Giáo án phụ đạo Ngữ văn 12 bài 1 đến 5

Giáo án phụ đạo Ngữ văn 12 bài 1 đến 5

BÀI 1

NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH

I/ TAC GIẢ

1. Tiểu sử:

- Tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19.5.1890. Quê Nam Đàn – Nghệ An.

- 1911 ra đi tìm đường cứu nước. 1919, đưa ra bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc Xây (Pháp). 1920, dự đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Từ 1923 – 1941, Người hoạt động chủ yếu ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan. Tháng 12.1941, Người về nước và tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Ngày 2.9.1969, Người qua đời vì bệnh nặng.

 

doc 14 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn 12 bài 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1
NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
I/ TAC GIẢ
1. Tiểu sử:
- Tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19.5.1890. Quê Nam Đàn – Nghệ An. 
- 1911 ra đi tìm đường cứu nước. 1919, đưa ra bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc Xây (Pháp). 1920, dự đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Từ 1923 – 1941, Người hoạt động chủ yếu ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan. Tháng 12.1941, Người về nước và tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Ngày 2.9.1969, Người qua đời vì bệnh nặng.
2. Quan điểm sáng tác 
- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nha2van8 la chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.
- Hồ chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
=> Do vậy tác phẩm của Người thường sâu sắc về tư tưởng, thiết thực về nội dung, phong phú, sinh động, đa dạng về hình thức nghệ thuật.
 3. Di sản văn học (các thể loại sáng tác chính và tác phẩm tiêu biểu).
 	- Văn chính luận:
+ Tác phẩm tiêu biểu: Người cùng khổ, Nhân đạo, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,
+ Viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo và bằng tấm lòng yêu nước vĩ đại
 	- Truyện và kí:
 	+ Tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, Những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu.
+ Viết thời kì hoạt động chống Pháp, nhằm mục đích tố cáo thực dân, phong kiến và cổ vũ động viên phong trào đấu tranh cách mạng.
+ Bút pháp linh hoạt, hiện đại, sáng tạo thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hóa sâu rộng, trí tuệ sắc sảo.
- Thơ ca:
+ Tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí trong tù, thơ kháng chiến: Nguyên tiêu, Báo tiệp, Cảnh khuya.
+ Sáng tác trong nhiều thời gian khác nhau, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất tài năng của Người.
+ Bút pháp vừa cổ điển, vừa hiện đại thể hiện tinh thần cách mạng thời đại.
4. Phong cách nghệ thuật:
 	- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, giàu tính chiến đấu.
 	- Truyện và kí: thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
 	- Thơ ca: lời lẽ giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại, có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.
II/ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
1. Hoàn cảnh ra đời:
 	- 19.8.1945, cách mạng tháng tám thành công, chính quyền Hà Nội thuộc về tay nhân dân.
 	- 26.8.1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội và soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại căn nhà số 48, Hàng Ngang.
 	- 2.9.1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
 	- Lúc này thực dân Pháp đang có âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Tưởng đang tiến vào Miền bắc. Quân đội Anh đang tiến vào Miền Nam.
2. Mục đích và đối tượng sáng tác:
- Đối tượng hướng tới: Tuyên bố với đồng bào và nhân dân tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới và các thế lực ngoại xâm dang âm mưu xâm lược nước ta.
- Mục đích: 
+ Tuyên bố hòa bình độc lập, khai sinh ra nước VN CHXHCN.
+ Ngăn chặn và đạp tan âm mưu xâm lược nước ta của các thế lực ngoại xâm, đặt biệt là TD Pháp.
3. Ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học:
 	- Ý nghĩa lịch sử: Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn: Tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho đất nước.
 	- Giá trị văn học: 
+ Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận đặc sắc, với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực
 	+ Tuyên ngôn độc lập còn là một áng văn tâm huyết của chủ tịch Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc ta.
4. Nội dung: (3 phần)
- Phần 1: Nêu cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn bằng trích dẫn hai đoạn văn tiêu biểu nói về quyền con người trong hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp.
- Phần 2: Nêu cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn về việc tố cáo tội ác của thực dân pháp (tội cướp nước, tội áp bức bóc lột, tội bán nước ta hai lần cho Nhật). Trước hiện thực đó nhân dân ta đã gan góc và quyết tâm giành lại chính quyền.
- Phần 3: Tuyên bố độc lập ra nước VN CHXHCN, đồng thời nêu cao tinh thần quyết tâm giữ vững nền độc lập.
5. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chúng cứ xác thực, hùng hồn.
 	- Bố cục rõ ràng, giọng văn hùng hồn, trang trọng, có sức thuyết phục cao.
6. Chủ đề: 
Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, là một áng văn chính luận bất hủ: tuyên bố việc xóa bỏ vĩnh viện chế độ thực dân – phong kiến ở nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam.
BÀI 2
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
NGÔI SAO SÁNG CỦA VĂN NGHỆ DÂN TỘC
 (Phạm Văn Đồng) 
I/ TÁC GIẢ
- Sinh 1906, mất 2000. Quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi.
- Nhà CM, chính trị, ngoại giao lỗi lạc của cách mạng, một nhà vă hóa, nhà giáo dục lớn của Việt Nam thế kỉ XX.
- Theo đuổi sự nghiệp CM nhưng luôn quan tâm đến lĩnh vực văn học nghệ thuật nên văn phong chứa đầy nhiệt huyết cách mạng, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc với lời văn trong sáng, giàu hình ảnh.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tổ quốc ta, nhạn ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ.
II/ TÁC PHẨM
1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Xuất xứ: 
+ Bài viết đăng trên Tạp chí văn học tháng 7/1963, nhân Kỉ niệm 75 năm ngày mất NĐC. 
+ Để tưởng nhớ NĐC và định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về NĐC và thơ văn của ông; khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước.
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm ra đời trong thời gian đất nước có nhiều sự kiện lịch sử: Diệm lê máy chém khắp Miền nam thực hiện đạo luật 10/59. Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Việt Nam và khắp Miền nam nổi lên phong trào đấu tranh quyết liệt.
2. Cảm hứng chung và trình tự lập luận của tác giả:
- Cảm hứng chung của tác phẩm: Ca ngợi cuộc đời và khẳng định giá trị sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
- Trình tự lập luận của tác giả:
+ Khẳng định vị trí, ý nghĩa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đặt trong hoàn cảnh đất nước đang lâm vào cao trào của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Chứng minh bằng cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu qua việt tái hiện cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc ta và phân tích sự phản ánh hiện thực đó trong thơ văn của ông
+ Khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Lối viết giản dị, mộc mạc, gần gũi với quần chúng nên có sức thuyết phục và truyền bá lớn
III. NỘI DUNG ÔN TẬP.
Câu 1: Nêu những nét khái quát về tác giả Phạm Văn Đồng và hoàn cảnh sáng tác bài viết “ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc”?
a. Những nét khái quát về tác giả Phạm Văn Đồng:
 	- Phạm Văn Đồng (1906-2000) quê Mộ Đức, Quảng Ngãi, là một nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỷ XX. Ông là nhà chính trị, kinh tế, quản lý đồng thời cũng là nhà văn hóa, văn nghệ tài ba. Phạm Văn Đồng từng đảm nhiệm các cương vị quan trọng trong Chính phủ, có nhiều cống hiến to lớn trong việc xây dựng và quản lí nhà nước Việt Nam.
- Ông luôn giành mối quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hoá văn nghệ của dân tộc.Văn phong nghị luận của ông chứa chan nhiệt huyết Cách mạng, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc với lời văn trong sáng, nhiều hình ảnh. 
- Tác phẩm tiêu biểu : Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và ngươì nghệ sĩ. 
b. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: 
Tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sang trong văn nghệ của văn nghệ dân tộc” được đăng tạp chí Văn học dân tộc nhân kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888) sau được đưa vào tập tiểu luận “Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và ngươì nghệ sĩ”.
