Giáo án ôn thi TN.THPT – Ngữ văn 12

Giáo án ôn thi TN.THPT – Ngữ văn 12

Tiết 1,2

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN CUỐI THỂ KỈ XX.

I. Mục tiêu cần đạt:

 - Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ XX

 + Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá

 + Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

 + Đặc điểm văn học giai đoạn 1945 – cuối thế kỉ XX

 - Rèn kĩ năng tư duy, tổng hợp kiến thức văn học sử

 

doc 80 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1509Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn thi TN.THPT – Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
Tiết 1,2
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN CUỐI THỂ KỈ XX.
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ XX
 + Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá
 + Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
 + Đặc điểm văn học giai đoạn 1945 – cuối thế kỉ XX
 - Rèn kĩ năng tư duy, tổng hợp kiến thức văn học sử 
II. Tiến trình lên lớp: 
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ:
Bài ôn tập: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
GV: Yêu cầu HS xem lại toàn bộ bài viết khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến 1975
? Trình bày vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá 
? Nêu qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu 
HS: trả lời
- Chặng đường từ 1945 đến 1954
- Chặng đường từ 1955 đến 1964
- Chặng đường 1965 – 1975
? Trình bày đặc điểm văn học giai đoạn 1945 – 1975
HS: nêu 3 đặc điểm
GV: Yêu cầu HS xem lại toàn bộ bài viết khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX
? Trình bày vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá 
? Nêu qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu 
HS: 
- Chặng đường từ 1975 đến 1985
- Chặng đường từ 1986 đến hết thế kỉ XX
GV: yêu cầu học sinh trả lời ngắn gọn
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến 1975:
 1.Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
 - Cách mạng Tháng Tám thành công đưa đất nước ta sang trang sử mới, một chế độ chính trị mới, một nhà nước mới: nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.Nền văn học Việt Nam thống nhất chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 - Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ ác liệt kéo dài 30 năm đã chi phối mạnh mẽ, sâu sắc nền văn học. Đây là nền văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.
 - Về văn hoá: Từ 1945 đến 1975, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá xã hội chủ nghĩa ( Liên Xô, Trung Quốc)
 2.Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
 a.Chặng đường từ 1945 đến 1954: thời kì chống Pháp:
 * Nội dung: 
 - Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, con người kháng chiến anh hùng.
 - Bày tỏ niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào tương lai kháng chiến.
 *Thành tựu: Truyện kí, thơ ca, kịch.
 b.Chặng đường từ 1955 đến 1964: thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà.
 * Nội dung : 
 - Văn xuôi: mở rộng đề tài.
 - Thơ ca: phát triển mạnh mẽ.
 - Kịch: phát triển hơn trước.
 c.Chặng đường 1965 – 1975:
 * Nội dung: ca ngợi đất nước, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân hai miền Nam- Bắc trong chiến đấu chống Mĩ cứu nước.
 * Thành tựu: 
 - Truyện, kí phát triển mạnh.
 - Thơ ca đạt trình độ cao.
 - Kịch có nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
 3.Đặc điểm văn học giai đoạn 1945 – 1975:
 - Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, mang tính nhân dân sâu sắc.
 - Văn học gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước, tập trung vào hai đề tài chính: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
 - Văn học phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng, kết hợp với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
.II.Khái quát văn học giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX:
 1.Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá:
 * Xã hội:
 - Chiến thắng mùa xuân 1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất đất nước
 - Tuy nhiên, từ 1975 đến 1985, đất nước ta gặp những khó khăn, thử thách mới.
 -Từ năm 1986, công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường.
 * Văn hoá:
 - Mở rộng giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới.
 - Báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ.
àĐất nước bước vào công cuộc đổi mới, thúc đẩy nền văn học cũng đổi mới.
2.Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học từ 1975 đến hết thế kỉ XX:
 a.Chặng đường từ 1975 đến 1985:
 * Thơ ca: 
 - Nhiều nhà thơ có ý thức đổi mới thơ ca.
 - Trường ca nở rộ.
 * Văn xuôi: khởi sắc hơn thơ ca:
 - Một số tác giả có ý thức đổi mới cách nhìn, cách viết về chiến tranh và hiện thực cuộc sống.
 - Tác phẩm tiêu biểu: Hai người trở lại trung đoàn( Thái Bá Lợi), Gặp gỡ cuối năm ( Nguyễn Khải), Bến quê ( Nguyễn Minh Châu).
b.Chặng đường từ 1986 đến hết thế kỉ XX:
 * Đặc điểm: 
 - Có nhiều đổi mới, tính sáng tạo cá nhân được phát huy.
 - Văn học phát triển theo hướng dân chủ hoá.
 - Mang tính nhân bản sâu sắc.
 - Đề tài đa dạng, chủ đề phong phú.
 * Thành tựu: 
 - Văn xuôi thực sự khởi sắc: 
 + Tập truyện ngắn: Cỏ lau và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
 + Tiểu thuyết: Mảnh đất lắm người nhiều ma ( Nguyễn Khắc Trường), Thân phận tình yêu ( Bảo Ninh)
 + Bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? ( Hoàng Phủ Ngọc Tuờng)
 + Kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt và Tôi và chúng ta ( Lưu Quang Vũ)
III. Luyện tập: 
 Câu 1: Trình bày những đặc điểm văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ XX
 Câu 2: Đặc điểm văn học giai đoạn 1945 – 1975
Hướng dẫn về nhà: 
Học kĩ những kiến thức khái quát trong phần luyện tập 
 + Những đặc điểm văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ XX
 + Đặc điểm văn học giai đoạn 1945 – 1975
Ngày dạy:
Tiết 4,5
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về :
 + Vài nét về hoàn cảnh ra đời, mục đích của bản Tuyên ngôn
 + Kết cấu, nội dung và nghệ thuật lập luận của Người
- Rèn kĩ năng tư duy, nghị luận 
II. Tiến trình lên lớp: 
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ:
? Những đặc điểm văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ XX
 Đặc điểm văn học giai đoạn 1945 – 1975
Bài ôn tập: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
GV: giới thiệu nội dung ôn tập
? Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác Tuyên Ngôn độc lập.
? Bác viết bản Tuyên Ngôn
Nhằm mục đích gì 
HS: trả lời
? Trình bày nội dung chính của bản Tuyên Ngôn
GV: Hướng dẫn một số đề luyện tập
- GV ghi đề 
- HS nghe gợi ý và viết thành đoạn văn
GV: ghi đề 2 và gợi ý 
HS nghe gợi ý và viết thành đoạn văn
I. Hoàn cảnh sáng tác:
 - Ngày 19/8/1945, cách mạng tháng tám thành công ở Hà Nội. Ngày 26/8/1945 Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội . Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người viết bản “Tuyên Ngôn độc lập.”. Ngày 2.9.1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Bác đọc bản tuyên ngôn này.
 - Bản Tuyên Ngôn ra đời trong khi cách mạng còn non trẻ, bọn đế quốc, thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta:
+ Phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch được sự ủng hộ của đế quốc Mĩ.
+ Phía Nam là quân đội Pháp, với sự giúp đỡ của Anh.
II. Mục đích sáng tác của Bản Tuyên Ngôn
 - Tổng kết quá trình đấu tranh cách mạng giành chính quyền của nhân dân ta
 - Tuyên bố nền hoà bình độc lập của dân tộc cho đồng bào ta và nhân dân thế giới biết đồng thời khẳng định ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của toàn thể nhân dân ta.
 - Bác bỏ luận điệu xảo trá, ngăn chặn âm mưu trở lại xâm lược nước ta của các thế lực phản động.
III.Nội dung của Tuyên ngôn độc lập:
 * Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử to lớn
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của dân tộc Việt Nam.
+ Người đã tố cáo thức dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để gây tội ác đối với nhân dân ta về chính trị, kinh tế, văn hoáChúng còn hèn nhát bán nước ta cho Nhật, khủng bố Việt Minh chống Nhật.
+ Người khẳng định thái độ nhân đạo và khoan hồng của chúng ta đối với thực dân Pháp.
+ Người tuyên bố việc nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, kêu gọi Đồng minh công nhận độc lập của Việt Nam.
+ Người tuyên bố : “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
 * Nghệ thuật: Là áng văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, hùng hồn, mang tính chiến đấu mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục.
IV.Luyện tập: 
Đề 1: Anh (chị) cảm nhận gì về lời tuyên bố cuối cùng của bản “ Tuyên ngôn độc lập”? Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố những điều gì với thế giới và tuyên bố có ý nghĩa như thế nào ?
 * Gợi ý giải đề:
 -Nội dung: 
 + Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập 
 + Sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập
 + Dân tộc Việt Nam quyết giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
 -Ý nghĩa : quyền tự do, độc lập thiêng liêng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
Đề 2: Có thể nói “ Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn bản chính luận mẫu mực và cũng là áng văn xúc động lòng người 
 * Gợi ý : 
 -Tuyên ngôn độc lập là một văn bản chính luận mẫu mực:
+ Lập luận chặt chẽ trong toàn bài.
+ Lập luận xác đáng, giàu sức thuyết phục.
+ Lời lẽ hùng hồn, đanh thép, giọng văn hùng biện, trữ tình.
 -Tuyên ngôn độc lập là áng văn xúc động lòng người:
+ Chất văn của tác phẩm thể hiện qua tấm lòng của Bác đối với nước nhà, dân tộc.
+ Con người có tấm lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào về dân tộc mình, khát vọng độc lập, tự do với ý chí quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
+ Tất cả được thể hiện trên từng câu chữ, giọng văn vừa thiết tha vừa hùng hồn, đanh thép của áng văn mở nước này.
Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài : Hoàn cảnh ra đời, mục đích và nội dung của bản Tuyên ngôn 
- Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh với 2 đề luyện tập
IV. Rút kinh nghiệm: 
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ngày dạy: NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH
Tiết 6 
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về :
 + Vài nét về tác giả: con người,quê hương và sự nghiệp sáng tác
 + Phong cách và quan điểm sáng tác của Người 
 - Rèn kĩ năng tư duy, nghị luận 
II. Tiến trình lên lớp: 
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ:
 ? Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của Tuyên ngôn độc lập
Bài ôn tập: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
GV: giới thiệu nội dung ôn tập
? Trình bày tiểu sử của Hồ Chí Minh
HS: Trình bày theo mốc thời gian
? Yếu tố nào trong cuộc đời ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng của NAQ-HCM
? Hãy cho biết quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật
HS: trình bày 3 quan điểm
? Trình bày ngắn gọn sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh
HS: trả lời theo từng mảng
- Văn chính luận
- Truyện kí
- Thơ ca: 
? Thông qua sự nghiệp sáng tác, hãy cho biết phong cách nghệ thuật
HS: trả lời phải có dẫn chứng minh hoạ
GV: yêu cầu HS trả lời ngắn gọn
I. Tiểu sử Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh.
 1. Tiểu sử:
- Hồ Chí Minh thời niên thiếu tên là Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành; trong những năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà Nho nghèo yêu nước, quê ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An .Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan.
- Tuổi trẻ học chữ Hán ở nhà, học trường Quốc Học (Huế), rồi dạy tại trường Dục Thanh (Phan Thiết)
- Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước, từng sống và hoạt động tại nhi ...  có thể đơn giản là một thái độ cảm thông, khích lệ với bạn bè, người thân, giúp họ vượt qua đau khổ; nó cũng có thể là tấm lòng khoan dung vị tha với lỗi lầm của người khác; và nó còn là tấm lòng hào hiệp tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta.... Khi ta yêu thương, giúp đỡ người khác, chắc chắn ta cũng nhận được tình cảm yêu thương trân trọng của người khác dành cho mình.
	Tình thương hóa giả nỗi đau, hận thù. Tình thương khiến cho con người sống gắn bó, hòa thuận hơn. Tình thương làm cho con người trong sáng thanh thản, đời sống tình cảm xã hội đẹp hơn.
	Tình thương đúng là hạnh phúc của con người.
Đề 2: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”.
	Nói đến mục đích học tập, tổ chức UNESCO đã đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình”.
	Trong cuộc sống hiện tại, nhiều học sinh, sinh viên còn lúng túng chưa xác định đúng mục đích học tập của mình. Vì vậy, đề xướng của UNESCO có ý nghĩa định hướng hết sức quan trọng.
	“Học để biết”, tức là học để tiếp thu kiến thức. Bởi vì con người có thông minh, uyên bác đến đâu thì kiến thức cá nhân vẫn chỉ là hữu hạn còn kiến thức nhân loại thì vô hạn. Muốn “biết” nhiều thì phải “học”.
	“Học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình” là yêu cầu thực hành, vận dụng vốn kiến thức đã “biết” để tạo nên những thành quả có ích cho bản thân, gia đình, cho cuộc sống của nhân loại. Ví dụ có học sinh mơ ước học tập để trở thành kỹ sư nông nghiệp lai tạo ra giống cây trồng mới có năng suất phục vụ đời sống, có người muốn học để chế ngự thiên nhiên.... Khi vận dụng kiến thức tạo nên thành quả càng có giá trị cho đời sống con người thì ta đã từng bước hoàn thiện nhân cách mình, khẳng định giá trị của mình.
	Mục đích học tập do UNESCO đề xướng đặt ra yêu cầu từ thấp đến cao và có mối quan hệ chặt chẽ. Mục đích đó hoàn toàn đúng đắn có tác dụng định hướng cho mục đích học tập của học sinh, sinh viên ngày nay.
 4. Hướng dẫn: 
 - Học bài: + Hoàn cảnh ra đời tác phẩm ” Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” 
 + Nội dung chính của tác phẩm 
 + Dàn ý trong nghị luận xã hội 
 - Viết bài văn nghị luận với đề bài luyện tập 
Ngày dạy: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 
Tiết 40,41,42 
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về tác phẩm nước ngoài 
 + Vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm
 + Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật
 + Tóm tắt tác phẩm 
 - Rèn kĩ năng nhớ và phân tích một số chi tiết về nội dung và nghệ thuật .
II. Tiến trình lên lớp: 
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Kiểm tra các đoạn văn nghị luận xã hội 
 3. Bài ôn tập: 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
GV: giới thiệu nội dung ôn tập
? Trình bày những nét chính về con người Sôlôkhốp
HS: trình bày những nét chính và tác phẩm tiêu biểu 
? Hãy tóm tắt truyện Số phận con người: 
HS: trả lời 
GV: nhận xét 
? Nêu chủ đề và ý nghĩa của truyện 
HS: trả lời 
GV: giới thiệu nội dung ôn tập
? Trình bày những nét chính về con người Lỗ Tấn
HS: trình bày những nét chính và tác phẩm tiêu biểu
? Hãy tóm tắt truyện Thuốc 
HS: trả lời 
GV: nhận xét 
? Tìm ý nghĩa của nhan đề Thuốc 
? Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người
HS: trả lời 
? Ý nghĩa truyện ngắn Thuốc
GV: giới thiệu nội dung ôn tập
? Trình bày những nét chính về con người Hê-minh-uê
HS: trình bày những nét chính
? Trình bày Nguyên lý “Tảng băng trôi”:
HS: trả lời 
? Hãy tóm tắt truyện Ông già và biển cả
HS: trả lời 
GV: nhận xét 
? Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm
HS: trả lời 
GV: nhận xét 
Bài 1: SỐ PHẬN CON NGƯỜI 
1. Vài nét về tác giả Sôlôkhốp :
 Mikhain Sôlôkhốp (1905 – 1984) là một nhà văn Nga lỗi lạc. Ông sinh vùng thảo nguyên sông Đông và sớm tham gia cách mạng.. Ông gắn bó máu thịt với con người và cảnh vật và cảnh vật vùng sông Đông. Năm1922 ông lên Mátcơva ông làm nhiều nghề để kiếm sống và thực hiện ước mơ viết văn. Năm 1925, ông trở về quê và viết “ Sông Đông êm đềm”. Năm 1932 gia nhập vào Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1939, ông được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Chiến tranh vệ quốc với tư cách phóng viên, ông có mặt trên nhiều chiến trường. Năm 1965, ông được tặng giải thưởng Nobenl về văn học.
 Tác phẩm tiêu biểu: Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Số phận con người, Truyện Sông Đông.
2. Tóm tắt truyện Số phận con người: 
 Anđrây Xôcôlốp vốn là một chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã tham gia chống phát xít trong đại chiến II, chịu nhiều mất mát, đau thương. Năm 1922, cả nhà bị chết đói, riêng anh làm thuê ở xa nên sống sót, sau đó lấy vợ và có 3 con. Trong chiến tranh, bản thân anh bị thương, bị bắt làm tù binh trong trại tập trung của phát xít Đức, sau 2 năm anh mới trốn thoát trở về với Hồng quân Liên xô. Trong lúc đó, vợ và 2 con gái của anh đã bị bom giặc giết hại. Con trai của anh là đại uý pháo binh Anatoni cùng cha tiến đánh Béclin. Người con đã hi sinh đúng vào ngày chiến thắng. Giải ngũ, anh đã nhận Vania, một đứa bé mồ côi cha mẹ do chiến tranh, làm con nuôi. Hai tâm hồn cô đơn đã gặp nhau. Nhưng số phận vẫn chưa buông tha. Trong một lần lái xe, vô tình xe anh đụng phải con bò. Con bò vẫn lành lặn nhưng anh bị đuổi không cho lái xe nữa. Xôcôlốp cùng bé Vania đành đi đến một phương trời khác để kiếm sống.
 3. Chủ đề và ý nghĩa truyện ngắn
 - Chủ đề: Qua số phận nghiệt ngã, đau thương của con người trong chiến tranh, nhà văn lên án thảm hoạ chiến tranh, ca ngợi tinh thần yêu nước, lòng nhân hậu của người dân Nga và niềm tin bất diệt của họ vào cuộc sống, vào tương lai- niềm tin của những số phận vốn đã phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.
 - Ý nghĩa của truyện ngắn “Số phận con người” – Sô-lô-khôp
	Truyện ngắn “Số phận con người” (1957) của Sô-lô-khôp là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng tác phẩm lớn. Tác phẩm thể hiện cách miêu tả nhân vật, khám phá tình anh Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô-Viết. Sự thật táo bạo bao trùm tác phẩm. Ông coi trọng sứ mạng cao cả của nghệ thuật: ca ngợi nhân dân: người lao động, người anh hùng. Qua tác phẩm, lần đầu tiên nhà văn đặt ra vấn đề mang ý nghĩa xã hội: số phận con người sau chiến tranh.
Bài 2: THUỐC
 1. Vài nét về tác giả Lỗ Tấn
 Lỗ Tấn ( 1881 – 1936) tên khai sinh là Chu Chương Thọ sau đổi là Chu Thụ Nhân người tỉnh Chiết Giang,Trung Quốc.Ông là nhà văn cách mạng, là danh nhân văn hoá nhân loại ở thế kỉ XX. Mười ba tuổi, cha ông bị bệnh nặng nhưng không có thuốc nên đã qua đời. Thời trẻ, ông đã nhiều lần đổi nghề: nghề hàng hải (để mở rộng tầm hiểu biết), nghề khai khoáng (để làm giàu cho đất nước), nghề y (để chữa bệnh cho người nghèo). Sau đó ông chuyển sang nghề viết văn với mục đích rõ ràng: phơi bày căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người cách chữa trị căn bệnh đó.
 * Tác phẩm tiêu biểu: Ba tập truyệnngắn: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới . 16 tạp văn, 75 bài thơ.
2.Tóm tắt truyện ngắn “ Thuốc”
 Vợ chồng lão Hoa Thuyên - Chủ quán trà Hoa có đưa con trai bị ho lao. Có người bày cho bài thuốc chữa bệnh. Vợ chồng lão Hoa thương con nên đem tiền mua chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ Cách mạng vừa mới bị chém chết về cho con ăn với ước mong giành lại được sinh mạng cho con nhưng sau đó thì bé Thuyên đã chết.
 Còn trong quán trà mọi người say sưa bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ Cách mạng vừa mới hi sinh nhưng mọi người không hiểu việc làm của anh nên cho đó là giặc, là kẻ làm loạn.
Trong tiết Thanh minh, bà mẹ gặp của Hạ Du và mẹ của bé Thuyên lại nhau trong nghĩa địa. Họ cảm thông cho nhau và cùng ngạc nhiên vì trên mộ Hạ Du có vòng hoa ai mới đặt, người mẹ đã hiểu ra được việc làm cao đẹp của con mình.
3. Ý nghĩa của nhan đề “ Thuốc ” – Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người :
 Nhan đề “ Thuốc ” ( hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn “ Thuốc ”) của Lỗ Tấn có nhiều lớp nghĩa : 
 - Trước hết, nhà văn vạch trần sự mê tính dị đoan của nhân dân Trung Quốc tin rằng ăn bánh bao tẩm máu người sẽ chữa được bệnh lao. Từ đó, Lỗ Tấn chỉ ra: phải tìm được phương thuốc thật sự để trị bệnh .
 - Với từ cách là một nhà cách mạng, Lỗ Tấn khẳng định, cách mạng Trung Quốc muốn thành công phải tìm được phương thuốc trị bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng, bệnh mê muội, lạc hậu của quần chúng nhân dân Trung Quốc.
4.Ý nghĩa truyện ngắn Thuốc:
 - Phê phán sự lạc hậu của quần chúng nhân dân trong nhận thức khoa học, trong quan niệm chính trị. 
 - Bày tỏ thái độ trân trọng và kính phục người chiến sĩ cách mạng và ngầm ý phê phán sai lầm của người chiến sĩ cách mạng khi thoát li khỏi quần chúng
Bài 3: ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
1. Vài nét về tác giả Hê-minh-uê 
 Hê-minh-uê (1899 – 1961) là nhà văn Mỹ nổi tiếng ,sinh ra trong một gia đình khá giả tại thành phố nhỏ thuộc ngoại vi Chicagô. Từ nhỏ, ông đã yêu thích thiên nhiên hoang dã, ưa phiêu lưu mạo hiểm.Ông đã để lại dấu ấn trong văn xuôi hiện đại phương Tây và thế giới.Ông từng làm nghề viết báo,phóng viên báo chiến trưồngch đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 .Dù viết về đề tài nào ông đều nhằm ý đồ viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người. Ông là người đề xướng nguyên lý “Tảng băng trôi”.Năm 1954, ông được giải thưởng Nôbel về văn học.
* Các tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí (1929),Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả (1952) 
2. Nguyên lý “Tảng băng trôi”:
 - Khi tảng băng trôi thì phần nổi trên mặt nước thường rất nhỏ còn phần chìm rất lớn. Mượn hình ảnh “Tảng băng trôi”, Hemingway nêu yêu cầu đối với các tác phẩm văn học (cũng có thể hiểu đối với nhà văn) là phải tạo ra “ý tại ngôn ngoại”, “mạch ngầm văn bản”.
 - Yêu cầu tác phẩm văn chương phải hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa sâu kín. Nhà văn không trực tiếp công khai phát biểu cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ra được phần ẩn ý của tác phẩm.
3. Tóm tắt tác phẩm Ông già và biển cả
 Truyện kể về chuyến đi biển của ông lão Xantiagô, 74 tuổi. Sau những ngày dài lênh đênh trên biển chẳng kiếm được con cá lớn nào.Ông đã một mình ra khơi và câu được một con cá kiếm rất to. 
 Sau 3 ngày đêm vất vả quần nhau với con cá hung dữ, có lúc gần như đã kiệt sức, nhưng bằng ý chí, sức chịu đựng kì diệu, ông đã hạ được con cá, buộc vào mạn thuyền và trở vào bờ. Dọc đường, đàn cá mập bơi lại tấn công con cá kiếm. Ông đã phải chiến đấu với đàn cá mập. Nhưng khi thuyền về đến bến, ông lão toàn thân bê bết máu, rã rời bên xác con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương khổng lồ. 
 * Ý nghĩa: Truyện viết về cá, về biển khơi và người đánh cá nhưng thể hiện một chân lý lớn lao về cuộc đời. Đó là ý chí, nghị lực kỳ diệu của con người trước những thử thách, là khát vọng chiến thắng, khát vọng vương tới cái đẹp đẽ, lớn lao.
4. Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm:
- Là hình ảnh của thiên nhiên đẹp đẽ, vĩ đại, kiêu hùng.
- Thiên nhiên ấy có mối quan hệ phức tạp với con người; có thể vừa là bạn, vừa là đối thủ.
- Biểu tượng của ước mơ vừa bình thường, giản dị vừa đẹp đẽ, cao cả mà nỗi con người đều từng đeo đuổi ít nhất một lần trong đời.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoan_on_thi_TN_THPT.doc