A. Mục tiêu bài học
Qua giờ ôn tập nhằm giúp HS:
Củng cố lại kiến thức về văn bản đã học từ đó vận dụng kiến thức đó vào bài làm văn nghị luận văn học
Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về tác phẩm văn xuôi và ý kiến bàn về tác phẩm văn học
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT
- Cấu trúc đề thi tốt nghiệp
C. Cách thức tiến hành
- Củng cố
- Trao đổi thảo luận
- Rèn luyện kĩ năng viết bài
Tiết 11 - 12 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Nguễn Minh Châu Ngày soạn: Ngày giảng: Lớp giảng: 12A1 12A2 12A3 Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ ôn tập nhằm giúp HS: Củng cố lại kiến thức về văn bản đã học từ đó vận dụng kiến thức đó vào bài làm văn nghị luận văn học Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về tác phẩm văn xuôi và ý kiến bàn về tác phẩm văn học B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT - Cấu trúc đề thi tốt nghiệp C. Cách thức tiến hành - Củng cố - Trao đổi thảo luận - Rèn luyện kĩ năng viết bài D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. KTBC GV: yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: yêu cầu HS nhắc lại những điểm đáng lưu ý về Nguyễn Minh Châu? HS trả lời GV chốt lại GV: tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào? HS trả lời GV chốt lại GV: đó là hai phát hiện gì của người nhiếp ảnh? HS trả lời GV chốt lại GV: yêu cầu HS nêu thành công nghệ thuật của tác phẩm? HS phát biểu GV chốt lại GV: yêu cầu HS phát biểu dựa vào gợi ý sách Hướng dẫn ôn (T83) GV: yêu cầu HS phân tích đề HS: - Nội dung: hình tượng ngươig đàn bà hàng chài - PPNL: giải thích, chứng ming, phân tích.. - Thể loại: nghi luận về nhân vật văn học - PVTL: Chiếc thuyền ngoài xa - NMC GV yêu cầu HS lập dàn ý I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả - Sách hướng dẫn ôn tốt nghiệp (T.80) - Là nhà văn quân đội - Sự nghiệp + Trước năn 1975: đề tài chiến tranh, hình ảnh người lính trong chiến đấu + Sau 1975: quan tâm đến cuộc sống, xã hội, đặc biệt là vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - Hoàn cảnh xã hội: nước ta sạch bóng quân thù, đi vào xây dựng cuộc sống mới, đất nước đang trong giai đoạn khôi phục sau chiến tranh và đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhiều vấn đề quan hệ giữa con người và con người nảy sinh - Năm 1983 tác giả viết tác phẩm này, tác phẩm mang đậm tính triết lí - nhân sinh, kể lại chuyến đi thực tế của một nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc sống. b. Nội dung * Hai phát hiện của người nhiếp ảnh - Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh, được giao nhiệm vụ đi thực tế để chụp ảnh bổ sung cho bộ lịch nghệ thuật. Anh đã phát hiện một "cảnh đắt trời cho" - cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương - Phát hiện thứ hai là cảnh tượng phi thẩm mĩ, một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và một ngã đàn ông to lớn, dữ dằn, phi nhân tính đánh vợ người vợ một cách thô bạo -> người nhiếp ảnh trào lên một cảm xúc mạnh mẽ, ngỡ ngàng, ngơ ngác. - Mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật: nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc đời nhưng không phải bào giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật. * Câu chuyện người đàn bà ở toà án huyện - Cho dù bị đánh đập tàn bào của người chồng vũ phu, đồng thời nhận được lời đề nghị của Đẩu và Phùng nhưng người đàn bà rứt khoát không bỏ người chống đó + Chị không hề cam chịu một cách vô lí không nông nổi mà rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời + Câu chuyện và những lí lẽ của người đàn bà hàng chài đã thức tỉnh Đẩu và Phùng. Đẩu ngộ ra những nghịch lí của đời sống mà con người buộc phải chấp nhận và thấy