Giáo án ôn thi tốt nghiệp THPT (phần làm văn)

Giáo án ôn thi tốt nghiệp THPT (phần làm văn)

1- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

A Kiến thức trọng tâm

* Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí.

* Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.

 1- Khái niệm

 2-Yêu cầu

 a . Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì

Ví dụ: “Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”

- Muốn tìm thấy vấn đề cần nghị luận, ta phải qua các bước phân tích lí, giải để xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện.

 

doc 61 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1400Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn thi tốt nghiệp THPT (phần làm văn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ễN THI TN.THPT NĂM HỌC 2009-2010	 (PHẦN LÀM VĂN)
1- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
A Kiến thức trọng tâm 
* Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí. 
* Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.
 1- Khái niệm 
 2-Yêu cầu 
 a . Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì 
Ví dụ: “Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” 
- Muốn tìm thấy vấn đề cần nghị luận, ta phải qua các bước phân tích lí, giải để xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện. 
+ Thế nào là sống đẹp? 
* Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả phù hợp với thời đại, xác định vai trò trách nhiệm. 
* Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà. 
* Có hành động đúng đắn. 
- Suy ra: Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, cá nhân xác định được vai trò trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình cảm hài hoà phong phú, có hành động đúng đắn. Câu thơ nêu lí tưởng và hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị, phẩm chất con người. 
 b. Từ vấn đề nghị luận đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ... nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận. 
 c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề
 d. Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo lí.
 3- Cách làm 
 a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí cũng như các bài văn nghị luận khác gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
 b. Các bước tiến hành ở phần thân bài. Phần này phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác. Những vấn đề chung nhất. 
- Giải thích khái niệm của đề bài (ví dụ đề đã dẫn trên, ta phải giải thích sống đẹp là thế nào?) 
- Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra (tại sao phải đặt ra vấn đề sống có lí tưởng, có đạo lí và nó thể hiện như thế nào. 
 - Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng? hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Ví dụ làm thế nào để sống có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không có lí tưởng, hoài bão, thiếu đạo lí.) phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung. Sau cùng của suy nghĩ là nêu ý nghĩa vấn đề.
B- Câu hỏi và bài tập 
Câu hỏi :
Nghị luận vể một tư tưởng đạo lí là gì ?
Yêu cầu làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí 
Nêu khái quát cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí .
Bài tập :
 a-“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường . không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép-Tôi-xtôi ) . Anh (chị )hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình .
 b- Gốt nhận định : “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình . Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn . Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình”
Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì .
 c- Bác Hồ dạy : “Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động” . Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì 
C-Đề kiểm tra 
a- “Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tìng yêu thương “ ( Tiến dưới lá cờ vẻ vang của Đảng _ Lê Duẩn )
 Anh ( chị ) hiểu và có suy nghĩ gì về lời nhận định trên.
b-“ Học để biết, học đẻ làm, học để chung sống, học đểtự khẳng định mình” ( unetsco) 
 Anh ( chị ) hiểu và có suy nghĩ gì về lời nhận định trên.
c- “ Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
 Anh ( chị ) hiểu và có suy nghĩ gì về lời nhận định trên.
D- Gợi ý trả lời câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra 
 Câu hỏi : ( a, b, c ) dựa vào kiến thức trọng tâm để trả lời.
 Bài tập :
a - Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý
- Giả thích lí tưởng là gì ( Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống
mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện).
 - Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng
 + Không có mục tiêu phấn đáu cụ thể
 + Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả
 + Không có lẽ sống mà người ta mơ ước
 - Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống
 + Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa , sống thừa
 + Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường.
 + Không có phương hướng, con người có thể hành động mù quáng nhiều khi sa vào vòng tội lỗi ( chứng minh )
 - Suy nghĩ như thế nào ?
 + Vấn đè cần bình luận : con người phải sống có lí tưởng. Không có lí tưởng, con người thực sự sống không có ý nghĩa.
 + Vấn đề đặt ra hoàn toàn đúng.
 + Mở rộng :
 * Phê phán những người sống không có lí tưởng
 * Lí tưởng của thanh niênta ngày nay là gì ( Phấn đấu đẻ có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí)
 	* Làm thế nào để sống có lí tưởng
 + Nêu ý nghĩa của câu nói.
 b- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý
 	 - Hiểu câu nói ấy như thế nào ?
 	 + Thế nào là nhận thức ( thuộc phạm trù của tư duytrước cuộc sống. Nhận thức về lẽ sống ở đời, về hành động của người khác, về tình cảm của con người).
 	+ Tại sao con người lại không thể nhận thức được chính mình lại phải qua thực tiễn.
 * Thực tiễn là kết quả đẻ đánh giá, xem xét một con người .
 * Thực tiễn cũng là căn cứ để thử thách con người .
 * Nói như Gớt : “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi.”
 	 - Suy nghĩ
 	+ Vấn đề bình luận là : Vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người.
 	+ Khẳng định vấn đề : đúng
 	+ Mở rộng : Bàn thêm về vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người.
 	 * Trong học tập, chon nghề nghiệp. 
 * Trong thành công cũng như thất bại, con ngưoiừ biết rút ra nhận thức cho mình phát huy chỗ mạnh. Hiểu chính mình con người mới có cơ may thnàh đạt.
+ Nêu ý nghĩa lời nhận định của Gớt
 c- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý
- Hiểu câu nói ấy như thế nào ?
+ Giải thích các khái niệm.
* Thế nào là đức tính trong sạch ( giữ gìn bản chất tốt đẹp, không làm việc xấu ảnh hưởngđến đạo đức con người.)
* Thế nào là chất phác ( chân thật, giản dị hòa với đời thường, không làm việc xấu ảnh hưởng tới đạo đức con ng
* Thế nào là đức tính cần kiệm ( siêng năng, tằn tiện)
+ Tại sao con người phải có đức tính trong sạch, chất phác hăng hái cần kiệm?
* Đây là ba đức tính quan trọng của con người : cần kiệm, liêm chính, chân thật ( liêm là trong sạch ).
 * Ba đức tính ấy giúp con người hành trình trong cuộc sống.
 * Ba đức tính ấy làm nên người có ích.
 - Suy nghĩ
 + Vấn đè cần bình luận là gì ?
 Bác nêu phẩm chất quan trọng, cho đó là mục tiêu để mọi người phấn đấu rèn luyện. Đồng thời Người yêu cầu xóa bỏ những biểu hiện của tư tưởng, hành động nô lệ, cam chịu trong mỗi chúng ta
+ Khẳng định vấn đề : đúng
+ Mở rộng :
 * Làm thế nào để rèn luyện 3 đức tính Bác nêu và xóa bỏ tư tưởng, hành động nô lệ.
 * Phê phán những biểu hiện sai trái
 * Nêu ý nghĩa vấn đề.
 Đề kiểm tra :
 a- Giải thích, bình luận câu nói của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
 - Giới thiệu lời nhận định một cách tự nhiên.
 - Khái quát nội dung lời nhận định
 - Nêu cách giải quyết và phạm vi dẫn chứng
 - Hiểu lời nhận định như thế nào
+ Quan niệm thế nào về tình yêu thương ( Mối quan hệ tốt đẹp, bình đẳng, dân chủ, nhường nhịn, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giũa con người với con ngườimột cách chân thành)
+ Tại sao dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình yêu thương :
* Xuất phát từ truyền thống dân tộc,từ phẩm chất con người Việt Nam biết yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
 * Xuất phát từ đặc điểm của vùng cư dân nông nghiệp lại đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt ( mưa, bão ,hạn hán, lụt lội ) thường xuyên xảy ra.
 * Dân tộc ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù xâm lược. Vì vậy con người phải trụ lại, đoàn kết yêu thương nhau để vượt qua, giữ vững cuộc sống bình yên cho mình. ( chứng minh bằng lịch sử dân tộc).
 - Suy nghĩ 
 + Vấn đè cần bình luận : khẳng định phẩm chất của con người đất nước, tin tưởng vào sức mạnh của tình thương.
 + Khẳng định lời nhận định đúng đắn.
 + Mở rộng bàn bạc :
 * Làm thế nào để phát huy truyền thống, để đoàn kết yêu thương nhau ( lá lành đùm lá rách, thương ngừoi như thể thương thân, sống vì ý thức cộng đồng)
 * Phánđối hiện tượng chia rẽ, mất đoàn kết.
 + Nêu ý nghĩa vấn đề.
 Rút ra bài học rèn luyện về phẩm chất đạo đức, mình vì mọi người.
 b- Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý.
 - Hiểu câu nói ấy như thế nào ?
 + Học là gì ?
 * Học để biết là học như thế nào ?
 * Học để làm là học như thế nào ?
 * Học để chung sống là học như thế nào ?
 * Học để khẳng định mình là học như thế nào ?
 + Tại sao học để biết để làm, để chung sống, để khẳng định và nó thể hiện như thế nào ?
 * Học để nhận thức những tri thức của nhan loại, từ đó biết làm biết hành động đúng, mới có thể chung sống và tồn tại ( chứng minh ).
 * Học để mọi người đều hiểu biết về nhau, để chung sống cùng nhau.
 * Học để trau dồi khoa học kĩ thuật, lẽ sống ở đời để làm tốt mọi việc, đối nhân xử thế và làm cho mình trưởng thành ( chứng minh ).
 - Suy nghĩ :
 + Xác định vấn đề : Đề cao vai trò học tập về khao học kĩ thuật, đạo đức lối sống.
 + Khẳng định : Đúng. Nó phù hợp với quy luật phát triển, mối quan hệ của đời sống con người.
 + Bàn bạc : 
 * Không học có biết, có làm, có chung sống và khẳng định mình được không ? Không !
 * Làm thế nào để học tốt ?
 * Phê phán một số hành vi, quan điểm sai trái và lạc lõng trong học tập.
 + Nêu ý nghĩa tác dụng của vấn đề
 c-`Sau khi vào đề, bài viết cần đạt được các ý.
 - Hiểu câu nói của Nguyễn Bá Học là như thế nào ?
 + Mượn hình ảnh đường đi không khó để diễn tả nội dung gì, vấn đề gì ? ( Đường đi khó, không vì ngăn sông cách núi _ Cho dù ngăn sông cách núi nhưng con người vẫn khẳng định không khó. Điều này nhấn mạnh yếu tố tinh thần, tư tưởng quyết tâm của con người)
 + Vế thứ hai của câu nói “ Mà khó vì lòng người ngại núi e sông” . Thì ra tư tưởng của con người, tinh thần của con người rất quan trọng với mọi công việc.
 + Tại sao đường đi khó không vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
 	 * Tư tưởng, tinh thần của con người quyết định sự thành bại của công việc.
 	* Trông thấy việc đã ngại thì không thể hoàn thành tốt.
 	* Nếu con người có quyết tâm thì mọi việc không có gì khó ( chứng minh)
 - Suy ngĩ về vấn đề đặt ra.
 + Khẳng định câu nói đúng.
 + Mở rộng bàn bạc : Có nhiều trường hợp trong cuộc sống yếu tố tinh thần quyết định mọi sự thành đạt và cũng có trường hợp dẫn đến thất bại, không thành công.
 + Rút ra ý nghĩa sâu sắc từ câu nói này là xây dựng cho mỗi con người tư tưởng, tinh thần quyết tâm cao trước bất cứ một khó khăn nào, công việc nào.
2-Nghị luận về một hiện tượng đời sống
A. Kiến thức trọng tâm 
* Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. 
* Có ý thức đúng đắn trước những hiện tượng đời sống.
 - Xung quanh chúng ta hàng ngày có biết bao chuyện xảy ra. Có hiện tượng tốt, có hiện tượng xấu. 
Vậy tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống con người đều là hiện tượng đời sống.
1- Khái niệm 
- Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu để đồng tình trư ... và người dân cả nước nói chung mãi mãi tự hào . 
 a2- Hiện thực cuộc sống tác động vào nhà thơ cùng một lúc . Viết cùng một đề tài là chuyện không có gì lạ . Song càng viết về một vấn đề mà mỗi nhà thơ lại có xúc cảm và cách thể hiện khác nhau . Điều đó là đương nhiên . Bên cạnh sự xúc cảm , tư tưởng , nhận thức của người cầm bút còn là vấn đề phong cách, bút pháp, sở trường riêng của mỗi người . Để thấy rõ điều ấy, chúng ta tìm đến bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng , “Đồng chí” của Chính Hữu .
 a3- Viết về quê hưong đất nước, các nhà thơ đều có cảm nhận chung . Đó là lòng yêu quê hương, con người đất nước và căm thù giặc . Hình ảnh trong thơ đều thấm tư tưởng, tình cảm chân thật và đều bắt nguồn từ cuộc sống . Ngôn ngữ thơ, giọng điệu của thơ và xúc cảm riêng thì không ai giống ai . Để thấy rõ, chúng ta tìm đến “Việt Bắc” của Tố Hữu , “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi , chương “Đất nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm , “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, “Dọn về làng” của Nông Quốc Chấn . Tất cả là những bản tình ca về đất nước da diết đến khôn nguôi 
 b- Kết bài 
 b1- Cùng nhà văn Nguyễn Khải, chúng ta đến với “Một người Hà Nội” . Một người Hà Nội trong quá khứ, giữa những ngày đất nước đổi mới chuyển đổi từ bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường và cả người Hà Nội trong niềm tin vào tương lai . Con người có lòng tự trọng , con người có mối quan hệ mang đậm màu sắc văn hóa của ngàn năm đất Thăng Long . Con người giám là mình . Không chỉ là nhận thức, Nhà văn Nguyễn Khải có điều để tự hào về con người Hà Nội để nói lên điều vừa giản dị mà thiêng liêng da diết . “Hà Nội trong mắt tôi” . Dường như ta cũng tìm thấy tiếng lòng mình trong ấy .
 b2 – Người lính thật đáng yêu, đáng kính trọng . Đã một thời chúng ta chiêm ngưỡng đó là những con người đẹp nhất . Đến với bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng , “Đồng chí” của Chính Hữu , ta càng thấm thía cuộc sống chiến đấu gian khổ , đầy thử thách hi sinh của anh bộ đội cụ Hồ thời đánh giặc . Vượt lên tất cả hiện thực ấy là ý chí , nghị lực , đời sống tình cảm mang những nét đẹp của người lính . Người lính năm xưa ai còn, ai mất . Nhưng những vần thơ này mãi mãi khắc sâu trong lòng người đọc . Đây là những đài kỉ niệm bằng thơ , đáng trọng như những giá gương phủ nhiều điều . Mỗi lần chúng ta soi mình vào đó để thấy mình , sửa mình và sống cho hết mình . Có lúc ta tự hỏi thế hệ trẻ hôm nay và mai sau liệu còn ghi nhớ về chiến công người lính .
 b3- Đọc những bài thơ viết về đất nước mới thấy hết được tầm vóc của tổ quốc , nhân dân mình . Đất nước trong đau thương tích tụ dồn nén những uất ức căm hờn để quật khởi vùng lên trong cuộc chuyển giao màu nhiệm . Đất nước gắn liền với địa danh , gắn với lịch sử những ngày cả dân tộc chấp nhận cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt với hai đế quốc to là Pháp và Mĩ . Đất nước trong lòng mỗi chúng ta . Còn có niềm tự hào nào hơn được làm con người đất nước cho dù cuộc sống hiện tại và trước mắt còn nhiều khó khăn . ở đâu đó trên đất nước bữa cơm chưa thật ngon, ngủ đêm chưa thực sự ngon giấc, mái trường dành cho trẻ thơ còn mưa nắng lọt qua vì còn bao nỗi lo riêng cho mỗi gia đình rơi vào cảnh bất hạnh  Chúng ta tin sẽ vượt . Vì chúng ta là con người Việt Nam .
 c- Mở bài : 
 Chất thơ trong văn xuôi là sự dung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người và giọng điệu, lời văn truyền cảm của tác giả đến người đọc . Để thấy rõ điều ấy, chúng ta đén với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài .
* Kết bài : Cùng với nhà văn Tô Hoài, ta nhận ra thiên nhiên, cuộc sống , con người có vẻ riêng của miền núi Tây Bắc . Chất thơ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài góp phần nâng cao cái đẹp của cuộc đời bình dị . Nó giúp con người vượt lên tren mọi đau khổ , tăm tối . Nó làm người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của đồng bào các dân tộc nơi đây . Nó khẳng định khát vọng tự do, tình yêu và sự đồng cảm con người . Nó giúp ngưopừi đọc thêm yêu , thêm quý mảnh đất mà nhiều người chưa có điều kiện đặt chân tới . Nó ghi nhận thành tựu nghệ thuật đặc biệt là tình cảm của Tô Hoài đã dành cho người dân miền núi một thời đánh giặc . Đây đích thực là chất thơ của đời sống . 
11- Diễn đạt trong văn nghị luận
 A-Trọng tâm kiến thức 
 * Nắm được những yêu cầu về diễn đạt và một số cách diễn đạt hay văn nghị luận 
 * Nhận biết được những đặc sắc trong cách diễn đạt của một đoạn văn, bài văn nghị luận 
1- yêu cầu về diễn đạt trong văn nghị luận 
+ Diễn đạt trong văn nghị luận đòi hỏi sử dụng từ ngữ chính xác, sinh động, truyền cảm và giàu tínn thuyết phục, dùng từ đúng nghĩa dặt câu đúng ngữ pháp hành văn trong sáng phù hợp với nội dung biểu đạt 
+ Lời văn nghị luận cần đảm bảo tính chặt chẽ chuẩn xác. phải sử dụng đúng và nhất quán các thuật ngữ chuyên môn, sử dụng các kiểu câu cho hợp lí 
+ Lời văn nghị luận cần phải kết hợp giữa lí chí và tình cảm . Yêu cầu người làm bài phải có niềm tin và lập trường vững vàng . Văn viết có hình ảnh, có truyền cảm , có giọng điệu riêng 
+ Tránh lối dùng từ khjuôn sáo lối viết khoa trương khoe trữ nhận định cực đoan, sử dụng hình ảnh và từ cảm thán tràn lan không đúng chỗ .
2- Mộ số cách diễn đạt hay 
 a- Dùng từ chính xác độc đáo 
 - Từ ngữ được dùng đúng lúc đúng chỗ, lột tả đúng thần thái bản chất sự vật sự việc 
 b- Viết câu linh hoạt 
 - Biết vận dụng tất cả các kiểu câu như câu ngắn , câu dài, khẳng định phủ định, câu cảm thán câu nghi vấn 
 c- văn viết có hình ảnh 
- Hình ảnh làm tăng sức thuyết phục làm cho chân lí vừa sáng tỏ vừa thấm thía .Những tư tưởng trừu tượng , khái quát khô khan sẽ được minh họa bằng hình ảnh cụ thể tạo nên khoái cảm cho người đọc người nghe 
d- lập luận chặt chẽ sắc sảo 
 Người viết cần vận dụng và triển khai các thao tác lập luận như diễn dịch, quy nạp , tổng-phân-hợp 
 e-Giọng văn biểu cảm 
Giọng văn thể hiện ở chỗ sôi nổi hăm hở đĩnh đạc trang nghiêm thương cảm . Muốn vậy người viết phải sử dụng các từ sưng hô từ tình thái một cách linh hoạt phát huy vai trò của ngữ âm của nhịp điệu 
B- Câu Câu hỏi :
diễn đạt trong văn nghị luận đặt ra yêu cầu gì 
những yêu cầu đó quan trọng ở chỗ nào 
những lỗi mắc trong diễn đạt và cách sửa 
Bài tập : 
Viết một đoạn văn diễn đạt giàu hình ảnh
Viết một đoạn văn diễn đạt giàu cảm xúc 
c- Viết một đoạn văn kết hợp giàu hình ảnh , cảm xúc và giọng điệu 
C- Đề kiểm tra 
 Nêu những cảm nhận sâu sắc của anh ( chị ) về đoạn thơ sau
 “Những tiếng đàn bọt nước 
 Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
 Li – la li – la li – la
 Đi lang thang về miền cô độc 
 Với vầng trăng chếnh choáng
 Trên yên ngựa mỏi mòn”
 ( Đàn ghi ta của Lôr-ca _ Thanh Thảo )
a- Viết một đoạn văn giàu hình ảnh 
b- Viết một đoạn văn giàu cảm xúc
c- Viết đoạn văn giàu hình ảnh, cảm xúc và giọng điệu.
D – Gợi ý trả lời 
Câu hỏi : (a,b,c dựa vào kiến thức trọng tâm để trả lời ) 
Bài tập :
 a- Đoạn thơ diễn tả cuộc chia tay của người Chinh phụ với người Chinh phu trong tác phẩm : “Chinh phụ ngâm” : 
“ Đưa chàng lòng dặng dặc buồn
Bộ khôn bằng ngựa thủy khôn bằng thuyền
Nước có chảy lòng phiền chẳng rửa
cỏ có thơm mà da khôn khuây
Nhủ rồi nhủ lại cầm tay
Bước đi mỗi bước giây giây lại dừng”
Cụ Hoài Thanh phát hiện rất tinh tế và có lời bình chuẩn mực . “Con ngựa kia sẽ được đi bằng bên chàng . Chiến thuyền kia cũng sẽ được đi bên chàng . Còn thiếp ? Thiếp phải quay trở lại . Buồn biết bao nhiêu . Cả tác giả và dịch giả đều thấy họ nói với nhau . Nhưng nói những gì ta đều không rõ , chỉ thấy đôi bàn tay nắm lấy bàn tay và truyền cho nhau hơi ấm của trái tim nóng hổi” 
 b- Kết thúc bài “Đồng chí” Chính Hữu sáng tạo được hình ảnh rất quen thuộc , cũng rất thơ mộng :
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Ta bắt gặp hai hình ảnh trong cùng một bình diện . Khẩu súng và vầng trăng . Súng là biểu tượng của tinh thần chiến đấu . Vầng trăng tươi tắn trong trẻo muôn đời nay vẫn là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống thanh bình . Hai sự vật vốn cách xa nhau được đưa về cùng một điểm để khẳng định mục đích , lí tưởng của anh bộ đội Cụ Hồ . Các anh đi chiến đấu để đem lại hòa bình cho Tổ quốc . 
 c- Chúng ta bắt gặp nỗi lòng Xuân Hương trong một bài thơ “Tự tình” 
“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om .
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm .
Tài tử văn nhân ai đó tá ,
Thân này đâu đã chịu già tom”
 Tiếng gà từ xa vọng lại cũng đủ để Xuân Hương thức giấc . Nữ sĩ nhìn ra không gian bên ngoài . Mọi chòm, xóm , bờ tre, mái rạ, cả những hẻo lánh xa gần . Tất cả đều choáng ngập nỗi buồn đau oán hận . Oán cho thân phận và hận vì tình duyên . Tuổi tác bà như vầng trăng bóng xế , lại khuyết không tròn trĩnh và đã “mõm mòm” .
Có hai âm thanh vang lên cùng với tiếng gà gáy . Đó là mõ và chuông chùa . Mõ và chuông chùa đều từ nơi tịch diệt , hư vô lánh xa trần tục .Cả hai âm thanh ấy vừa nhắc tới đã phủ nhận “không khua” , “chẳng đánh” . Thì ra đó là âm thanh vang lên từ cõi lòng sâu thẳm mà bật lên “mõ thảm”, “chuông sầu” cả không gian chìm đắm trong âm thanh rầu rĩ phiền muộn . Cũng có thể là âm thanh của mõ của chuông . Nhưng cảm nhân nghe được bằng sầu thảm tê tái chứng tỏ Nữ sĩ đã nghe bằng cảm nhận làm cho bài thơ có chiều sâu tâm trạng .
Đè kiểm tra : 
Sáu câu thơ của Thanh Thảo mà như tạc bức chân dung của Lor-ca . Hình ảnh “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” làm nổi bật không gian văn hóa . Đó là những trận đấu bò tót, khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới . Đằng sau hình ảnh ấy , người đọc liên tưởng tới cảnh đấu trường . Đấy là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng kkhát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài , giữa nền nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lor-ca . Nhưng ở góc độ nào ta cũng thấy Lor-ca đơn độc . Chàng sống mộng du với bầu trời , “Vầng trăng chếnh choáng” , “Trên yên ngựa mỏi mòn” 
Ta bát gặp sự đồng cảm mà sâu sắc giữa nhà thơ Thanh Thao và đối tượng cảm xúc – Người nghệ sĩ Lor-ca . Câu thơ giàu tính nhạc , mô phỏng âm thanh tiếng đàn “li la, li la , li la .” làm nổi bật hình tượng Lor- ca nghệ sĩ hát rong . Người đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình .
Sáu câu thơ vẽ được nhiều hình ảnh : 
 + Đi lang thang về miền đơn độc 
 +vầng trăng chếnh choáng 
 + Trên yên ngựa mỏi mòn 
 + Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt 
Có cả âm thanh 
 +Tiếng đàn bọt nước 
 + Mô phỏng cả tiếng đàn “li-la, li-la, li-la” 
Những hình ảnh và âm thanh góp phần phác thảo bức chân dung của người nghệ sĩ Lor-ca . Người mang tư tưởng dân chủ cách tân về nghệ thuật già nua Tây Ban Nha . Lor-ca là nghệ sĩ dân gian với tiếng đàn ghi ta , tiếng đàn tưởng như không bao giờ dứt , tiếng đàn giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng của nhân dân đất nước mình . Nhưng chao ôi! Lor-ca vẫn đơn độc , lang thang nhìn vầng trăng chếnh choáng , trên yên ngựa mỏi mòn . 
Thật đáng thương và cảm phục . Bởi người nghệ sĩ trong tiếng đàn đã thể hiện nhân cách nổi tiếng “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” . 
------------- HẾT ---------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an on thi TNTHPT.doc