Tiết: 43
QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức.
- Nắm được khái niệm quá trình văn học.
- Bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học tiêu biểu.
2.Kĩ năng. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản lí luận văn học.
3.Thái độ. Có tình yêu đối với văn học.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của thầy: sgk, bài soạn, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của trò: sgk, vở soạn, bảng phụ.
C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH. Nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ngày giảng: Lớp giảng: Tiết: 43 Quá trình văn học và phong cách văn học A. mục tiêu bài học. Giúp học sinh: 1. Kiến thức. - Nắm được khái niệm quá trình văn học. - Bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học tiêu biểu. 2.Kĩ năng. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản lí luận văn học. 3.Thái độ. Có tình yêu đối với văn học. B. chuẩn bị của thầy và trò 1. Chuẩn bị của thầy: sgk, bài soạn, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của trò: sgk, vở soạn, bảng phụ. C.Cách thức tiến hành. Nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp. D.Tiến trình lên lớp. 1- Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm quá trình văn học. GV: Văn học là gì? (Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù.) GV: Giữa văn học và lịch sử có mối quan hệ với nhau như thế nào? + VH phản ánh đời sống (l/s xh) bằng hình tương. VD: CPhèo. + Những biến động của LSXH thường tạo nên những chuyển biến trong LS phát triển của VH. (VD: Trào lưu thơ mới). GV: (? VHVN có mấy bộ phận? + VHDG và VH viết. ? Quá trình pt của VH viết: 3 thời kì: + Từ TK X-> XIX. + Từ TK XX-> CMT8-1945. + Từ 1945-> hết TKXX.) GV: Quá trình văn học là gì? Thao luận nhóm nhỏ: GV: Nêu các quy luật chung của quá trình văn học? Lấy ví dụ? GV: Em hiểu như thế nào về quy luật kế thừa cách tân của văn học? GV lấy ví dụ. GV: Truyện Kiều - ND (Cốt truyện, hình thức, ...) XD... GV: Thế nào là trào lưu? VD? GV lấy VD: trào lưu thơ mới xuất hiện khi nào? đến nay còn không? (1932-1945). Hay kể tên những tác giả tiêu biểu? Sáng tác của những tác giả này có gì gần gũi nhau? ( Phá vỡ tính quy phạm, cái tôi cá nhân được bộc lộ một cách rõ nét đem đến cho thi ca một sức sống mới). GV: Thế nào là trào lưu văn học? GV: Kể tên những trào lưu văn học VN mà em biết? Gv thuyết trình thêm. GV: Kể tên những trào lưu văn học lớn trên TG mà em biết? GV: Những đặc trưng cơ bản của các trao lưu VH lớn trên TG Hoạt động 2 Hướng dẫn h/s củng cố kiến thứcqua việc luyện tập I- Quá trình văn học. 1- Khái niệm quá trình văn học. - Quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử. (Tg, tp, trào lưu, khuynh hướng) - Quy luật cơ bản của quá trình văn học: + Văn học gắn bó với đời sống. + Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân. . Kế thừa: là dựa trên nền tảng truyền thống, sử dụng các yếu tố nghệ thuật truyền thống: ND, HT... . Cách tân: Làm ra cái mới chưa từng có. -> Kế thừa là cơ sở tồn tại của văn học, cách tân làm cho văn học luôn vận động và phát triển. + Văn học tồn tại, vận động trong sự bảo lưu tiếp biến: giữ gìn, phát huy những tinh hoa của truyền thông; tiếp thu có chọn lọc và cải biến cho phù hợp những tinh hoa văn học của thế giới. 2- Trào lưu văn học. - Khái niệm trào lưu Xu hướng đang được đông đảo người theo trong một lĩnh vực tư tưởng, văn hóa,... nào đó. Nó ra đời và mất đi trong một khoảng thời gian nhất định - Khái niệm trào lưu văn học Trào lưu văn học là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tác miêu tả hiện thực, tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống văn học dân tộc hoặc của một thời đại. Nó chỉ tồn tại ở một thời gian nhất định. + ở VN: Trào lưu văn học lãng mạn ,trào lưu văn học hiện thực(30-45).Sau CMT8/1945 trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa . + Trên TG: văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, CN lãng mạn, CN hiện thực phê phán, CN hiện thực XHCN - Đặc trưng cơ bản của các trào lưu văn học lớn trên TG. STT Trào lưu VH Đặc trưng cơ bản. 1 Văn học Phục hưng Đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nhiệt thời trung cổ. 2 Chủ nghĩa cổ điển Đề cao lí trí, sáng tác theo quy phạm chặt chẽ. 3 Chủ nghĩa lãng mạn Đề cao những nguyên tắc chủ quan, thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, xây dựng hình tượng sao cho phù hợp với lí tưởng và ước mơ của nhà văn. 4 Chủ nghĩa hiện thực phê phá n Thiên về những nguyên tắc khách quan, chú ý chọn đề tài trong đời sống hiện thực. Chủ trương " nhà văn là nhà thư ký trung thành của thời đại", quan sát thực tế để sáng tạo các điển hình. 5 CN hiện thực XHCN Miêu tả cuộc sống cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân. 4. củng cố: Cho HS làm bài tập 1-SGK/tr.183. STT Trào lưu Đặc trưng cơ bản 1 VHLM (Chữ người tử tù) -Lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, cố gắng xây dựng hình tượng nghệ thuật sao cho phù hợp với lí tưởng và ước mơ của nhà văn. (Nguyễn Tuân hướng về quá khứ và tưởng tượng tình huống gặp gỡ đầy éo le, oái oăm giữa người tử tù HC với viên quản ngục, tưởng tượng cảnh HC cho chữ trong nhà giam. NT xây dựng hình tượng HC phù hợp với lý tưởng thẩm mĩ của ông về con người mang vẻ đẹp tài hoa, thiên lương trong sáng, khí phách anh hùng, dũng cảm chống lại cường quyền bạo ngược.) 