Giáo án Sinh học 10 cơ bản cả năm (2)

Giáo án Sinh học 10 cơ bản cả năm (2)

TÊN BÀI DẠY:PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I/ Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này HS phải

1. Kiến thức:

- Nêu được tổ chức và nguyên tắc thứ bậc trong thế giới sống.

- Trình bày đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

- Giải thích tại sao tế bào là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

2. Kỷ năng:

- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

- Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

 

doc 121 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 cơ bản cả năm (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần:
Ngày dạy: Tiết phân phối:
TÊN BÀI DẠY:PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I/ Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này HS phải
1. Kiến thức:
- Nêu được tổ chức và nguyên tắc thứ bậc trong thế giới sống. 
- Trình bày đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. 
- Giải thích tại sao tế bào là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.
2. Kỷ năng:
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học. 
- Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. 
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
II. Phương pháp:
- Vấn đáp - giảng giải - thảo luận nhóm. 
III. Đồ dùng dạy - học:
 GV:+ Tranh ảnh liên quan đến bài học như: tế bào, cấu tạo lông ruột, cấu tạo tim.
 	 + Tranh phóng to SGK.
 HS: Vở và SGK
IV. Tổ chức dạy và học bài mới:
 1. Ổn định lớp (3)
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
 * Kiểm tra bài cũ: không có 
 * Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới: Vở soạn bài 
 3. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các cấp tổ chức của thế giới sống
GV: Cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
H: SV khác với vật vô sinh ở những điểm nào ?
H: Học thuyết tế bào cho biết những điều gì?
GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. 
GV: Nêu tiếp câu hỏi:
H: Hãy cho biết các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống?
H: Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật 
GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
GV: Cho HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 
H: Thế nào là nguyên tắc thứ bậc?
H: Thế nào là đặc tính nổi trộn? Cho ví dụ 
H: Đặc điểm nổi trội do đâu mà có?
H: Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là gì? 
GV : Nêu vấn đề 
H: Hệ thống mở là gì?
H: Sinh vật với môi trường có mối quan hệ như thế nào?
 Liên hệ: Làm thế nào để sinh vật có thể sinh trưởng phát triển tốt nhất trong môi trường?
H: Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh bệnh?
H: Nếu trong các cấp tổ chức sống không tự điều chỉnh được cân bằng nội môi thì điều gì sẽ xảy ra?
H: Vì sao sự sống tiếp diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác?
GV: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
HS: Nghiên cứu SGK trang 6. 
Thảo luận nhóm trả lời và nêu được. 
+ Sinh vật có các biểu hiện sống như trao đổi chất, sinh sản.
+ Sinh vật có nhiều mức độ tổ chức cơ thể. 
+ Sinh vật được cấu tạo từ tế bào. 
HS: Nghiên cứu thông tin SGK /trang 6 quan sát Hình 1 SGK 
+ Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời 
+ Cử đại diện nhóm trình bày kết quả, cả lớp bổ sung. 
HS: Nghiên cứu SGK trang 8.
+ Trao đổi nhóm nhanh trả lời câu hỏi.
+ Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp, cả lớp bổ sung. 
HS: Nghiên cứu SGK trang 8
+ Trao đổi nhóm nhanh trả lời câu hỏi.
+ Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp, cả lớp bổ sung. 
HS: Nghiên cứu SGK trao đổi nhóm trình bày câu hỏi. 
HS: Trong chăn nuôi hay trồng trọt→ tạo điều kiện thuận lợi về nơi ở, thức ăn cho sinh vật phát triển. 
HS: Trẻ em ăn nhiều thịt không bổ sung rau xanh dẫn đến bệnh béo phì. 
+ Trẻ thiếu chất sẽ bi bệnh suy dinh dưỡng. 
+ Hệ nội tiết, hệ thần kinh điều hòa cân bằng cơ thể. 
I Các cấp tổ chức của thế giới sống
+ Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bật chặt chẽ. 
+ Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. 
+ Các cấp tổ chức cơ bản của tổ chức sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. 
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống 
 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc 
 + Nguyên tắc thứ bậc: là tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. 
 + Đặc điểm nổi trội: là đặc điểm của một cấp tổ chức nào đó được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu tạo nên chúng. Đặc điểm này không thể có được ở cấp tổ chức nhỏ hơn. 
+ Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống là: Trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội mô, tiến hóa tiến hóa thích nghi với môi trường sống.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh 
+ Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường. 
+ Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. 
+ Khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống. 
+ Khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì điều hòa cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển. 
3 Thế giới sống liên tục tiến hóa 
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
- Các sinh vật trên trái đất có chung nguồn gốc. 
V. Kiểm tra đánh giá:
 	- HS đọc kết luận SGK trang 9.
 	- Chứng minh sinh vật tự họat động và tự điều chỉnh, thế giới sống thống nhất là do được tiến hóa từ tổ tiên chung. 
VI. Dặn dò:	
 - Học bài cũ và trả lời câu hỏi SGK.
 - Xem bài mới.
VII. Rút kinh nghiệm:
- Cho học sinh lấy ví dụ nhiều hơn và cần có tranh ảnh nhiều hơn để HS quan sát.
Ngày sọan: Tuần:
Ngày dạy: Tiết phân phối:
 TÊN BÀI DẠY: BÀI 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
 I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS phải:
 1. Kiến thức:
 	+ Nêu được khái niệm về giới sinh vật
 	+ Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống sinh giới)
 	+ Nêu được những đặc điểm chính của mỗi sinh vật 
2. Kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ hình vẽ. 
+Kỷ năng khát quát hóa kiến thức. 
3. Thái độ:	 
+ Có lòng say mê và yêu thích môn sinh học 
II. Phương pháp:
	+ Vấn đáp - giảng giải - thảo luận nhóm
III. Đồ dùng dạy - học:
 GV: 	+ Tranh phóng to hình 2 SGK Trang 10 - Phiếu học tập 
 HS:	+ Vở soạn và SGK
V. Tổ chức dạy và học bài mới:
1. Ổn định lớp (3)
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS:
 * Kiểm tra bài cũ:	 
* Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc nào?
	A/ Thứ bậc (tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn).
	B/ Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc diểm của tổ chức sống thấp mà còn có đặc tính nổi trội (mà cấp dưới không có).
	C/ Tổ chức sống cao hơn phân bố trong phạm vi rộng lớn hơn. 
	D/ Cả A và B
Câu 2: 	Đặc điểm của thế giới sống?
	A/ Không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường 
	B/ Là hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh 
	C/ Là hệ thống duy nhất trên hành tinh 
 D/ Cả A và B
Câu 3: 	Đặc điểm chung của tất cả các loài sinh vật?
	A/ Chúng sống trong những môi trường giống nhau 
	B/ Chúng đều được cấu tạo từ tế bào 
	C/ Chúng đều có chung một tổ tiên 
	D/ Cả A và B 
* Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới: Vở sọan bài 2, phiếu học tập đặc điểm chung của 5 giới.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu giới và hệ thống phân loại 5 giới 
GV: Viết sơ đồ lên bảng 
+ Giới - Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi loài 
GV: Nêu câu hỏi
H: Giới là gì? Cho ví dụ 
GV: Nhận xét bổ sung hoàn thiện kiến thức. 
GV: Cho HS quan sát sơ đồ hệ thông 5 giới sinh vật. 
H: Giới được phân thành mấy giới? là những giới nào?
GV: Nhận xét bổ sung hoàn thiện kiến thức. 
Mục tiêu: 
+HS nắm được khái niệm giới
+Hiểu và trình bày được hệ thống phân loại 5 giới sinh vật 
GV: Hoạt động 2: Tìm hiểu chính đặc điểm của mỗi giới 
GV: Cho HS quan sát tranh đại diện của 5 giới để nhớ lại kiến thức. 
GV: Yêu cầu: 
HS hoàn thành phiếu học tập về đặc điểm của 5 giới. 
