Giáo án ôn tốt nghiệp Ngữ văn 12: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Giáo án ôn tốt nghiệp Ngữ văn 12: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

VỢ CHỒNG A PHỦ

 Tô Hoài

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ ôn, nhằm giúp học sinh:

 Nắm lại kiến thức cơ bản về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, nội dung của tác phẩm, nắm được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm thông qua hình tượng nhân vật Mị và A Phủ; diễn biến tâm lí của nhân vật Mị.

 Rèn kuyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học, xử lí các đề bài cụ thể liên quan đến tác phẩm

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Giáo án

 - Các tài liệu tham khảo khác

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2232Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tốt nghiệp Ngữ văn 12: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:...........
VỢ CHỒNG A PHỦ
	Tô Hoài
	Ngày soạn: 16.02.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng: 	12A1	12A2	12A3
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ ôn, nhằm giúp học sinh: 
 Nắm lại kiến thức cơ bản về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, nội dung của tác phẩm, nắm được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm thông qua hình tượng nhân vật Mị và A Phủ; diễn biến tâm lí của nhân vật Mị.
 Rèn kuyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học, xử lí các đề bài cụ thể liên quan đến tác phẩm
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Giáo án
	- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức thực hiện
	- Ôn luyện, củng cố
	- Luyện tập, thực hành
D. Tiến trình dạy học
	1. Ổn định
	2. KTBC
	Tóm tắt truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
	3. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS nhắc lại hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài?
HS trả lời GV ghi bảng
GV yêu cầu HS tóm tắt lại thật chính xác và đầy đủ.
HS: tóm tắt như sau:
Đoạn trích kể chuyện Mị ở Hồng Ngài là đoạn kể về quãng đời tối tăm tủi nhục của Mị. Mị vốn là 1 cô gái xinh đẹp nhưng phải là dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Ngày qua ngày, Mị sống như con rùa "lùi lũi nuôi trong xó cửa". Mị nín lặng, âm thầm chịu đựng. Nhưng rồi Mị cũng vùng lên vào đêm tình mùa xuân -> cắt trói cho A Phủ. Mị cứu A Phủ nhưng cũng là để giải thoát cho mình
Đề 1: Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý
GV: Diễn biến tâm trạng của Mị qua 2 cảnh đêm mùa xuân nghe tiếng sáo và đêm mùa đông cắt dây chói cho A Phủ.
I. Kiến thức cơ bản
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện Vợ chồng A Phủ in chung trong tập truyện Tây Bắc, là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế của Tô Hoài cùng bộ ddooij vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến đi này, Tô Hoài đã sống và gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc Thái, Mường, H'mông... và chính cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để Tô Hoài hoàn thành 3 truyện: Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ.
2. Tóm tắt tác phẩm
3. Giá trị của truyện
- Là truyện mang đậm tính nhân văn và nhân đạo. Tinh thần nhân đạo của truyện được thể hiện ở sự cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh của con người
- Đồng thời là thái độ phê phán sâu sắc của nhà văn đối với bọn quan lại phong kiến miền núi, thái đọ căm giận trước thế lực chà đạp con người.
- Phát hiện và trân trọng những phẩm chất cao đẹp của con người, nhất là tình yêu tự do và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người.
- Tìm ra con đường giải phóng cho nhân vật
II. Luyện tập đề
1. Đề 1
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác phẩm 
- Giá trị của tác phẩm: hiện thực và nhân đạo
b. Thân bài
* Giá trị hiện thực
- Bộ mặt giai cấp thống trị (qua hình tượng cha con nhà thống lí Pá Tra) với tội ác cường quyền và thần quyền
- Phản ánh đời sống của người dân lao động:
+ Khổ cực tăm tối đến nghẹt thở (qua số phận của Mị và A Phủ những ngày ở nhà thống lí Pá Tra)
+ Sự vùng lên đấu tranh, từ tự phát đến tự giác
* Giá trị nhân đạo
- Niềm thương cảm trước những đau khổ của người dân miền núi, nhà văn như hoá thân vào nhân vật để thương cảm trước những đau khổ, đồng cảm trước những khát vọng qua hình thái ngôn ngữ nửa trực tiếp
- Lên án tố cáo tội ác giai cấp thống trị bằng cường quyền và thần quyền không những cướp đoạt quyền sống mà còn muốn cướp đi cả sự sống của con người.
- Khẳng định, đề cao sức sống tiềm tàng vùng lên giải phóng của những người bị áp bức bóc lột (phần trọng tâm)
* Có thể so sánh với văn học hiện thực phê phán -> đóng góp của Tô Hoài trong việc cải tạo hiện thưc, khẳng định con người có khả năng cải tạo hiện thực (so sánh với nhân vật chị Dậu)
2. Đề 2
a. Mở bài
- Giới thiệu: 2 đoạn đêm mùa xuân và đêm mùa đông giữ một vị trí quan trọng trong truyện Vợ chồng A Phủ.
+ Về nội dung: nó phản ánh sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
+ Về mặt nghệ thuật: cho thấy nghệ thuật tài năng của Tô Hoài trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng và khắc hoạ tính cách nhân vật
b. Thân bài
* Cảnh đêm mùa xuân nghe tiếng sáo gọi bạn
- Trước khi nghê tiếng sáo gọi bạn Mị sống trong trạng thái vô cảm:
+ Thường cúi mặt, buồn rười rượi, lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa. Tết đến Mị lén uống rượu, cũng là do thói quen. (chú ý việc tác giả miêu tả cách uống rượu của Mị - chứa đựng sức mạnh phản kháng, biểu hiện một sức sống tiềm tàng)
+ Giữa lúc ấy tiếng sáo vang lên ngoài đường làm cho tâm hồn MỊ ngây ngất -> Mị nhớ về quá khứ, Mị nghĩ, nếu có nắm lá ngón Mị sẽ ăn để chết ngay, nhưng chính tiếng sáo trở lại những ngày tươi đẹp của quá khứ, Mị nhẩm theo lời của bài hát, Mị cảm thấy một sức xuân đang trỗi dạy trong lòng, sắn môi mỡ bỏ thêm cho sáng căn phòng, cô sửa soạn đi chơi
+ Mị mải sống với hạnh phúc trong quá khứ, với khát vọng hạnh phhucs trong hiện tại nên không hay biết A Sử đã trở về, hắn đã trói đứng Mị (chú ý cảnh Mị bị A Sử trói), cô không cảm thấy mình bị trói, như người mộng du, Mị vẫn bước theo tiếng sáo. A Sử có thể trói được Mị làm sao mà trói được sức sống trong Mị.
* Cảnh đêm mùa đông cắt trói cho A Phủ
- Sau đêm mùa xuân, tâm hồn Mị "nổi loạn", bị áp bức nặng nề Mị trở về với trạng thái vô cảm
+ Lúc đầu nhìn thấy A Phủ bị trói Mị dửng dưng (giá trị của chi tiết)
- Sau đó khi nhìn thấy những giọt nước mắt trên gò má A Phủ thì Mị hoàn toàn đổi khác (bình chi tiết này). Giọt nước mắt của A Phủ đã đưa Mị từ cõi quên trở về với cói nhớ, Mị nhớ lại có lần mình cũng bị trói như thế -> Mị xót xa cho mình
+ Từ lòng thương Mị cảm thông được nỗi đau khổ của người cùng cảnh ngộ, từ thương mình ị thương người -> Mị cứu người (cắt dây trói)
+ Sau khi cắt trói cho A Phủ Mị quay lại thương mình Mị giải thoát cho mình, chạy theo A Phủ
c. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề, nêu giá trị của vấn đề vừa nghị luận
	4. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cần nắm về tác phẩm
	- Chuẩn bị bài Vợ Nhặt - Kim Lân

Tài liệu đính kèm:

  • docon Tot nghiep Vo chong A Phu TH.doc