Câu 2: Trình bày giá trị khoa học, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm? 
a. Giá trị về khoa học, tư tưởng: Đây là bài viết với sự phát hiện mới mẻ và những định hướng đúng đắn về nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu.Bằng sự từng trải của nhà cách mạng, sự gắn bó sâu sắc với đất nước, với nhân dân và cách nghĩ sâu rộng của một nhà văn nghệ lớn, tác giả đã nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong mối liên hệ khắng khít với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Từ đó có những phát hiện mới mẻ giúp ta điều chỉnh lại cách nhìn về tác gia NĐC để càng thêm yêu quý về con người và tác phẩm của ông.
b. Giá trị về mặt nghệ thuật: Nét nghệ thuật nổi bật trong bài viết là: 
 	- Kết hợp hài hoà giữa lí lẽ và tình cảm .Giọng văn nghị luận không khô khan mà thấm được cảm xúc
- Bài viết có sức thuyết phục và lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng, chặt chẽ vừa xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh và ngôn từ đặc sắc.
à Nhờ vậy, bài viết rõ ràng, mạch lạc,dễ hiểu, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc, tạo nên sức thuyết phục lớn.
Câu 3. Cách nhìn mới mẻ và sâu sắc của Phạm Văn Đồng về Nguyễn Đình Chiểu thể hiện như thế nào trong bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” ?
- Phạm Văn Đồng là một nhà chính trị nhưng đồng thời cũng là một nhà văn hoá lớn nên ông đã có những cái nhìn sắc sảo của một nhà phê bình văn học nhất là đối với sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
- PhạmVăn Đồng đưa ra cách nhìn mới mẻ về Nguyễn Đình Chiểu thông qua hình ảnh “trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng”.Theo Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng có ánh sáng khác thường (ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy), vì vậy phải chăm chú nhìn mới thấy (có nghĩa là phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được), và càng nhìn càng thấy sáng (càng nghiên cứu lại cáng phát hiện ra những vẻ đẹp mới, những ánh sáng mới). 
- Lâu nay, ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ, điều đó là không thoả đáng và không đúng với hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu (mù loà), nên đã không thấy hết được những vẻ đẹp và đánh giá đúng về ông.
- Cách nhìn của tác giả ở đây không chỉ mới mẻ, khoa học mà còn có ý nghĩa phương pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng cho việc tiếp cận nghiên cứu, nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu.
- Vì có cái nhìn mới mẻ và phương pháp khoa học nên tác giả đã đưa ra những nhận xét xác đáng ở phương diện con người và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Xem Nguyễn Đình Chiểu là một người chiến sĩ yêu nước đánh giặc bằng ngòi bút.
+ Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn.
+ Những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ngoài giá trị nghệ thuật còn quí ở chỗ nó soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quí lạ thường của tác giả.
+ Ghi lại lịch sử một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.
à Cách nhìn ấy đã định hướng cho bài viết có cái nhìn sâu sắc và thấy những giá trị bền vững về con người, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 3. Cách phân tích, đánh giá của tác giả về thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu?
- Phương pháp phân tích khoa học: Tác giả đặt thơ văn yêu nước chống pháp của Nguyễn Đình Chiểu vào bối  ... n, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
=> Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca.
B/ VIỆT BẮC
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Tháng 10 năm 1954, sau chiến thắng ĐBP cơ quan Trung Ương Đảng rời VB về Hà Nội. Trong cảnh mang ý nghĩa thời sự ấy, Tố Hữu đã cho đời bài thơ VB, thể hiện tâm trạng đầy lưu luyến của người dân VB và chiến sĩ cách mạng trong cuộc chia tay và những hòai niệm về những tháng năm gian khổ nhưng thấm đẫm nghĩa tình, đồng thời khẳng định sự gắn bó thủy chung sâu nặng giữa chiến sĩ cách mạng với VB.
2. Vị trí: Thuộc phần I (Bài thơ gồm 2 phần)
- Phần 1: Tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến.
- Phần 2: Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của đảng Bác Hồ đối với dân tộc.
3. Bố cục đoạn trích: 2 phần
+ Lời nhắn gửi của người ở lại.
+ Lời đáp của người ra đi – ân tình sâu nặng với Việt Bắc.
4. Nghệ thuật: Việt Bắc là một trong những đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam. 
- Tiếng thơ trữ tình – chính trị đậm đà tính dân tộc. 
- Lối kết cấu đậm chất ca dao “mình, ta”. Giọng điệu lục bát điêu luyện, ngọt ngào. 
- Hình thức tiểu đối của ca dao - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân.
=> Bài thơ thể hiện được những vấn đề có ý nghĩa lớn lao của thời đại và truyền thống ân nghĩa, thủy chung của dân tộc.
5. Chủ đề: 
- Việt Bắc là một câu chuyện lớn, một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một cảm nhận mang tính riêng tư. Bài thơ gợi về những ân nghĩa, nhắc nhở sự thủy chung của con người đối với con người và đối với quá khứ cách mạng nói chung.
- VB là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung của dân tộc.
6. Nội dung
a. Thiên nhiên Việt Bắc: Cảnh được miêu tả ở nhiều không gian, nhiều thời giạn, nhiều hoàn cảnh khác nhau.
- Thiên nhiên VB vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, thi vị gợi nét đặc trưng riêng độc đáo.
- VB còn là căn cứ địa vững chắc của Cách mạng.
b. Con người, cuộc sống:
- Cuộc sống còn nghèo khổ, thiếu thốn, vất vả.
- Con người chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó, nhẫn nại, thuần phác. Đặc biệt rất giàu ân tình, ân nghĩa với cách mạng, hết lòng vì kháng chiến.
=> Thiên nhiên luôn gắn bó gần gũi, tha thiết, hoà quyện với con người. Tất cả ngời sáng trong tâm trí nhà thơ.
c. Kỉ niệm kháng chiến:
- Không gian núi rừng rộng lớn.
- Hoạt động tấp nập.
- Hình ảnh hào hùng.
- Âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức.
-> Khung cảnh chiến đấu hoành tráng phản ánh khí thế mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì tổ quốc độc lập, tự do.
=> Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt.
7. Tổng kết
- Nghệ thuật: Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giàu tính dân tộc. Thể thơ truyền thống vận dụng tài tình.
- Nội dung: VB là khúc ân tình chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả. Cái chung hoà trong cái riêng, cái riêng tiêu biểu cho cái chung. Tình cảm, kỉ niệm đã thành ân tình, tình nghĩa với đất nước, với nhân dân và cách mạng.
BÀI 4
ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Khoa Điềm
I/ Tác giả: 
- Sinh ngày 15/4/1943. Quê ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Xuất thân trong gia đình trí thức CM.
- Tham gia kháng chiến chống Mỹ - làm thơ và là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
- Tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (trường ca 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986).
- Ông đoạt giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2000.
II/ Tác phẩm:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Trường ca Mặt đường khát vọng được viết 1971, tại chiến khu Trị - Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc.
2. Mục đích sáng tác:
Thức tỉnh tuổi trẻ thành thị ở các vùng tạm chiến ở Miền nam nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân đất nước, đứng dậy xuống đường đấu tranh, hòa nhịp cuộc chiến đấu của cả dân tộc.
3. Vị trí và nội dung đoạn trích:
- Vị trí : Trích phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.
- Nội dung: Những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về đất nước trên nhiều bình diện:
+ Chiều dài của lịch sử.
+ Chiều rộng của địa lí.
+ Bề dày của văn hóa, phong tục
=> Qua đó nhà thơ khẳng định tư tưởng lớn: Đất nước là của nhân dân và nhân dân là người làm nên đất nước.
