Giáo án Ngữ văn tiết 19: Tố Hữu

Giáo án Ngữ văn tiết 19: Tố Hữu

TỐ HỮU

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS: - Hiểu được Tố Hữu là nhà thơ cách mạng xuất sắc, thơ Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam hiện đại.

- Nắm được những thành tựu của thơ Tố Hữu qua các chặng đường sáng tác.

- Hiểu được những nét chủ yếu của phong cách thơ Tố Hữu.

II. Chuẩn bị

 - Giáo án; phương pháp: nêu vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở.

 - HS soạn bài.

III. Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định lớp; Kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích các ý chính của đoạn thơ sau: “Ta về, mình có nhớ ta-Ta về ta nhớ những hoa cùng người,. Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6299Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn tiết 19: Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5; Tiết 19
TỐ HỮU
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: - Hiểu được Tố Hữu là nhà thơ cách mạng xuất sắc, thơ Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam hiện đại.
- Nắm được những thành tựu của thơ Tố Hữu qua các chặng đường sáng tác.
- Hiểu được những nét chủ yếu của phong cách thơ Tố Hữu.
II. Chuẩn bị
	- Giáo án; phương pháp: nêu vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở.
	- HS soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định lớp; Kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích các ý chính của đoạn thơ sau: “Ta về, mình có nhớ ta-Ta về ta nhớ những hoa cùng người,... Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”.
	3. Giới thiệu bài mới: Tố Hữu được đánh giá là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lý tưởng cộng sản. Thơ của Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam.
	4. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bổ sung
Nêu các ý cơ bản về cuộc đời nhà thơ Tố Hữu.
Thơ Tố Hữu đã gắn bó với sự nghiệp cách mạng như thế nào?
I. Cuộc đời
- Tố Hữu, tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920. Quê ở làng Phù Lai, Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế. Con người, phong cảnh Huế, giọng trữ tình của văn hoá Huế đã ảnh hưởng sâu đậm đến phong cách thơ Tố Hữu.
- Cha là nhà nho, ham thơ và thích sưu tầm ca dao, tục ngữ - mẹ thuộc nhiều dân ca Huế và rất thương con èẢnh hưởng đến tâm hồn nhà thơ.
- Được lý tưởng cộng sản soi đường (1937 được kết nạp Đảng).
- Ở Tố Hữu: con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn với sự nghiệp cách mạng
Thơ Tố Hữu có đặc điểm gì?
Nêu nội dung của tập thơ “Từ ấy”
Tập thơ “Việt Bắc” mang những nội dung chủ yếu nào?
II. Sự nghiệp văn học
1. Con đường thơ của Tố Hữu
- Thơ Tố Hữu gắn với lý tưởng cộng sản và cuộc đấu tranh cách mạng.
- Các chặng đường thơ Tố Hữu song hành với các giai đoạn cách mạng, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
* “Từ ấy” (1937 - 1946)
- Là chặng đường đầu, 10 năm hoạt động sôi nổi say mê từ giác ngộ đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng.
Tập thơ chia thành 3 phần:
+ Máu lửa: Tiếng reo náo nức của tâm hồn gặp lý tưởng cộng sản.
+ Xiềng xích: đấu tranh trong nhà tù; sự trưởng thành vững vàng; khát khao tự do, hành động.
+ Giải phóng: ngợi ca chiến thắng của cách mạng, nền độc lập, tự do.
* “Việt Bắc” (1946 – 1954)
- Là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến, phản ánh chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của kháng chiến chống thục dân Pháp.
- Thể hiện thành công hình ảnh, tâm tư của quần chúng nhân dân kháng chiến.
- Kết tinh tình cảm lớn lao của con người Việt Nam trong kháng chiến, bao trùm tất cả là lòng yêu nước.
- Là bước chuyển của hồn thơ TH trong chặng đường mới hướng về quần chúng cách mạng mang tính sử thi đậm nét.
Nêu khái quát các ý chính của mỗi tập thơ.
* “Gió lộng” (1955-1961)
- Tập trung vào các chủ đề: 
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
+ Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam.
+ Tinh thần quốc tế vô sản.
- Tập thơ mang đậm cảm hứng lãng mạn, khuynh hướng sử thi, thể hiện cái tôi trữ tình đa dạng, đánh dấu bước tiến mới của nghệ thuật thơ Tố Hữu.
* “Ra trận” (1962 – 1971) * “Máu và hoa” (1972 – 1977)
- Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là khúc ca ra trận, mệnh lệnh tiến công và là lời cổ vũ hào hứng của cả dân tộc trong cuộc chiến đấu ở hai miền Nam – Bắc.
+ Khẳng định lòng yêu nước, ý nghĩa lớn lao của cuộc kháng chiến chống Mỹ. 
+ Mang đậm chất chính luận, chất sử thi, có âm hưởng hùng ca.
* « Một tiếng đờn » (1992) và * « Ta với ta » (1999)
- Khuynh hướng trữ tình chính trị vẫn ổn định.
- Chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời, tìm kiếm giá trị bền vững.
- Giọng thơ trầm lắng, đượm suy tư.
Phân tích phong cách thơ Tố Hữu.
2. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
- Thơ Tố Hữu: Chủ yếu là thơ trữ tình – chính trị: biểu hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và cuộc sống cách mạng. Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề lý tưởng, lẽ sống. Những bài thơ hay của ông có ba vấn đề: lẽ sống cách mạng, niềm vui lớn, ân tình cách mạng.
- Thơ Tố Hữu mang khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, thể hiện phẩm chất cao quý của người VN, nâng họ lên tầm vóc của thời đại lịch sử.
- Cái tôi trữ tình buổi đầu là cái tôi – chiến sĩ, rồi đến cái tôi – công dân, về sau là cái tôi nhân danh dân tộc, cách mạng. Thơ Tố Hữu mang cảm hứng về lịch sử dân tộc.
- Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, là tiếng nói của lòng thương mến.
- Nghệ thuật: đậm tính dân tộc, dùng thể thơ truyền thống, kế thừa và phát huy hình thức nghệ thuật của thơ ca truyền thống, ngôn từ giản dị, vần điệu phong phú, giàu nhạc tính,...
Nhận xét tổng quát về thơ Tố Hữu.
III. Kết luận
- Thơ Tố Hữu:thành công xuất sắc của thơ CM, thơ trữ tình chính trị, kế tục truyền thống lớn của thơ ca dân tộc.
- Hai yếu tố cách mạng và dân tộc thể hiện rõ.
- Niềm say mê lý tưởng và tính dân tộc đậm đà ở cả nội dung và hình thức tạo sức hấp dẫn người đọc.
IV. Củng cố: - Con đường thơ Tố Hữu. - Phong cách thơ Tố Hữu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTO HUU(2).doc