Giáo án Sinh học 10 bài 1 đến 5

Giáo án Sinh học 10 bài 1 đến 5

Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA CƠ THỂ SỐNG

(Tiết PP: 01)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

-Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.

-Giải thích được tại sao tế bào là đơn vị tổ chức thấp nhất của cơ thể sống.

-Trình bày được đặc điểm chung của các cấo tổ chức sống.

-Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp , kĩ năng học tập theo nhóm và làm việc độc lập.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

-Tranh vẽ sơ đồ về các cấp tổ chức của cơ thể sống.

-Các phiếu học tập

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

-Phương pháp quan sát, phân tích tranh vẽ.

-Phương pháp nêu vấn đề.

-Tổ chức hoạt động nhóm.

 

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2660Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 bài 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA CƠ THỂ SỐNG
(Tiết PP: 01)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.
-Giải thích được tại sao tế bào là đơn vị tổ chức thấp nhất của cơ thể sống.
-Trình bày được đặc điểm chung của các cấo tổ chức sống.
-Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp , kĩ năng học tập theo nhóm và làm việc độc lập.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Tranh vẽ sơ đồ về các cấp tổ chức của cơ thể sống.
-Các phiếu học tập
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
-Phương pháp quan sát, phân tích tranh vẽ.
-Phương pháp nêu vấn đề.
-Tổ chức hoạt động nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1/Phần mở bài:
2/Tiến trình bài mới:
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung
-SV khác với vật vô sinh ở những điểm nào?
(TĐC, sinh trưởng, phát triển,cảm ứng, thích nghi với môi trường)
-HS đọc SGK và cho biết tổ chức của thế giới sống gồm những tổ chức nào?
Þ Các cấp độ tổ chức của sự sống.
Nguyên tử ®phân tử ®đại phân tử ®bào quan ®tế bào ®mô ®cơ quan® hệ cơ quan ®cơ thể ®quần thể loài®quần xã ®hệ sinh thái ®sinh quyển.
-Đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống là gì?
(TB, mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên từ TB, TB có đầy đủ dấu hiệu đặc trưng của sự sống)
-Dựa vào H1/SGK thảo luận điền vào phiếu học tập:
Khái niệm
Nội dung
-Nguyên tử
-Phân tử
-Đại phân tử
-Bào quan
Khái niệm
Nội dung
-Mô
-Cơ quan
-Hệ cơ quan
ÞCơ thể là một thể thống nhất
-Dựa vào kiến thức đã học, phân biệt cơ thể đơn bào, đa bào qua bảng sau:
Cơ thể
Đặc điểm
-Đơn bào
-Đa bào
-Cho VD để phân tích các dấu hiệu của 1 quần thể SV?
(số lượng, cùng loài, cùng sống trong 1 khu vực xác đinh, vào cùng 1 thời điểm xác đinh và giữa các cá thể có mối quan hệ sinh sản, kiếm ăn)
Þkhái niệm quần thể, loài?
-Phân biệt quần thể và quần xã?
(QT chỉ gồm các cá thể cùng loài, có quan hêï hỗ trợ hay cạnh tranh với nhau để giữ vững trạng thái cân bằng của cả quần xã)
-Dựa vào kiêùn thức đã học ở THCS, nhắc lại khái niệm HST, sinh quyển?
Þ Sinh quyển là cấp tổ chức lớn nhất, cao nhất của hệ thống sống.
-Nguyên tắc thứ bậc là gì?
-Đặc điểm nổi trội do đâu mà có?
-VD về nguyên tắc thứ bậc?
(TB cấu tạo nên mô, các mô tạo thành cơ quan)
-SV với mt có mối quan hệ ntn?
(+ĐV lấy thức ăn, nước uống từ mt và thải chất cặn bã vào mt.
+Mt biến đổi (thiếu nước,) SV bị giảm sức sống dẫn tới tử vong.
+SV phát triển làm số lượng tăng nên mt bị phá hủy.)
-Cơ quan nào trong cơ thể người giữ vai trò chủ đạo trong điều hào cân bằng nội môi?
(Hệ nội tiết, hệ thần kinh)
-VS sức sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác?
(Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên DNA từ thế hệ này sang thế hệ khác).
-Tại sao tất cả các SV đều được cấu tạo từ TB?
(Các SV trên tái đất có chung nguồn gốc)
-VS cây xương rồng khi sống trên sa mạc có nhiều gai dài và nhọn?
(SV có thể phát sing các biến dị DT được CLTN chọn lọc nên thích nghi với mt và tạo nên 1 thế giới sống đa dạng và phong phú)
-Do đâu SV thích nghi với mt sống?
(SV không ngừng tiến hóa)
I/CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
Nguyên tử ®phân tử ®đại phân tử ®bào quan ®tế bào ®mô ®cơ quan® hệ cơ quan ®cơ thể ®quần thể loài®quần xã ®hệ sinh thái ®sinh quyển.
II.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG
1.Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
-Nguyên tắc thứ bậc: là tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
-Đặc điểm nổi trội: là đặc điểm của 1 cấp tổ chức nào đó được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu tạo nên chúng. Đặc điểm này không thể có được ở các cấp tổ chức nhỏ hơn.
2.Hệ thống mở và tự điều chỉnh
-Hệ thống mở: SV ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
-SV không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
-Khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.
3.Thế giới sống liên tục tiến hóa
Từ 1 nguồn gốc chung SV đã liên tục biến đổi (biến dị), chọn lọc tự nhiên chỉ giữ lại những SV có những biến đổi thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, kết quả là thế giới SV liên tục tiến hóa tạo nên sự đa dạng và phong phú như ngày nay.
3.Củng cố:
-Tổng kết lại hệ thống sống, cho HS xếp lại sơ đồ về các cấp tổ chức của hệ thống sống.
-Yêu cầu HS học kĩ phần ghi nhớ, liên hệ thực tế và lấy thêm ví dụ.
-Trả lời và làm bài tập cuối bài.
Bài 2: GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT
(Tiết PP: 02)
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được khái niệm giới.
-Nêu được 5 giới sinh vật cùng đặc điểm của từng giới. Mối quan hệ của các giới sinh vật.
-Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, so sánh và ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Sơ đồ hệ thống năm giới sinh vật (theo Whittaker và Magurlis)
- Sơ đồ cây phát sinh sinh vật (theo quan điểm khác)
-Các phiếu học tập
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
-Phương pháp quan sát, phân tích sơ đồ.
-Tổ chức hoạt động nhóm.
-Phương pháp giải quyết vấn đề.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1/Kiểm tra bài cũ:
2/Phần mở bài:
3/Tiến trình bài mới:
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung
-HS đọc SGK và cho biết “Giới “ là gì?
-Tìm VD về các giới đã học ở THCS?
-Quan sát sơ đồ SGK, cho biết có bao nhiêu giới theo hệ thống phân loại của Whittaker và Magurlis?	
-Giới thiệu một số hệ thống phân loại khác (HS đọc thêm ở mục “Em có biết”)
John Ray và Carl Von Linnaeus chia SV ra 2 giới là TV và ĐV.
Hệ thống 3 lĩnh giới (Domain):VSV cổ, Vi khuẩn và SV nhân thực.
-Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập.
I/ GIỚI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI 5 GIỚI
1.Khái niệm giới
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành SV có chung những đặc điểm nhất định.
2.Hệ thống phân loại năm giới
-Hệ thống 5 giới sinh vật:
+ Giới Khởi sinh (Monera)
+ Giới Nguyên sinh (Protista)
+ Giới Nấm (Fungi)
+ Giới Thực vật (Plantae)
+ Giới Động vật (Animalia)
II.ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÁC GIỚI SINH VẬT:
 Giới
Nội dung
Đặc điểm
Đại diện
Loại TB (nhân sơ hat nhân thực)
Mức độ tổ chức cơ thể
Kiểu ding dưỡng
Khởi sinh
SV 
nhân sơ
Kích thước nhỏ 1-5 micromet
Sống hoại sinh, kí sinh. 1 số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.
Nguyên sinh
SV nhân thật
Cơ thể đơn bào hay đa bào, có loài có diệp lục
Sống dị dưỡng (hoại sinh), tự dưỡng
Nấm
SV nhân thật
Cơ thể đơn bào hay đa bào. Cấu trúc dạng sợi , thành TB chứa kitin. Không có lục lạp, lông roi.
Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.
Thực vật
SV nhân thật
SV đa bào. Sống cố định. Có khả năng cảm ứng chậm. 
Có khả năng quang hợp.
Động vật
SV nhân thật
SV đa bào. Có khả năng di chuyển. Có khả năng phản ứng nhanh.
Sống dị dưỡng.
4/Củng cố:
-Hệ thống phân loại SV theo 5 giới, đặc điểm sai khác giữa các giới.
-Đọc kĩ phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi cuối bài.
Phần 2 - SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG I : THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC 
(Tiết PP: 03)
I/ MỤC TIÊU
-Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
-Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào.
-Phân biệt được nguyên tố đa lượng với nguyên tố vi lượng. 
-Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định đến các đặc tính lí hoá của nước.
-Nêu được vai trò sinh học của nước đối với TB và cơ thể.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích hình vẽ,tư duy so sánh, tổng hợp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Hình cấu trúc hoá học của phân tử nước.
-Hình mật độ của các phân tử nước ở trạng thái rắn và lỏng.
-Phiếu học tập.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
-Phương pháp nêu vấn đề.
-Phương pháp giải thích, minh hoạ.
-Tổ chức hoạt động nhóm.
- Phương pháp quan sát, phân tích sơ đồ.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1/Phần mở bài:
2/Tiến trình bài mới:
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung
-Kể tên các nguyên tố hoá học mà em biết?
-Kể tên các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể sống?
Þ Tính thống nhất về vật chất giữa giới vô cơ và giới hữu cơ ở cấp độ nguyên tử.
-Nguyên tố nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất?
-Vẽ biểu đồ hình tròn tỉ lệ các nguyên tố trong TB, dựa vào số liệu bảng 1 SGK/ 25.
-Đọc SGK, cho biết tại sao Cacbon là nguyên tố quan trọng nhất trong việc tạo nên sự đa dạng của đại phân tử hữu cơ?
-Cây trồng cần những nguyên tố nào? Làm thế nào để biết được nguyên tố đó là cần thiết đối với cây trồng?
Þgiải thích nguyên tố đa lượng, vi lượng.
(Nguyên tố đa lượng:T/p chất hữu cơ
Nguyên tố vi lượng: cấu trúc enzym hoặc các vitamin)
-Triệu trứng của những biểu hiện khi cây trồng thiếu hoặc thừa 1 nguyên tố nào đó?
-Có phải tất cả SV đều cần các nguyên tố sinh học như nhau (trừ 1 số nguyên tố chính: C, H, O, N)?
-Điền vào phiếu học tập:
Nhóm
Các nguyên tố xây dựng nên TB
Vai trò
Các nguyên tố chủ yếu
C, H, O, N
Là n/tố chủ yếu của các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc TB
Các nguyên tố đa lượng
Ca, P, S, Na, Cl, Mg
Có trong t/p chất hữu cơ
Các nguyên tố vi lượng
I, Zn, Mo, Mn, Cu
Là t/p cấu trúc bắt buộc của nhiều enzym.
-Quan sát hình 7.1SGK, mô tả cấu trúc hoá học của p/tử nước?
-Quan sát hình mật độ của các phân tử nước ở trạng thái rắn và lỏng Þ giải thích tính phân cực của nước và mối liên kết trong p/tử nước?
