Giáo án Ngữ văn - Tuần 1, 2, 3: Nội dung chất thép trong thơ Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn - Tuần 1, 2, 3: Nội dung chất thép trong thơ Hồ Chí Minh

Tuần 1, 2, 3: NỘI DUNG CHẤT THÉP TRONG THƠ HỒ CHÍ MINH.

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Nắm được một cách đầy đủ nhất “chất thép” trong thơ Hồ Chí Minh và đặc biệt là trong tập thơ “Nhật kí trong tù”.

- Biết cách phân tích “chất thép” trong một bài thơ của Hồ Chí Minh.

II. Phương tiện thực hiện: SGV, SGK, STK, Thiết kế bài dạy học.

III. Phương pháp tiến hành: Vấn đáp, thuyết giảng, thảo luận nhóm

IV. Tiến trình tổ chức dạy học:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn - Tuần 1, 2, 3: Nội dung chất thép trong thơ Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24.08.2008.
Ngày dạy: 30.08,06,13.09.2008
Tuần 1, 2, 3: NỘI DUNG CHẤT THÉP TRONG THƠ HỒ CHÍ MINH. 
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 
- Nắm được một cách đầy đủ nhất “chất thép” trong thơ Hồ Chí Minh và đặc biệt là trong tập thơ “Nhật kí trong tù”.
- Biết cách phân tích “chất thép” trong một bài thơ của Hồ Chí Minh.
II. Phương tiện thực hiện: SGV, SGK, STK, Thiết kế bài dạy học.
III. Phương pháp tiến hành: Vấn đáp, thuyết giảng, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chất thép trong thơ Hồ Chí Minh.
- Thép là gì? 
- Chất thép trong thơ có những nội dung nào?
HS trả lời.
HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
I. Khái niệm chất thép:
 1. Khái niệm chất thép: là một hình ảnh ẩn dụ, được Bác dùng chỉ tính chiến đấu, chỉ tinh thần, tình cảm cách mạng, tinh thần chiến sĩ. Đó là nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách, là phong thái ung dung tự chủ, lạc, quan tin tưởng hướng về tương lai....
 2. Thơ văn có chất thép là gì?
- Đề cập đến nội dung chiến đấu, cách mạng và hình tượng người chiến sĩ.
- Có giọng điệu hừng hực khí thế chiến đấu, phải cất cao những lời kêu gọi, cổ vũ, động viên, khích lệ. Đương nhiên thứ thơ văn ấy bao giờ cũng được coi như một thứ vũ khí đấu tranh. Nhà văn, nhà thơ phải là những chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ.
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chất thép thể hiện trong tập “Nhật kí trong tù”.
- GV thuyết giảng: “Nhật kí trong tù” được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà thơ là một chiến sĩ cộng sản bị quân thù giam hãm trong chốn ngục tù, bị đày đoạ cả thể xác lẫn tinh thần. Tuy vậy, Bác vẫn viết được những vần thơ tuyệt diệu, đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
- Chất thép được thể hiện trong “Nhật kí trong tù” như thế nào? Ví dụ minh hoạ?
HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
II. Chất thép được thể hiện rất đa dạng trong tập thơ “Nhật kí trong tù”:
- Trước hết, đọc “Nhật kí trong tù” ta thấy chất thép thể hiện rất rõ qua những bài thơ đả kích, châm biếm, tố cáo kẻ thù (Lai Tân, Tiền vào nhà lao, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Chia nước..).
- Thể hiện trực tiếp qua những bài thơ nói lên tinh thần, ý chí nghị lực phi thường của người chiến sĩ cộng sản trong chốn ngục tù (Bốn tháng rồi, Không ngủ được, Nghe tiếng giã gạo, Tự khuyên mình...).
- Thể hiện gián tiếp qua những cảm xúc trữ tình trước cảnh đẹp thiên nhiên (Cảnh chiều hôm, Giải đi sớm, Ngắm trăng...).
- Toát ra từ nụ cười hóm hỉnh nhẹ nhàng của Bác trong cảnh tù đày, lao lí (Nói cho vui, Đi Nam Ninh, ghẻ,...).
=> Chất thép trong “Nhật kí trong tù” là chất thép trong tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện qua những vần thơ.
HĐ 3: Hướng dẫn HS phân tích chất thép trong một bài thơ bất kì.
- GV cho 4 bài thơ trong “Nhật kí trong tù”, yêu cầu HS phân tích chất thép.
Các nhóm thảo luận theo yêu cầu, cử đại diện trình bày.
Nhóm 1: Bài “Ngắm trăng”.
Nhóm 2: Bài “Cảnh chiều hôm”.
Nhóm 3: Bài “Nghe tiếng giã gạo”.
Nhóm 4: Bài “Mới ra tù tập leo núi”
III. Phân tích chất thép trong một bài thơ trích trong tập “Nhật kí trong tù:
“Ngắm trăng”
- Hoàn cảnh ngắm trăng rất đặc biệt.
- “Trong tù không rượu cũng không hoa”-> tả thực cảnh sống của người tù, ngay cả cơm ăn, nước uống còn thiếu, làm gì có nổi rượu và hoa?
- “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”-> Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí nhà thơ như tự hỏi mình vừa giải bày hoàn cảnh với khách quý. Trong ba yếu tố thưởng nguyệt thì ở đây thiếu tới hai yếu tố (Rượu và hoa).
- “ Người ngắm ..... ngắm nhà thơ”-> Cả hai nhân vật trữ tình đều vượt lên trên hoàn cảnh để đến được với nhau.
- Chất thép còn được nhận ra từ vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong việc hướng về ánh sáng, hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên trong tư thế của một thi nhân hoàn toàn tự do về tâm hồn.
 4. Củng cố: Theo mục tiêu cần đạt.
 5. Dặn dò: Tìm đọc và phân tích chất thép trong thơ Hồ Chí Minh, chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 12 ba cot.doc