rằng, lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ, pháp luật là cần thiết nhưng phải có những giải pháp thiết thực mới giúp con người thoát khỏi khổ dâu, tăm tối. c. Nghệ thuật - Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng tình huống truyện độc đáo xoay quanh ba cảnh tượng bất ngờ đầy nghịch lí: + Choáng ngợp trước bức tranh thiên nhiên toàn bích + Kinh ngạc trước cảnh người đàn ông vũ phu đánh vợ dã man + Ngạc nhiên trước cảnh tượng người đàn bà nhất quyết không bỏ chồng -> đó là tình huống nhận thức, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về chân lí đời sống, chân lí nghệ thuật. Tình huống truyện đã dựng nên bởi sự tương phản giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật thì ở ngoài xa còn cuộc đời thì lại thật gần. Nghệ thuật thì đẹp nhưng cuộc đời lại ngang trái. Qua tình huống truyện, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện một cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống từ đó gợi mở những vấn đề mới trong sáng tạo nghệ thuật. II. Các dạng đề 1. Ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu - Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Chiếc thuyền là không gian sinh sống của gia đình người đàn bà hàng chài....những cảnh tượng đó, những thân phạn đó nếu nhìn từ ngoài xa, ở xa thì sẽ không thấy được - Vì ở ngoài xa nên con thuyền cô đơn, đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống. Chính sự thiếu gần gũi, shia sẻ ấy là nguyên nhân của sự bế tắc và làm lạc. Chiếc thuyền là biểu tượng của sợ toàn mĩ mà chiên ngưỡng nó người nghệ sĩ thấy tâm hồn trong ngần, nhưng chiếc thuỳen lại gần, chứng kiến cảnh đánh đạp vợ của người chồng vũ phu, thì người nghệ sĩ cũng nhận ra rằng cái đẹp ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái ăm, ngang trái và nghịch lí, nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh có thể phát hiện ra. Xa và gần, bên ngoài và sâu thẳm... đó cũng là cái nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính. 2. Người đàn bà hàng chài để lại trong anh (chị) ấn tượng gì? a. Mở bài - Giới thiệu chủ đề của tác phẩm - Giới thiệu nhân vật người đàn bà hàng chài, biểu tượng cho người phụ nữ cũ - cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cây đắng, giàu lòng thương con và đức hi sinh b. Thân bài - Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả.... - Sức chịu đựng và sức hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài làm nhiều người ngỡ ngàng: + Bị chồng đánh một cách tàn nhẫn nhưng cam chịu, nhẫn nhục, không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn, chập nhận dòn roi như một phần cuộc đời của mình + Người đàn bà có lòng tự trọng, chỉ khi hành động vũ phu của người chồng bị thằng Phác và người nghệ sĩ chứng kiến "vừa đau đớn, vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã" -> giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà trào ra, đó là giọt nước mắt của nhọc nhằn và chịu đựng; không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót mình - một sự nhẫn nhục của người có nhân cách, có lòng tự trọng và thấu hiểu lẽ đời + Khi ở toà án huyện, chính chị đã đem đến cho Phùng và Đẩu, cả người đọc những cảm xúc mới (dựa vào phần * Câu chuyện ở toà án huyện) + Nguyễn Minh Châu chú ý xây dựng sự thây đổi ngôn ngữ và tâm thé của người đàn bà hàng chài. -> một sự hoán đổi ngoạn mục + Người đàn bà chấp nhận nỗi khổ, coi cái khổ là lẽ đương nhiên, chị sống cho con chứ không sống cho mình. Đó là cách ứng xử nhân bản + Đó là biểu tượng về tình mẫu tử. c. Kết bài - Khái quát lại ý nghĩa của vấn đề 3. Một số câu hỏi trong hướng dẫn ôn tốt nghiệp 5. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cơ bản - Chuẩn bị Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt - Lưu Quang Vũ
Tài liệu đính kèm: