa cho từng khái niệm
.
II/.CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1/.Giáo viên:
-Tranh vẽ phóng to hình 33 SGK
2/.Học sinh:
-Đọc trước các bài ở nhà
IV/.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1/.Ổn định lớp:
 2/.Kiểm tra bài cũ:
 a/.Bệnh truyền nhiễm là gì?Các phương thức lậy truyền bệnh như thế nào?
b/.Miễn dịch là gì?phân biệt miện dịch không đặc hiệu với miện dịch đặc hiệu 
 3/.Ôn tập:
I. Chuyến hóa vật chất và năng lượng. 
1/. Các kiểu dinh dưỡng:
-Quang tự dưỡng
-Hóa tự dưỡng
-Quang dịdưỡng
-Hóa dị dưỡng
2/.Hô hấp và lên men:
-Hô hấp hiếu khí
-Hô hấp kị khí
-Lên men
II.Quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
-Ứng dụng tổng hợp:
-Ứng dụng phân giải:
III.sinh trưởng vi sinh vật.
1/.Nuôi cấy không lien tục
2/.Nuôi cấy lien tục
IV.Sinh sản vi sinh vật:
-Sinh sản vi sinh vật nhân sơ
-Sinh sản vi sinh vật nhân thực
V.Virut.
-Đặc điểm chung
-Cấu tạo
-Hình thái
-Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
 5/.Dặn dò về nhà:học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài, đọc phần “Em có biết” trong mỗi bài học để chuẩn bị thi học kì
	Tiết 35. THI HỌC KÌ II

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh hoc 10 cb.doc