4. Mạch vận động của tư tưởng và cảm xúc
- Bố cục đoạn trích gồm hai phần:
+ 42 câu đầu: Cảm nhận đất nước trong tính toàn vẹn ở các phương diện: Chiều dài của lịch sử, Chiều rộng của địa lí, Bề dày của văn hóa, phong tụctâm hồn, lối sống
+ 46 câu sau: Cảm nhận về đất nước Đất nước là của nhân dân.
 5. Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều chất liệu, Văn hoá DG gợi lên một không gian, thời gian nghệ thuật gần gũi, đầy cảm xúc.
- Tính hiện đại của thơ tự do, câu thơ co duỗi linh hoạt kết hợp cảm xúc và triết lý, trữ tình và chính luận sâu lắng, tha thiết.
- Câu thơ giàu hình ảnh.
6. Chủ đề:
Bằng sự vận đầy sáng tạo của thể thơ tự do và vốn văn hóa dân gian, đoạn trích Đất nước quy tụ mọi cảm nhận, mọi cái nhìn, vốn tri thức cũng như trải nghiệm cá nhân của người nghệ sĩ để nên một tuyên ngôn về tư tưởng, về nhận thức của cả một thế hệ nghệ sĩ, ấy là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.
BÀI 5
SÓNG – Xuân Quỳnh
I/ TÁC GIẢ
- Sinh19 42, mất 1988. Quê ở La Khê, Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội.
- Từng là diễn viên múa (thích làm thơ), chuyển sang làm báo, biên tập sách, là ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa III.
- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
- Tác phẩm tiêu biểu:Hoa dọc chiến hào, Tơ tằm - Chồi biếc, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Sân ga chiều em đi, Hoa cỏ may
- Năm 2001, được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuận.
II/ TÁC PHẨM
1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được viết 29/12/1967 in trong taäp thô “Hoa doïc chieán haøo” xuaát baûn 1968.
- Là kết quaû cuûa chuyeán ñi thöïc teá daøi ôû vuøng bieån Diêm Điền, Thaùi Bình.
=> Đây là bài thơ đặc sắc về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ bộc lộ một khát vọng vừa hồn nhiên, chân thật, vừa da diết, sôi nổi về tình yêu rộng lớn và vĩnh hằng của trái tim người phụ nữ.
2. Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ:
- Hai khổ thơ đầu: Tâm hồn đang yêu tự nhận thức về những trạng thái tâm lí thật khó lí giải của mình và niềm khao khát vươn tới những miền bao la của tình yêu.
- 5 khổ tiếp theo: Sóng tiếp tục là đối tượng để suy tư về tình yêu và nỗi nhớ tha thiết, cao cả, bền vững, trải qua thử thách của nghiệt ngã tình yêu càng thắm thiết và nồng nàn.
- 3 khổ thơ cuối: khát vọng tình yêu hòa trong cuộc đời chung để cái riêng của lứa đôi mãi mãi vững bền. Từ đó nhà thơ thể hiện tâm hồn mình chân thành, sôi nổi, mạnh liệt, mạnh dạn bộc lỗ khát vọng tình yêu của ngừoi phụ nữ.
3. Ý nghĩ hình tuợng sóng và nhịp điệu bài thơ:
- Sóng là hình tượng ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu.
+ Sóng là một sự hóa than và phân than của cái tôi trữ tình.
+ Hai nhân vật song và em tuy hai mà một, có lúc phân đôi, có lúc hòa nhập.
+ Hai hình tượng đan cài vào nhau như hình với bong, song song tồn tại từ đầu đến cuối bài thơ ngày càng mạnh liệt và tha thiết, sâu sắc, lôi cuốn và dâng trào.
=> Hình tượng song là một pháp hiện nghệ thuật độc đáo thể hiện những cung bậc, những tâm trạng khát khao yêu đương cháy bong của nữ sĩ Xuân Quỳnh.
4. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ 5 chữ nhuần nhuyện, nhịp điệu câu chữ là nhịp điệu của song, nhịp điệu của người đang yêu.
- Nhịp điệu thơ 2/3 (Dữ dội/và dịu êm), kết hợp 1/2/2 (Sông/không hiểu/nổi mình).
- Cặp đối xứng đôi xuất hiện liên tục như những đợt sóng dào dạt.
- Âm điệu bài thơ với nhiều sắc thái đa dạng, tạo vẻ tự nhiên.
=> Sóng là tiếng nói của trái tim những người đang yêu, biết yêu và biết quý trọng tình yêu
5. Chuû ñeà : 
 Möôïn bieåu töôïng soùng, XQ ñaõ töï boäc baïch quan nieäm, khaùt voïng tình yeâu noàng naøn, maõnh lieät vaø saâu laéng dòu daøng. Tình yeâu gaén chaët vôùi cuoäc ñôøi vaø tình ngöôøi.
6. Tâm trạng của nhân vật trữ tình:
a) Trạng thái tâm lí đặc biệt cua người phụ nữ đang yêu (khổ 1 và 2).
- Sóng đuợc nhà thơ hình tuợng hóa, thể hiện những trạng thái tâm lí đặc biệt cua người phụ nữ đang yêu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ.
- Sóng thể hiện khát vọng vuơn tới, tìm kiếm trong tình yêu của người phụ nữ: 
Sông không hiểu nổi mình 
Sóng tìm ra tận bể.
- Đối diện với biển, nhà thơ lien tưởng đến sự bất diệt của khát vọng tình yêu. Biển muôn đời ồn ào và xáo động, như tình yêu muôn đời vẫn “bồi hồi trong ngực trẻ” (Ôi con song ngày xưa. Và ngày sau vẫn thế. Nỗi khát vọng tình yêu. Bồi hồi trong ngực trẻ).
- Người con gái trong bài thơ muốn cắt nghĩa nguồn gốc của song để tìm lời giải đáp cho câu hỏi vvề sự khơi nguồn của tình yêu trong trái tim mình.
Trước muôn trùng song bể
Em nghĩ về em, anh
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào song lên.
=> Nhưng muôn đời tình yêu vẫn bí ẩn, không dễ cắt nghĩa. Xuân Quỳnh thú nhận sự bất lực ấy một cách rất dễ thương: “Em cũng không biết nữa. Khi nào ta yêu nhau”.
b) Yêu thì nhớ (khổ 5).
- Người con gái đang yêu nhờ song để diễn tả nỗi nhớ trong long mình:
Con song dưới lòng sâu
Con song trên mặt nước
Ôi song nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được.
- Nhân vật em trực tiếp diễn tả nỗi nhớ da diết của mình bằng:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
=> Nỗi nhớ dâng trào, tràn ngập trong không gian và thời gian, nỗi nhớ hiện về trong ý thức và trong cả tiềm thức.
c) Yêu thì tin tưởng, thủy chung (khổ 6 và 7)
- Hình tượng của sóng còn là sự biểu hiện của một tình yêu tha thiết, bền vững, thủy chung của người phụ nữ:
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
- Hình tượng sóng là minh chứng cho một tình yêu chân thành, môt tình yêu vượt qua mọi thử thách để đến bên nhau với một niềm tin mạnh liệt:
Ở ngaòi kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.
=> Niềm tin và long thủy chung thật cảm động. Sóng lúc nào cũng hướng tới bờ, tình yêu thủy chung nhất định hướng tới bờ hạnh phúc, dù thời gian có chia cách, không gian có cách trở.
d) Khát vọng tình yêu vĩnh hằng (khổ 8 và 9):
- Người con gái khi yêu cũng bộc lộ môt thoáng lo âu:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
 Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
- Nhà ý thức được sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc nên có khát vọng hóa than vào sóng để đuợc trường tồn, bất diệt:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
=> Khát vọng của tình yêu là khát vọng được sống, gắn bó với cuộc đời như những con sóng hòa vào biển lớn. Sóng vỗ triền miên bất tận như tình yêu gắn bó mãi mãi với cuộc sống, gắn bó bằng tình yêu và trong tình yêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docphu dao 12.doc