GV: Treo phiếu học tập lên bảng 
GV: Nhận xét và hoàn thành phiếu học tập cho hoàn chỉnh. 
Mục tiêu: 
+ HS chỉ rõ đặc điểm cơ bản của mỗi giới về tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng
HS: Quan sát sơ đồ kết hợp với kiến thức sinh học lớp dưới và nêu dược:
+ Giới là đơn vị cao nhất 
+ Giới thực vật và giới động vật 
HS: Quan sát tranh SGK trả lời.
HS : Quan sát tranh hình SGK 
+ Nghiên cứu SGK trang 10 ,11, 12 .
+ Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 
+ Cử đại diện các nhóm lên bảng ghi đặc điểm của giới 
I/ Giới và hệ thống 5 loại giới 
1 Khái niệm giới 
- Giới trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. 
2. Đặc điểm của mỗi giới 
- Hệ thống phân loại 5 giới được chia thành 5 giới: 
+ Giới khởi sinh
+ Giới nguyên sinh 
+ Giới nấm 
+ Giới thực vật 
+ Giới động vật 
II / Đặc điểm chính của mỗi giới:
Đáp án phiếu học tập
 Giới
Nội dung 
Khởi sinh 
Nguyên sinh
Nấm
Thực vật
Động vật
1 Đặc điểm 
- Loại tế bào (nhân thực, nhân sơ)
- Mức độ tổ chức cơ thể 
- Kiểu dinh dưỡng 
- Sinh vật nhân sơ
- Kích thước nhỏ 1- 5Mm
- Sống hoại sinh hoặc kí sinh
- 1 số có khả năng tổng hợp chất hữu cơ
-Sinh vật nhân thực 
-Cơ thể đơn bào hay đa bào , có loài có diệp lục 
- Sống dị dưỡng hoại sinh
- Tự dưỡng
-Sinh vật nhân thực 
- Cơ thểđơn bào hay đa bào 
- Cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin
- Không có lục lạp,lông, roi
- Dị dưỡng hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh
-Sinh vật nhân thực 
- Sinh vật đa bào 
- Sống cố định
- Có khả năng cảm ứng chậm 
- Có khả năng quang hợp 
-Sinh vật nhân thực
-Sinh vật đa bào 
- Có khả năng di chuyển
- Có khả năng cảm ứng nhanh
- Sống dị dưỡng
2 Đại diện 
- Vi khuẩn
- Vi sinh vật cổ
( Sống ở nhiệt độ 0O→1000C
Độ muối 26 5 %)
- Tảo đơn bào đa bào 
- Nấm nhầy - ĐVNS: trùng đế giày
Trùng biến hình
- Nấm men -nấm sợi
- Địa y: (nấm + tảo)
- Rêu 
- Quyết, hạt trần, hạt kín 
( thể bào tử chiếm ưu thế)
- Ruột khoang, giun 
Dẹp, giun tròn, thân mềm, chân khớp, động vật có xương sống 
V. Kiểm tra đánh giá:
GV: Cho HS sắp xếp đặc điểm của các giới sinh vật vào từng giới sao cho phù hợp:
STT
Các giới sinh vật
Trả lời
Đặc điểm
1
Khởi sinh
 1 C
a) Tế bào nhân thực, đa bào phức tạp, tự dưỡng, sống cố định.
2
Nguyên sinh
 2 D
b) Tế bào nhân thực, đa bào phức tạp, dị dưỡng hoại sinh, sống cố định.
3
Nấm
 3 A
c) Tế bào nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
4
Thực vật
 4 B
d) Tế bào nhân thực, đơn bào, đa bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
5
Động vật
 5 E
e) Tế bào nhân thực, đa bào phức tạp, dị dưỡng, sống di chuyển.
VI. Dặn dò:
- Học bài cũ và trả lời câu hỏi SGK / Trang 13
- Xem trước bài 3/trang 15
VII. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : Tuần:
Ngày dạy: Tiết phân phối:
TÊN BÀI DẠY:	PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO
 CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
BÀI 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
+ Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
+ Nêu được vai trò của nguyên tố vị lượng đối với tế bào. 
+ Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hóa của nước. 
+ Trình bày vai trò của nước đối với tế bào. 
2. Kỷ năng:
+ Rèn luyện kỷ năng so sánh - tổng hợp - quát sát tranh phát hiện kiến thức. 
3. Thái độ:	+ Có ý thức giữ gìn tài nguyên nước. 
II. Phương pháp:	+ Vấn đáp - thảo luận nhóm - giảng giải 
III. Đồ dùng dạy - học:
+ GV: 	Tranh hình SGK, bảng 3 SGV
+ HS: 	Vở sọan, SGK
V.Tổ chức dạy và học bài mới:
1. Ổn định lớp (3)
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS:
 * Kiểm tra bài cũ:
 H:	+ Nêu đặc điểm của mỗi giới sinh vật 
 * Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới: Vở bài tập 1,3 SGK Trang 12,13
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt độn ... ạn
Đặc điểm
Hấp thụ 
+ Vi rút bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt tế bào (nhờ mối liên kết hóa học đặc hiệu)
Xâm nhập 
+ Đối với pha gơ: Enzim lizôzim phá hủy thành tế bào → Bơm axit nuclêic vào tế bào chất, vỏ nằm ngoài 
+ Đối với vi rút động vật: Đưa cả nuclêôcapsitvaof tế bào chất → Cởi vỏ nhờ enzim để giải phóng axit nuclêic 
Tổng hợp 
+ Vi rút sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình 
Lắp ráp 
+ Lắp rắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo vi rút hoàn chỉnh 
Phóng thích 
+ Vi rút phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài → làm tế bào chết ngay (gọi là quá trình sinh tan)
+ Vi rút chui ra từ từ theo lối nảy chồi → tế bào vẫn sinh trưởng bình thường (gọi là quá trình tiềm tan) 
Hoạt động 2: Tìm hiểu HIV/AIDS 
GV: Cho HS đọc SGK/trang 120 để trả lời câu hỏi:
Câu 1: HIV là gì?
Câu 2: Tại sao nó HIV gây suy giảm miễn dịch ở người ?Hội chứng này dẫn dến hậu quả gì 
GV : Giảng giải: Một số bệnh nhân khi bị nhiễm HIV sẽ bị nhiễm bệnh cơ hội và chết. Do các bệnh cơ hội gây nên 
GV: Nhận xét và hòan thiện kiến thức 
GV: Cho HS đọc thông tin và tìm hiểu thực tế về tờ rơi bệnh HIV 
Câu 3: HIV lây nhiễm qua con đường nào?
Câu4: Trình bày các giai đọan phát triển của bệnh AIDS?
GV: Nhận xét và hòan thiện kiến thức 
GV: Đưa ra tranh ảnh về HIV / AIDS và hỏi:
Câu 5 : Các đối tượng nào thường xếp vào nhóm có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cao nhất?
Câu 6: Tại sao nhiều người không hay biết mình bị nhiễm HIV .Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã hội?
Giải thích sơ đồ sau: Ma túy → HIV/AIDS → Chết 
GV: Nêu câu hỏi tiếp:
Câu 7: Làm thế nào dể phòng tránh HIV? 
Câu 8: Liên hệ thực tế về công tác tuyên truyền phòng tránh HIV?
GV: Nhận xét và bổ sung kiến thức 
HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
+ Trao đổi nhóm nhanh 
+ Cử đại diện trình bày câu trả lời, lớp nhận xét
HS: Vận dụng kiến thứ thực tế và kết hợp với SGK đưa ra câu trả lời 
+ Tham gia trao đổi nhóm thống nhất ý kiến 
+ Cử đại diện trình bày câu trả lời 
HS: Thảo luận nhóm nhanh và nêu được:
- Đối tượng lây nhiềm HIV cao nhất là gái mại dâm, tiêm chích ma túy..
- Người bị nhiễm HIV không biết vì không có biểu hiện, nhưng có khả năng lây lan (truyền cho người khác).
- Người dùng ma túy ban đầu là hút sau đó nặng hơn tiêm chích và dùng chung xơ- lanh nên bị nhiễm HIV và sẽ dẫn đến bệnh AIDS rrồi chết.
HS: Vận dụng kiến thức thực tế và trả lời câu hỏi 
HS: Tìm hiểu thực tế thông qua sách báo, truyền hình để trả lời 
II. HIV/AIDS 
+ HIV gây suy giảm miễn dịch ở người 
+ HIV có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphôT4), làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể 
+ Vi sinh vật cơ hội: Là vi sinh vật lợi dụng luca cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công 
+ Bệnh cơ hội: bệnh do vi sinh vật cơ hội gây nên 
Ví dụ: lao phổi, viêm màng não....
2 Các con đường lây nhiễm 
+ Qua đường máu : truyền máu , tiêm chích ma túy ...
+ Qua đường sinh dục 
+ Do mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con qua nhâu thai hoặc qua sữa mẹ 
3 Các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS 
+ Giai đoạn sơ nhiễm: 2 tuần → 3 tháng, không biểu hiện triệu chưng hoặc biểu hiện nhẹ 
+ Giai đoạn không triệu chứng: 1 năm → 10 năm. Số lương tế bào Lim phô T - CD4 giảm dần. 
+ Giai đoạn biểu hiện điển hình của AIDS. Các bệnh cơ hội xuất hiện: sốt rét, sút cân, tiêu chảy, lao, mất trí... rồi chết 
4. Biện pháp phòng tránh:
+ Sống lành mạnh chung thủy một vợ một chồng 
+ Loại trừ tệ nạn xã hội 
+ Vệ sinh y tế theo quy trình nghiêm ngặt 
V. Kiểm tra đánh giá:
 * Chọn câu trả lời đúng nhất 
Câu 1 : Vi rút sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào tạo thành Axit nuclêic , prôtêin cho chúng là giai đoạn :
	A Hấp phụ 	B Sinh tổng hợp 	 C Xâm nhập D Lắp rắp 
Câu 2 : Ở người nhiễm HIV / AIDS thì vi rút loại này có nhiều trong :
	A Tinh dịch 	 	C Máu 
	B Máu , tinh dịch , dịch nhầy âm đạo 	 D Dịch nhầy âm đạo 
Câu 3 : Đối với nhưng người bị nhiệm HIV , chúng ta cần làm gì :
	A Tránh xa họ và không tiếp xúc 	
 B Chia sẻ động viên họ vượt qua mặc cảm 
	C Giúp họ sống có ích và lành mạnh 
	D Cả B và C 
VI. Dặn dò : 
+ Học bài và trả lời câu hỏi SGK 
 + Xem bài mới ( Bài 31 ) 
VII. Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn :	Tuần :
Ngày dạy :	Tiết phân phối :
TÊN BÀI DẠY : 	BÀI 31 VI RÚT GÂY BỆNH , ỨNG DỤNG 
	CỦA VI RÚT TRONG THỰC TIỄN 
I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này HS phải
1. Kiến thức : 
+ Nêu được tác hại của vi rút đối với vi sinh vật , thực vật và côn trùng 
+ Nêu được nguyên lí và ứng dụng thực tiễn của kỉ thuật di truyền có sử dụng 
2. Kỷ năng : 
+ Rèn luyện kỷ năng phân tích, so sánh, khái quát kiến thức 
+ Vận dụng những kiến thức vào thực tế 
3. Thái độ :
+ Áp dụng những kiến thức đã học vào trong đời sống trồng trọt , chăn nuôi 
II. Phương pháp : 
+ Vấn đáp - thảo luận nhóm 
III. Đồ dùng dạy - học:
 GV: 	+ Hình 31 SGK, ảnh chụp một số bệnh do vi rút 
 HS: 	+ Đọc thông tin SGK 
IV. Tổ chức dạy và học bài mới
1. Ổn định lớp ( 3)
2. Kiểm tra bài cũ :
 Câu 1 : Trình bày 5 giai đoạn của quá trình nhân lên vi rút trong tế bào ?
 Câu 2 Thế nào là bệnh cơ hội và VSV gây bệnh cơ hội? HIV lây nhiễm qua những con đường nào?
3. Bài mới 
* Mở bài: Vi rút không chỉ gây hại ở người mà còn gây bệnh cho các đối tượng khác tức là gián tiếp ảnh hưởng tới đời sống con người. Tuy nhiên con người lợi dụng một số đặc tính mang lại lợi ích cho cuộc sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vi rút gây bệnh 
GV: Cho HS đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi 
Câu 1: Con người lợi dụng VSV để sản xuất những sản phẩm nào phục vụ đời sống?
Câu 2: Điều gì xảy ra nếu vi sinh vật bị vi rút tấn công?
Câu 3: Nguyên nhân gì khiến cho bình nuôi vi khuẩn đang đục bỗng nhiên trở nên trong?
GV: Nhận xét bổ sung hoàn thiện kiến thức 
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm 
Câu 4: Tại sao vi rút gây bệnh cho thực vật không xâm nhập được vào tế bào?
Câu 5: Vi rút xâm nhập vào tế bào như thế nào?
Câu 6: Để phòng bệnh cần có những biện pháp gì?
GV: Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức 
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK thảo luận nhóm Câu 7: Tại sao vi rút gây bệnh cho thực vật không tự xâm nhập được vào trong tế bào?
Câu 8: Vi rút xâm nhập vào tế bào như thế nào?
GV: Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức 
GV: Nêu câu hỏi tiếp
Câu 9: Cây bị nhiễm vi rút có biểu hiện như thế nào?
GV: Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức 
* Liên hệ biện pháp kĩ thuật:
Câu 10: Vi rút lan xa bằng cách nào?
Câu 11: Để phòng bệnh cầncó những biện pháp nào?
GV: Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức 
GV: Cho HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi.
Câu 12: Vi rút gây bệnh cho con trùng có những dạng nào? Và cách gây bệnh như thế nào?
GV: Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của vi rút trong thực tiễn 
GV: Cho HS nghiên cứu SGK và quan sát hình 31 SGK để trả lời câu hỏi:
Câu 8: Sản xuất chế phẩm sinh học dựa trên cơ sở nào ?
Câu 9: Quy trình sản xuất và vai trò của chế phẩm sinh học là gì?
Câu 10: Vì sao trong sản xuất nông nghiệp cần sử dụng thuốc trừ sâu từ vi rút ?
Câu 1: Thuốc trừ sâu từ vi rút có ưu điểm như thế nào?
GV: Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức 
HS: Dựa vào kiến thức đã học và SGK trang 121 trả lời , nêu được 
+ Con người sản xuất mì chính, thuốc kháng sinh 
+ Vi rút tấn công thì các quá trình sản xuất bị ngừng, ảnh hưởng tới đời sống.
HS: Trao đổi nhanh và nêu được.
- Bình nuôi vi khuẩn đang đục trở nên trong là do nhiễm pha gơ .phagơ nhân lên trong tế bào, phá vỡ tế bào. Tế bào chết lắng xuống làm cho môi trường trở nên trong - Vì vậy để tránh nhiễm phagơ, trong công nghiệp VSV cần phải :
+ Bảo đảm vô trùng trong quá trình sản xuất 
+ Giống vi sinh vật phải sạch 
+ Nghiên cứu tuyển chọn VSV kháng vi rút
HS: Nghiên cứu SGK, tóm tắt kiến thức trả lời câu hỏi → lớp nhận xét bổ sung 
+ Thành tế bào thực vật dày và không có thụ thể đặc hiệu để vi rút bám 
+ Vi rút xâm nhập nhờ vết xây sát, nhờ côn trùng, phấn hoa...
HS: Nghiên cứu và nêu ví dụ: bệnh khoa tây, bệnh khảm thuốc lá, xoăn lá cà chua, dưa chuột
HS: Nghiên cứu SGK kết hợp các kiến thức kĩ thuật nông nghiệp trả lời câu hỏi
HS: Nghiên cứu SGK, tìm kiến thức trả lời câu hỏi
+ Tham gia thảo luận nhóm thống nhất ý kiến câu trả lời 
+ Cử đại diện nhóm trình bày câu trả lời
HS: Nghiên cứu SGK / trang 123 hình 31 
+ Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
+ Cử đại diện trình bày câu trả lời, cả lớp bổ sung
HS: Nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức thực tế nêu được:
+ Độc hại của thuốc hóa học 
+ Lợi ích của biện pháp phòng trừ sinh học 
I Các vi rút kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng 
1. Vi rút kí sinh ở VSV (phagơ)
+ Khoảng 3000 loài 
+Vi rút kí sinh ở hầu hết VSV nhân sơ (xạ khuẩn, vi khuẩn) hoặc VSV nhân chuẩn (nấm men, nấm sợi)
+ Vi rút gây thiện hại cho ngành công nghiệp vi sinh như sản xuất kháng sinh, sinh khối thuốc trừ sâu sinh học, mì chính ...
2 Vi rút kí sinh thực vật 
(khoảng 1000 loài)
+ Qúa trình xâm nhập của vi rút vào thực vật 
+ Vi rút không có khả xâm nhập được vào thực vật 
+ Đa số vi rút xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng: hút nhựa cây bị bệnh rồi chuyển sang cây lành 
+ Một số vi rút xâm nhập qua vết xây sát, qua hạt phấn ...
* Đặc điểm cây bị nhiễm vi rút :
+ Sau khi nhân lên trong tế bào , vi rút lan sang các tế bào khác qua câu sinh chất 
+ Lá bị đốm vàng, đóm nâu, sọc hay vằn...Thân bị lùn hoặc còi cọc 
* Cách phòng bệnh cho vi rút:
+ Chọn giống cây sạch bệnh
+ Vệ sinh đồng ruộng 
+ Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh (các loại bọ trĩ, bọ rầy )
3 Vi rút kí sinh ở côn trùng 
+ Vi rút kí sinh và gây bệnh cho côn trùng khi đó côn trùng là vật chủ
+ Vi rút tồn tại trong côn trùng trước và sau khi gây nhiễm vào cơ thể khác, khi đó côn trùng là ổ chứa 
+ Tùy loại vi rút mà chúng có thể ở dạng trần hoặc nằm trong bọc prôtêin đặc biệt dạng tinh thể gọi là thể bọc 
II. Ứng dụng của vi rút trong thực tiễn 
1. Trong sản xuất các chế phẩm sinh học (Interferon - IFN) 
* Cơ sở khoa học 
+ Pha gơ có chứa đọan gen không quan trọng có thể cắt bỏ không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên 
+ Cắt bở gen của pga gơ thay bằng các gen mong muốn 
Dùng pha gơ làm vật chuyển gen 
* Quy trình: SGK 
2. Trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu từ vi rút 
+ Vi rút có tính đặc hiệu cao , chỉ gây hại cho một số sâu nhất định, không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích 
+ Dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ 
V. Kiểm tra đánh giá:
* Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng Chọn ( A, B, C, D ):
Câu 1 : Vi rút kí sinh gây bệnh cho VSV được gọi là :
	A Viroit	B Virion	C Phagơ	D Prion 
Câu 2 : Các bệnh vi rút thường gặp ở người do muỗi truyền là :
	A Sốt rét 	
B Sốt xuất huyết , sốt rét 
	C Viêm não nhật bản , sốt xuất huyết 
	D Viêm não nhật bản , sốt xuất huyết , sốt rét 
Câu 3 :Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học có chứa vi rút :
	A Đặc hiệu cao 	
B Không gây độc cho người , môi trường 
C Dễ bảo quản , sản xuất , giá thành thấp 
D Cả A, B, C 
VI. Dặn dò:
+ Học bài cũ và trả lời câu hỏi cuối bài 
+ Xem bài mới (bài 32)
 VII. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh hoc 10(2).doc