-Thảo luận, giải thích tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?
VD: nước chuyển từ rễ cây ®thân ®la thoát ra ngoài qua lỗ khítạo thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các p/tử nước.
-Nước có vai trò ntn đối với sự sống?
-Nếu thiếu nước SV có thể tồn tại được không?
-Quan sát hình 7.2, nêu vai trò của nước trong TB?
-Giải thích tại sao nước là 1 dung môi tốt?
(Dựa vào tính phân cực và khả năng tạo ra những liên kêt hiđrô của các p/tử nước để giải thích)
-Nước trong TB luôn được đổi mới. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3l nước/ngày.
-Hậu quả gì sẽ xảy ra nếu các ao hồ trong các thành phố và nông thôn đang bị lấp dần để xây dựng nhà cưả?
I/ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC CẤU TẠO NÊN TẾ BÀO
-Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể sống: O, C, H, N, Ca, P, K, Na, Cl, Mg
-Các nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố chủ yếu của các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc TB.
-C là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.
-Nguyên tố đa lượng là nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng khô của cơ thể lớn. (>0,01%)
ÚVai trò: Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, CH, lipit, axit nucleic là chất hóa học chính cấu tạo tên TB
 VD: C, H, O, N, P, K, Na, Ca
-Các nguyên tố chứa ít hơn gọi là các nguyên tố vi lượng (<0,01%)
ÚVai trò: Tham gia vào quá trình sống cơ bản của tế bào.
 VD: Mn, Zn, Mo
II/ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG TẾ BÀO
1.Cấu trúc và đặc tính hoá-lí của nước
-Cấu tạo hoá học đơn giản gồm:
02 nguyên tử Hiđrô liê kết cộng hoá trị vơi 1 nguyên tử Oxy Þ CTHH: H2O
-Nước có tính phân cực Þ các phân tử nước có thể liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô tạo nên cột nước liên tục (mạng lưới nước).
2.Vai trò của nước đối với tế bào
-Nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho họat động sống của TB và là môi trường cho các phản ứng sinh hoá xảy ra.
-Nước là thành phần chính cấu tạo nên tế bào.
-Nước tham gia vào các phản ứng hóa học trong chuyển hóa vật chất ở TB.
4/Củng cố:
-Các nguyên tố hoá học chính cấu tạo nên TB
-Tại sao TB khác nhau lại được cấu tạo chung từ 1 số nguyên tố nhất định?
-Tại sao khi đi tìm kiếm sự sống người ta tìm xem ở nơi đó có nước hay không?
-HS đọc phần tóm tắt và trả lời câu hỏi cuối bài.
Bài 4: CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT
(Tiết PP: 04)
I.MỤC TIÊU:
-Liệt kê được tên các loại đường đơn, đôi, đa và các loại lipit có trong cơ thể sinh vật.
-Nêu được vai trò của Cacbohiđrat và lipit trong tế bào và cơ thể.
-Phân biệt được saccarit và lipit về cấu tạo, tính chất và chức năng.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh để phân biệt các chất.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Cấu trúc một số Cacbohiđrat và 1 số lipit có trong cơ thể sinh vật.
-Phiếu học tập.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
-Phương pháp nêu vấn đề.
-Phương pháp giải thích, minh hoạ.
-Tổ chức hoạt động nhóm.
- Phương pháp hỏi đáp.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1/Phần mở bài:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Tiến trình bài mới:
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung
-Cacbohiđrat là gì?
Hecxô(glucoz, fructoz):6C–12H–6O
Pentoz (ribôz, đeoxyriboz,): 
 5C - 10H - 5O
-Kể tên các dạng đường đơn?
(Glucoz (đường nho), fructoz (đường quả), galactoz (đường sữa))
-Đường đơn có vai trò như thế nào?
-Phân biệt monosaccarit và disaccarit?
(Liên kết giữa 2 đường đơn trong disaccarit là liên kết glicozit bền vững).
-Nêu VD 1 số loại đường đôi?
(Saccaroz (đường mía), mantoz (đường mạch nha), lactoz (đường sữa))
-Cho biết đường đa có những loại nào? 
(glicogen, tinh bột, xenluloz, kitin)
-Tinh bột tồn tại ở đâu? Con người dùng tinh bột ở dạng nào?
-Giải thích tại sao khi ta ăn cơm càng nhai nhiều càng thấy vị ngọt?
-Giải thích tại sao thành xenluloz lại có cấu trúc vững chắc?
(cấu tạo mạch không nhánh ® tạo thành nhiều sợi chắc bền)
-Điền vào phiếu học tập:
I/ CACBOHIĐRAT (SACCARIT)
Cacbohiđrat là các chất hữu cơ được cấu tạo từ C, H, O. Gồm có đường đơn, đường đa.
1.Cấu trúc của Cacbohiđrat
a)Monosaccatir (đường đơn)
Đường 6 Cacbon gồm glucozơ, fructzơ, galactozơ.
b)Disaccatir (đường đôi)
Do 2 p/tử đường đơn (cùng loại hoặc khác loại) liên kết với nhau theo nguyên tắc đa phân nhờ liên kết glicozit bền vững.
c)Polisaccarit (đường đa)
-Gồm nhiều p/tử đường đơn liên kết với nhau.
-Tinh bột và glicogen có cấu trúc mạch phân nhánh còn xenluloz có cấu trúc mạch thẳng.
2.Chức năng của Cacbohiđrat
-Là nguồn NL dự trữ của TB & cơ thể.
-Cấu tạo nên TB &các bộ phận cơ thể.
-Tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác.
Loại cacbohiđat
Đại diện phổ biến
Vai trò với TB và cơ thể
Monosaccarit
(đường đơn)
Hexoz:Glucoz (đườngnho)
 fructoz (đườngquả)
 galactoz (đường sữa)
Là nguồn cung cấp năng lượng cho TB và cơ thể (phổ biến nhất là glucoz)
Pentoz: Riboz
 Deoxiriboz
Tham gia cấu tạo nên AND và ARN
Disaccarit
(đường đôi)
Saccaroz (đường mía) mantoz (đường mạch nha)
lactoz (đường sữa)
Tham gia cấu tạo nên AND và ARN
Polisaccarit
(đường đa)
Glicogen (ở ĐV)
Tinh bột (ở TV)
Là nguồn NL dự trữ ngắn hạn
Xenluloz
Cấu tạo nên thành TB TV
Kitin
-Là t/phần chính tạo nên bộ xương ngoài của ĐV (tôm, cua,côn trùng)
-Trong phẫu thuật dùng làm chỉ khâu.
-Tại sao khi mệt, uống nước đường (đặc biệt nước mía, nước hoa quả) người cảm thấy khoẻ hơn?
(đường cung cấp trực tiếp nguồn NL cho TB)
-Các loại lipit trong TB và cơ thể:
lipit đơn giản (mỡ, dầu, sáp)
lipit phức tạp (photpholipit, steroit)
-Đọc SGK, cho biết cấu trúc 1 lipit đơn giản? Phân biệt với glucoz?
-Tại sao về mùa lạnh hanh, khô, người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ?
(chống thoát hơi nước, giữ cho da mềm mại)
-Mỡ và dầu khác nhau ở những điểm nào? Tại sao?
-Dựa vào hình 4.2, hãy mô tả cấu trúc p/tử mỡ
-Tại sao ĐV ngủ đông (gấu) thường có lớp mỡ rất dày? (dự trữ NL)
II/ LIPIT
Là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ête, clorofooc.
1.Cấu trúc
-Mỡ và dầu: Gồm glixerol (1 loại rượu 3C) liên kết với 3 axit béo.
-Các photpholipit & steroit:
+Photpholipit có cấu trúc gồm 2 p/tử axit béo liên kết với 1 p/tử glixerol, vị trí thứ 3 của p/tử glixerol được liên kết với nhóm phophat.
+Steroit có chứa các n/tử kết vòng.
-Sắc tố và vitamin: vit là phân tử hữu cơ nhỏ. Sắc tố carotenoit.
2.Chức năng
-Mỡ & dầu là nguồn nguyên liệu dự trữ NL chủ yếu của TB.
-Photpholipit có vai trò cấu trúc nên màng TB.
-Steroit tham gia cấu tạo màng sinh chất và một số hoocmon.
-Sắc tố và vit: tham gia vào mọi họat động sống của cơ thể.
4/Củng cố:
	-Khái niệm đường đơn, đường đa.
-Phiếu học tập:
Dấu hiệu so sánh
Cacbohiđrat
Lipit
Cấu tạo
Tính chất
Vai trò
Bài 5: PROTEIN
 (Tiết PP: 05)
I.MỤC ĐÍCH
-Viết được CTTQ của axit amin.
-Phân biệt cấu trúc bậc 1, 2, 3 và 4 của Protein.
-Nêu được chức năng của các loại Protein. Đưa ra ví dụ minh hoạ.
-Rèn luyện tư duy khái quát, trừu tượng.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Sơ đồ cấu tạo của axit amin.
-Các bậc cấu trúc của Protein.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
-Phương pháp giải quyết vấn đề.
-Phương pháp phân tích, so sánh.
-Phương pháp hỏi đáp.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1/Phần mở bài:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Tiến trình bài mới:
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung
-Đọc SGK, cho biết Protein có cấu trúc ntn?
-Quan sát hình vẽ, hãy cho biết CTTQ của axit amin gồm những nhóm nào?
Þ Các aa có cấu tạo chỉ khác nhau ở gốc –R.
-Giới thiệu 1 số aa: valin, lơxin, lizin
-Tại sao chúng ta cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau?
-Cấu trúc bậc 1 của Protein là gì?
-Các aa liên kết với nhau nhờ kiên kết nào?
(liên kết peptid® chuỗi polipeptid)
aa-aa: đipepti
aa-aa-aa: tripeptid
aa-aa-aa-aa---aan: polypeptid
-Trong tự nhiên có hơn 20 loại aa khác nhau ở cấu trúc Þ Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các aa trong cấu trúc bậc 1 thể hiện tính đa dạng và đặc thù của protein.
-Quan sát hình 5.1 ® Các cấu trúc của protein.
-Căn cứ vào đâu có thể phân biệt được các cấp độ cấu trúc của protein?
(các loại lk ở từng bậc cấu trúc)
-Khi có tác động của nhiệt độ cao hoặc do độ pH không thích hợp thì protein có thể bị biến tính và trở nên mất hoạt tính chức năng.
-Đọc SGK, tìm những VD chứng minh vai trò quan trọng của protein?
Protein cấu trúc nên TB (VD: sợi côlagen tham gia cấu tạo nên các mô lk)
Protein là các enzym xúc tác các phản ứng TĐC (VD: lipaza, proteaza)
Protein hoôcmn có chức năng điều hoà TĐC (VD: insulin điều hoà đường trong máu)
Protein vận chuyển (VD:hêmôglubin) --Giới thiệu bảng tóm tắt chức năng protein.
I/ CẤU TRÚC CỦA PROTEIN
-Protein là hợp chất hữu cơ quan trọng nhất đối với cơ thể sống.
-Protein là phân tử có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các axit amin. (Có 20 loại aa)
-Protêin đa dạng, đặc thù do số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các aa.
1.Axit amin- đơn phân của protein
Một axit amin gồm có nhóm amin (-NH2) nhóm cacboxyl (-COOH) va øgốc cabonhidro (nhóm R).
2. Cấu trúc bậc một 
-Các axit amin liên kết với nhau bởi liên kết peptit tạo thành chuỗi polypeptid.
-Cấu trúc bậc một là số lượng và trình tự sắp xếp của các loại aa trong chuỗi pôlipeptit
3. Cấu trúc bậc hai
-Chuỗi pôlipeptit co xoắn lại hoặc nếp gấp tạo nên nhờ các lk Hiđro giữa các aa trong chuỗi với nhau.
4.Cấu trúc bậc 3 và bậc 4:
-Cấu trúc bậc 3 là hình dạng của p/tử protein trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại protein, tạo nên khối hình cầu.
-Khi protein có 2 hay nhiều chuỗi polypeptid khác nhau phối hợp với nhau để tạo phức hợp protein lớn hơn tạo nên cấu trúc bậc 4.
II/ CHỨC NĂNG CỦA PROTEIN
-Chức năng cấu trúc
-Chức năng là enzym xúc tác các p/ứng chuyển hoá vật chất
-Chức năng điều hoà sinh trưởng
-Chức năng vận động
-Chức năng nhận biết thông tin
-Chức năng bảo vệ
-Chức năng giá đỡ
-Chức năng thụ thể
4/Củng cố:
	-Các bậc cấu trúc của protein.
	-Tại sao khi đun nóng nước lọc cua thì có hiện tượng đóng thành từng mảng?
	-Tại sao chúng ta lại cần ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
-Đọc phần ghi nhớ SGK, trả lời câu hỏi cuối bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Sinh 10 Chuong 1 2 lam ki.doc