Giáo án Sinh 10 bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Giáo án Sinh 10 bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Bài 11:

VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm: khuếch tán, thẩm thấu, thẩm tách, các loại môi trường.

- Phân biệt được các hình thức vận chuyển Thụ động và chủ động, nhập bào và xuất bào.

- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, quan sát. So sánh và khái quát nội dung vấn đề.

- Làm được thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5571Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 10 bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soan: 08 / 11/ 2010
Người soạn: Thiên Cẩm Túy
Lớp:	Tiết :
	Bài 11:
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Mục tiêu:
Kiến thức:
Trình bày được khái niệm: khuếch tán, thẩm thấu, thẩm tách, các loại môi trường.
Phân biệt được các hình thức vận chuyển Thụ động và chủ động, nhập bào và xuất bào.
Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, quan sát. So sánh và khái quát nội dung vấn đề.
Làm được thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
Thái độ:
Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thưc tế trong đời sống.
Nội dung trọng tâm:
Cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động.
Một số khái niệm cơ bản: thẩm thấu, thẩm tách, khuếch tán.
Phương tiện dạy hoc:
Hình ảnh SGK phóng to.
Sơ đồ quá trình ẩm bào và thực bào.
Các dụng cụ mô tả thí nghiệm.
Hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp học:
Kiểm tra bài cũ:
Mô tả cấu trúc và chức năng màng sinh chất.
Nêu chức năng của chất nền ngoại bào.
Đặt vấn đề: 
- Khi pha trà bằng nước sôi, một lát sau thì ta thấy lá trà to ra, và nước có màu vàng. Và như chúng ta đã biết, tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài, nhưng khi vào tế bào thì các chất bị ngăn cản bởi màng sinh chất, đây là lớp màng mỏng, đàn hồi và có khả năng kiểm soát chất đi vào và đi ra khỏi cơ thể. Vậy thì tại sao lại có hiện tượng lá trà to ra và nước trà có màu vàng? Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này, chúng ta vào bài 11 : Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Tiến trình tổ chức bài học:
Hoạt động 1: Vận chuyển thụ động.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV đưa ra một số hiện tượng như sau:
- Nhỏ một vài giọt mực tím vào ly nước.
- Mở nắp lọ nước hoa.
GV cho HS đưa ra nhận xét về hiện tượng mà HS cảm nhận được.
GV nhận xét: Do mực tím khuếch tán vào nước làm cho nước có màu, còn nước hoa khuếch tán vào kông khí làm mùi thơm lan tỏa. 
- Vậy khuếch tán: Sự chuyển động của các chất phân tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Để tìm hiểu sự chuyển động của nước, các chất hòa tan qua màng Tế bào người ta thực hiện thí nghiệm sau:
Ví dụ: Lấy 1 phễu thủy tinh có cuốn dài, bịt kín miệng phễu bằng một tờ giấy keo, cho vào trong phễu dung dịch CuSO4 20%, úp ngược vào trong một chậu nước cất.
- GV nhận xét: Nước cất trong chậu thấm qua màng keo vào phễu do bị chất CuSO4 thu hút vào. CuSO4 cũng thấm qua màng keo để ra ngoài, cuối cùng phân phối đều trong chậu và phễu. Hiện tượng nước từ trong chậu vào phễu gọi là sự thẩm thấu.
- Sự thẩm thấu xảy ra khi có chênh lệch nồng độ giữa dung dịch trong và ngoài môi trường.
Vậy: Thế nào là thẩm thấu? Tại sao dưa kiệu ngâm vào nước đường, sau một thời gian dưa kiệu có vị chua ngọt, nước cũng có vị chua ngọt. 
Tại sao uống nhiều nước biển có hại cho cơ thể? 
- Còn các chất đi từ trong phễu ra ngoài chậu nước gọi là thẩm tách. Vậy thẩm tách là hiện tượng chất tan khuếch tán qua màng.
GV cho thêm ví dụ 
- Pha trà : Khi cho nước nóng vào một lúc sau lá trà to ra, là do nước thấm qua màng vào trong làm lá trà phình to ra: đó là hiện tượng thẩm thấu, tiếp nữa là ta thấy nước có màu vàng do các chất trong lá trà đi ra ngoài: gọi là thẩm tách.
 GV tổng hợp lại.
GV: Chúng ta thấy nước luôn có xu hướng đi từ nơi loãng ( nhược trương ) đến nơi đậm hơn ( ưu trương)
- GV cho HS quan sát hình ảnh của một số tế bào trong các loại môi trường khác nhau. 
GV hỏi: 
- Thế nào là dung dịch ưu trương, đẳng trương, nhược trương?
GV tổng hợp lại khái niệm.
Ngâm rau sống trong nước muối đặc có tốt không? Vì sao?
- Cho HS quan sát hình 11.1( Sơ đồ vận chuyển các chất qua màng sinh chất) 
+ GV hỏi: Những chất nào được khuếch tán trưc tiếp, những chất nào phải đi qua kênh.
+ GV kết luận: Màng tế bào cho chất nhỏ lọt qua lỗ màng, tất nhiên những chất kích thước nhỏ hơn sẽ không qua được.
 Đối với màng sinh chất đó là vận chuyển thụ động. Tức là các chất thấm qua màng tế bào trong điều kiện kích thước nhỏ hơn lỗ màng và đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Thế nào là vận chuyển thụ động và các chất được vận chuyển qua màng theo những cách nào?
GV liên hê:
- Ở một số loài tảo biển nồng độ I ốt trong tế bào cao gấp 1000 lần so với nồng độ I ốt trong nước biển nhưng I ốt vẫn được chuyển từ nước biển qua màng sinh chất.
 HS quan sat hiện tượng.
- Mực tím hòa lẫn với nước làm nước có màu xanh.
- Mùi hương của nước hoa lan khắp phòng.
- Hs quan sát và cho nhận xét.
- Nước cất thấm qua màng keo vào phễu, và chất CuSO4 cũng thấm qua màng keo ra ngoài.
HS trả lời:
- Thẩm thấu hiện tượng nước thấm qua màng tế bào
HS dựa vào SGK trang 48
- Ưu trương: dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
- Đẳng trương: dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào
- Nhược trương: dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
- Hs nghiên cưu thông tin SGK và quan sát hình ảnh 11.1:
- Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng không tiêu tốn năng lượng. – Gồm khuếc tán trực tiếp và khuếch tán qua kênh
Nội dung:
 a. Một số khái niệm.
Thí nghiệm:
Lấy 1 phễu thủy tinh có cuốn dài, bịt kín miệng phễu bằng một tờ giấy keo, cho vào trong phễu dung dịch CuSO4 20%, úp ngược vào trong một chậu nước cất.
Khái niệm: 
- Khuếch tán: Sự chuyển động của các chất phân tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Thẩm thấu hiện tượng khuếch tán của nước hay là dung môi nói chung qua màng tế bào
- Thẩm tách là hiện tượng khuếch tán của chất tan qua màng tế bào.
+ Các loại môi trường:
- Dung dịch ưu trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
- Dung dịch đẳng trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào
- Dung dịch nhược trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
b . Cơ chế vận chuyển:
- Cơ chế vận chuyển thụ động: Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng.
- Gồm khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất và khuếch tán qua kênh protein.
Hoạt động 2: Vận chuyển chủ động.
Nếu chất tan có kích thước lớn hơn lỗ màng hoặc kích thước nhỏ hơnvà nồng độ lại thấp hơn thì các chất sẽ qua màng như thế nào? 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Gv hỏi đưa nước từ trên cao xuống thấp dễ dàng, vậy làm sao đưa nước từ thấp lên cao được? Đồng ruộng ở trên cao, mương dẫn nước thì ở dưới thấp, vậy làm sao đem nước vào ruộng?. 
- Giống như người đi xe đạp xuôi dốc không phải đạp, ít tốn sức nhưng nếu đạp lên dốc vừa phải đạp nhiều lại tốn nhiều thời gian.
- GV dẫn: Trong cơ thể cũng vậy, có một cơ chế vận chuyển cần tiêu tốn năng lượng để vận chuyển các chất gọi là vận chuyển chủ động. Có thể cho HS quan sát hình ảnh:
GV: Các chất vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao nên phải sử dụng năng lượng là ATP. Vậy HS hãy cho biết:
Thế nào là vận chuyển chủ động và cơ chế vận chuyển của nó ra sao?
Liên hệ:
- Ở ống thận của người: nồng độ gluco trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng gluco trong máu nhưng gluco trong nước tiểu vẫn được thu hồi về máu. Gọi HS đưa ra nhận xét lý do vì sao?
- Ure trong nước tiểu, photphat gấp nhiều lần so với các chất này trong máu nhưng ure photphat vẫn thấm từ máu qua màng vào nước tiểu.
 Hs sẽ trả lời dùng máy bơm để lấy nước lên ruộng.
HS cũng nêu lên nhận xét.
+ Ngược chiều nên tốn sức và tốn nhiều thời gian
- HS tham khảo SGK và kết luận
- Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ cao. Tiêu tốn năng lượng.
- HS: Các chất cần thiết cho cơ thể thì được cơ thể hấp thu tối đa.
Nội dung:
- Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất vận chuyển ( chất mang ). Tiêu tốn năng lượng.
- Cơ chế: ATP + protein đặc chủng cho từng loại chất. Protein biến đổi liên kết với các chất rồi đưa từ ngoài vào tế bào hay đẩy ra ngoài tế bào.
Hoạt động 3: Biến dạng màng sinh chất:
- Khi vận chuyển các chất có nồng độ thấp hơn thì tiêu tốn nhiều năng lượng còn đối với chất lạ hay chất cần thiết cho tế bào nhưng kích thước lớn không thực hiện được bằng con đường vận chuyển thì các chất sẽ qua màng như thế nào? 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Cho HS quan sát hình ảnh 11.2 GSK 
Và trả lời các câu hỏi sau:
- Con amip bắt mồi ra sao?
GV: Hình thực bắt mồi ở con amip được tiến hành theo kiểu thực bào: có nghĩa là biến dạng màng sinh chất để bao lấy thức ăn đưa vào trong cơ thể. 
HS trả lời câu hỏi?
- Thế nào là nhập bào, có những kiểu nhập bào nào?
GV: Khi đưa thức ăn vào bên trong tế bào thì các chất dinh dưỡng được hấp thụ hết và các chất cặn bã lại được màng sinh chất đẩy ra ngoài. Hiện tượng này gọi là xuất bào.
- Nêu khái niệm xuất bào?
- Trong cơ thể người hiện tượng nhập bào và xuất bào thể hiện ở tế bào nào? 
GV trả lời: 
Bạch cầu: dùng chân giả bắt và nốt mồi kiểu thực bào.
HS tham khảo SGK trang 49.
Dùng chân giả
Màng tế bào thay đổi hình dạng
Hình thành không bào tiêu hóa
HS dựa vào SGK trả lời:
+ Nhập bào: là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biên dạng màng sinh chất.
+ Thông qua nhập bào: 
 Thực bào: Chất đưa vào có kích thước lớn, chất rắn
 Ẩm bào: Chất đưa vào là chất dịch, khối lượng lớn.
+ Xuất bào: Các chất thải trong túi kết hợp với màng sinh chất đẩy chất thải ra ngoài.
Nội dung:
Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất.
Thực bào: Chất đưa vào có kích thước lớn, chất rắn
Ẩm bào: Chất đưa vào là chất dịch, khối lượng lớn.
Xuất bào là phương thức tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phân tử bằng cách hình thành các bong xuất bào, các bong này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc các phân tử đi ra ngoài.
Củng cố:
Thông qua nội dung vừa tìm hiểu ở trên chúng ta có thể biết được màng tế bào là màng sống và các chất được vận chuyển qua màng diễn ra theo những phương thức khác nhau với môi trường ngoài để đảm bảo cho tế bào tồn tại và sinh trưởng. Do đó, cần nắm rõ các phương thức vận chuyển.
- So sánh cơ chế vận chuyển chủ động và thủ động:
Điểm phân biệt
Thụ động
Chủ động
Nguyên nhân
Do chênh lệch nồng độ
Do nhu cầu tế bào
Năng lượng
Không cần năng lượng
Cần năng lượng
Hướng vận chuyển
Theo gradient nồng độ
Ngược gradient nồng độ
Chất mang
Không có chất mang
Có chất mang
Dặn dò
Tiết sau học bài 12: Thực hành co và phản co nguyên sinh.
HS cần chuẩn bị:
+ Mẫu : lá thài lài tía hoặc vảy hành.
+ Dụng cụ : dung dịch muối, giấy thấm, dao lam.
Đọc kĩ SGK để biết cách điều khiển sự đóng mở của các khí khổng thông qua điều chỉnh mức độ thẩm thấu ra và vào tế bào.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 11 sinh hoc 10.doc