2 VHHTPP HPCMTG (Số Đỏ- VTP) - Lấy đề tài trong c/s hiện thực, chủ trương " nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại"quan sát thực tế để sáng tạo các điển hình. (VTP xoáy vào hiện tại, ghi lại một cách chân thực những cái đồi bại lố lăng, vô đạo đức của XH tư sản, thành thị đương thời. VTP sáng tạo một loạt điển hình để bóc trần bộ mặt giả dối của những kẻ thượng lưu thành thị, để chôn vùi cả cái XH xấu xa, đen tối đó.) 5. Dặn dò: Về nhà soạn tiếp phần II. Ngày giảng: Lớp giảng: Tiết: 44 Quá trình văn học và phong cách văn học ( Tiếp theo) A. mục tiêu bài học. Giúp học sinh: 1. Kiến thức. - Nắm được khái niệm phong cách văn học. - Biết nhận diện những biểu hiện của phong cách văn học . 2.Kĩ năng. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản lí luận văn học. 3.Thái độ. Có tình yêu đối với văn học. B. chuẩn bị của thầy và trò 1. Chuẩn bị của thầy: sgk, bài soạn, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của trò: sgk, vở soạn, bảng phụ. C.Cách thức tiến hành. Nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp. D.Tiến trình lên lớp. 1- Kiểm tra bài cũ. Quá trình văn học là gì? Trào lưu văn học là gì? 2. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1.Hướng dẫn h/s tìm hiểu khái niệm phong cách văn học. Cho h/s thảo luận nhóm theo cặp (5') GV: Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu? Các nét phong cách ấy thể hiện ở những phương diện nào, trong một hay nhiều tác phẩm? Từ đó cho biết thế nào là phong cách học? -HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. GV:Cho biết phong cách của một số nhà văn nhà thơ mà em biết? Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s kl Quá trình văn học là gì? Hoạt động nổi bật của quá trình văn học? Thành tựu của quá trình văn học? Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s luyện tập * Hoạt động 2: GV cho HS tìm hiểu về phong cach văn học. - GV cho HS đọc phần II.1 - GV có thể đa ra một số nhà văn tiêu biêu, có phong cách nổi bật để HS thảo luận, nhận xét phong cách của từng nhà văn, nhà thơ. - GV tổng hợp, khái quát đi đến khái niệm phong cách văn học. - HS đọc phần II.2. GV cho HS cảm nhận , lấy VD minh hoạ qua các tác phẩm đã học làm nổi bật những biểu hiện của phong cách. - GV nhận xét, chốt ý. * Hoạt động 3: GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK T183. * Hoạt động 4: GV hớng dẫn HS làm bài tập. GV chia lớp thành 4 nhóm: nhóm 1,3 BT1; nhóm 2,4 BT2. Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày. Các nhòm nhận xét bổ xung. GV chốt ý. Bài tập 1: Nhận xét sự văn tắt khác biệt về đặc trng của văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán qua truyện " Chữ ngời tử tù" ( Nguyễn Tuân) và đoạn trích " Hạnh phúc của một tang gia" ( trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng). Bài tập 2: Nêu những nét chính của phong cách nghệ thật Nguyễn Tuân và Tố Hữu. I. Quá trình văn học. 1. Khái niệm quá trình văn học. 2. Trào luư văn học. II.phong cách văn học. 1. Khái niệm phong cách văn học. - Phong cách văn học là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác gia trong quá trình nhận thức và phản ánh c/s, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể.( Phong cách là dấu ấn độc đáo của cá nhân nhà văn trong sáng tác văn học) - Phong cách văn học in đậm dấu ấn dân tộc và dấu ấn thời đại. 2. Những biểu hiện của phong cách văn học. - Giọng điệu riêng biệt, cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá của t/g. - Sự sáng tạo những yếu tố thuộc nội dung tác phẩm in đậm dấu ấn riêng của t/g. - Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp kĩ thuật mang dấu ấn riêng. - Thống nhất từ cốt lõi, nhưng sự triển khai phải đa dạng, đổi mới. - Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật. III. Kết luận Ghi nhớ SGK T 183 IV. luyện tập. Bài 2 ( 183) * Nét chính phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. - Thể hiện rõ nét chất tài hoa và uyên bác ( Đây chính là nét bao trùm nhất trong phong cách Nguyễn Ruân).Tài hoa trong việc dựng người , dựng cảnh,trong những so sánh liên tưởng táo bạo, bất ngờ,... Uyên bác trong việc vận dụng sự hiểu biét thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau để quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng, mang đến cho người đọc một khối lượng tri thức đa dạng, phong phú. - Có cảm hứng đặc biệt trước những tính cách phi thường, xuất chúng, những phong cảnh tuyệt mĩ, gió bão, thác ghềnh dữ dội. - Thường tiếp cận phát hiện, miêu tả, khen, chê sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ; Nhiều nhân vật ( nhất là những nhân vạt chính diện)đều được thể hiệnnhư những người tài hoa nghệ sĩ. * Nét phong cách nghệ thuật Tố Hữu. - Nội dung tác phẩm mang chất trữ tình chính trị. - Nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc.
Tài liệu đính kèm: