Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài học này, học sinh phải:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (Hệ thống 5 giới của Whittaker và Margulis)
- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực
vật và giới Động vật).
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ.
3. Về thái độ:
- Thể hiện rõ quan điểm sinh giới thống nhất từ một nguồn gốc chung.
- Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Học sinh: Đọc và nghiên cứu kĩ nội dung bài 2 Sgk
2. Giáo viên: tranh vẽ theo H2 Sgk, bảng phụ, phiếu HT theo hình vẽ trang 21 Sgv
Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười Trường THPT Nam Sách II Năm học 2008 - 2009 -4- Ngày soạn:22/08/2008 - Tiết 2 - Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài học này, học sinh phải: 1. Về kiến thức: - Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (Hệ thống 5 giới của Whittaker và Margulis) - Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật). 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ, hình vẽ. 3. Về thái độ: - Thể hiện rõ quan điểm sinh giới thống nhất từ một nguồn gốc chung. - Có ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Học sinh: Đọc và nghiên cứu kĩ nội dung bài 2 Sgk 2. Giáo viên: tranh vẽ theo H2 Sgk, bảng phụ, phiếu HT theo hình vẽ trang 21 Sgv III. Tiến trình tổ chức dạy học A. Ổn định tổ chức - kiểm tra sĩ số B. Kiểm tra bài cũ: 1. Hãy nêu các cấp độ tổ chức của hệ thống sống? Vì sao nói TB là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống sống? 2. Nguyên tắc thứ bậc được thể hiện như thế nào? Cho một ví dụ minh hoạ. C. Các hoạt động dạy - học Nội dung giảng dạy Hoạt động của giáo viên - học sinh I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới 1. Khái niệm giới - Khái niệm: Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. - Các đơn vị phân loại: Giới → ngành → bộ → họ → chi (giống) →loài 2. Hệ thống phân loại 5 giới - Giới Khởi sinh Monera - Giới Nguyên sinh Protista - Giới Nấm Fungi - Giới Thực vật Plantae - Giới Động vật Animalia Hoạt đông I: Tìm hiểu khái niệm Giới và hệ thống phân loại 5 giới sinh vật. - HS đọc kĩ Sgk, n/c nội dung và trả lời câu hỏi: Giới là gì? - CH: Thế giới sống được phân loại thành các nhóm theo trình tự nào? - GV: Người được xếp vào các đơn vị phân loại nào? Khỉ và người có cùng và khác nhau ở các bậc phân loại nào? ☺Người: giới Động vật, ngành có dây sống, ngành phụ có xương sống, lớp Động vật có vú, bộ Linh trưởng, họ Người, giống người Homo, loài người Homo sapiens. - GV treo tranh về hệ thống phân loại 5 giới và đặt câu hỏi: + Whittaker & Margulis chia thế giới sống thành mấy giới? + Cấu tạo TB của mỗi giới có đặc điểm gì? Monera: nhân sơ Các giới khác: nhân thực - GV lưu ý: Đây không phải là hệ thống phân loại duy nhất và đúng nhất. Có nhiều hệ thống phân loại khác nhau và tuỳ quan điểm của mỗi người mà chọn hệ thống phân loại hợp lí. Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười Trường THPT Nam Sách II Năm học 2008 - 2009 -5- II. Đặc điểm chính của mỗi giới 1. Giới Khởi sinh (Monera) - Đại diện: gồm các vi khuẩn - Cấu tạo TB: nhân sơ, kích thước rất nhỏ - Nơi sống: đất, nước, không khí, cơ thể khác - Phương thức sống: quang tự dưỡng, hoá tự dưỡng, hoại sinh, kí sinh 2. Giới Nguyên sinh (Protista) a. Tảo - Cấu tạo: nhân thực đơn bào hay đa bào - Phương thức sống: quang tự dưỡng nhờ sắc tố quang hợp - Nơi sống: dưới nước b. Nấm nhầy - Cấu tạo TB: nhân thực - Tồn tại ở hai pha: đơn bào và hợp bào - Phương thức sống: dị dưỡng hoại sinh c. Động vật nguyên sinh - Cấu tạo: nhân thực, đơn bào - Phương thức sống: dị dưỡng 3. Giới nấm (Fungi) - Đặc điểm chung: TB nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành TB chứa kitin - Hình thức sinh sản: Hữu tính hoặc vô tính. 4. Giới Thực vật (Plantae) 5. Giới Động vật (Animalia) Hoạt đông II: Tìm hiểu đặc điểm chính của mỗi giới SV - CH: Em hãy nêu các đặc điểm cơ bảnvề giới Khởi sinh? GV hướng dẫn học sinh nêu theo các yêu cầu (đại diện, Cấu tạo TB, nơi sống, phương thức sống) - CH: Protista được chia thành mấy nhóm? Đặc điểm của mỗi nhóm như thế nào? - HS nghiên cứu Sgk và trả lời câu hỏi - GV gọi một số HS trả lời về đặc điểm từng nhóm GV phân tích khái niệm hợp bào - Kể một số loại ĐV nguyên sinh mà em biết hoặc đã học (Trùng roi, trùng giày, trùng amip, trùng sốt rét, trùng kiết lị ) - CH: Giới Nấm có những đặc điểm cơ bản gì? - CH: Hãy lấy VD về một số loại nấm thuộc các kiểu dị dưỡng nêu trên? + Nấm rơm, mộc nhĩ → dị dưỡng hoại sinh + Nấm gây bênh hắc lào, lang ben → kí sinh + Nấm cộng sinh với tảo → địa y - GV phát PHT và yêu cầu: Em hãy nghiên cứu Sgk trang 11 &12 và hoàn thành phiếu học tập. - GV chia lớp thành 4 nhóm, nhóm 1&2 nghiên cứu giới Thực vật, nhóm 3 & 4 nghiên cứu giới Động vật - HS nghiên cứu nội dung Sgk và trả lời câu hỏi, điền PHT theo sự hướng dẫn của GV - CH: + Mỗi giới có đặc điểm chung như thế nào? + Giới đó được chia thành mấy ngành? Kể tên? + Chúng có vai trò gì với sinh giới cũng như đời sống con người? - GV gọi HS một số nhóm lên hoàn thành nội dung và gọi các HS khác nhận xét - GV treo bảng thông tin phản hồi để HS so sánh D. Củng cố - Hệ thống lại các giới sinh vật bằng sơ đồ Hình 2 SGK - GV gọi học sinh trả lời các câu hỏi 1 và 3 - Sgk (câu 1- đáp án b, câu 3 - đáp án d) Giáo án sinh học 10 - Đỗ Văn Mười Trường THPT Nam Sách II Năm học 2008 - 2009 -6- - Sử dụng phiếu HT cho HS so sánh các giới. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và cử nhóm trưởng + Nhóm 1: điền các nội dung giới Khởi sinh, giới Nấm + Nhóm 2: điền các nội dung giới Nguyên sinh + Nhóm 3: điền các nội dung giới Thực vật + Nhóm 4: điền các nội dung giới Động vật Giới Đặc điểm Đại diện Nhân sơ Nhân thực Đơn bào Đa bào Tự dưỡng Dị dưỡng Khởi sinh Vi khuẩn + + + + Tảo + + + + Nấm nhầy + + + Nguyên sinh ĐV Ng.sinh + + + + Nấm men + + + Nấm sợi + + + Nấm Nấm đảm + + + Thực vật Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín + + + Động vật Thân mềm, Ruột khoang, CDS + + + (HS điền dấu + vào nội dung đúng, còn lại bỏ trống) - HS thực hiện trên phiếu chưa có dấu E. Hướng dẫn về nhà - Trả lời câu hỏi 2 - Sgk vào vở bài tập - Đọc và nghiên cứu kĩ bài 3 “Các nguyên tố hoá học và nước” PHỤ LỤC 1. PhiÕu häc tËp Các chỉ tiêu so sánh Giới Đặc điểm chung Các ngành chính Vai trò Giới Động vật Giới Thực vật 2. THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP Các chỉ tiêu so sánh Giới Đặc điểm chung Các ngành chính Vai trò Giới Thực vật SV đa bào nhân thực, sống tự dưỡng nhờ quang hợp, thành TB cấu tạo từ xenlulôzơ, sống cố định, phản ứng chậm Gồm 4 ngành chính: Rêu, Quyết, Hạt trần và Hạt kín Cung cấp thức ăn cho người và động vật, điều hoà khí hậu, hạn chế lũ lụt, xói mòn, hạn hán nên có vai trò quan trọng Giới Động vật Sinh vật đa bào nhân thực, sống dị dưỡng, di chuyển được, có khả năng phản ứng nhanh Gồm 9 ngành: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai, ĐVCDS Góp phần làm cân bằng hệ sinh thái và cung cấp các nguyên liệu, thức ăn cho con người
Tài liệu đính kèm: