Giáo án Ngữ văn tiết 14, 15: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát )

Giáo án Ngữ văn tiết 14, 15: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát )

Tuần:4 BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT

Tiết: 14, 15 ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát )

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :

- Hiểu được sự chán ghét của CBQ đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ.

- Nắm được một vài đặc điểm và khả năng biểu đạt nội dung của thể hành

II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. On định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giới thiệu bài mới: TK XIX, XHPK bảo thủ, trì trệ đã khiến nhiều nhà nho phải tự nhìn nhận lại con đường tiến thân theo kiểu đi thi ra làm quan nhưng họ đã tìm ra con đường nào khác

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 20782Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn tiết 14, 15: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:4 BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
Tiết: 14, 15 ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát ) 
Ngày soạn: 05/ 09/08
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
- Hiểu được sự chán ghét của CBQ đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ.
- Nắm được một vài đặc điểm và khả năng biểu đạt nội dung của thể hành
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Oån định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới: TK XIX, XHPK bảo thủ, trì trệ đã khiến nhiều nhà nho phải tự nhìn nhận lại con đường tiến thân theo kiểu đi thi ra làm quan nhưng họ đã tìm ra con đường nào khác chưa? Câu trả lời sẽ có trong bài học của chúng ta hôm nay.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
 TIẾT 14
HĐ1: Tìm hiểu chung về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Em biết gì về nhà thơ CBQ?
- GV giảng bổ sung: Con người có tài năng đức độ, do sự đó kị của quan trường, ông chỉ đỗ cử nhân. Nhân cách cứng cỏi, phóng khoáng, từng tham gia cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương, sau đó bị tu di tam tộc.
- Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Em hiểu gì về thể loại hành?
- GV cung cấp thêm kiến thức về thời đại CBQ.
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu bài thơ
- Chia bố cục của bài thơ? ( 2 phần )
+ 4 câu đầu: Hình ảnh bãi cát dài và người đi trên bãi cát.
+ 13 câu tiếp: Tâm trạng và suy nghĩ của người đi trên bãi cát
- Hình ảnh bãi cát được miêu tả qua bút pháp NT nào? Phân tích? Hình ảnh bãi cát gợi em liên tưởng đến điều gì?
- Người khách đi trên bãi cát vô tận ấy như thế nào? Từ hình ảnh thực đó, em biết gì về con đường đời, con đường công danh của tác giả? ( Cát trôi bước mạnh tới thì chân càng bị lùi ® con đường công danh của tác giả: 1831 ông mới đỗ cử nhân, đỗ thứ nhì ở trường thi Bắc Thành nhưng bị bộ lễ đánh tụt xuống chót bảng. Sau đó ông còn 3 lần thi hội nữa nhưng đều bị hỏng )
 TIẾT 15
- Phân tích tâm trạng của nhà thơ thể hiện trong hai câu thơ: không học  khôn vơi? ( chú ý từ ngữ, điển tích )
- Em hiểu như thế nào về những câu thơ: Xưa nay bao người?
Thái độ của tác giả khi nói về điều này?
- Những câu thơ còn lại Bãi cát dài trên bãi cát dài
cho ta thấy người đi trên cát bỗng nhiên dừng lại. Theo em vì sao vậy? Phân tích giá trị tu từ của những câu hỏi, câu cảm thán được sử dụng trong đoạn thơ? ( Người đi trên bãi cát dài bỗng nhiên dừng lại, nỗi băn khoăn choáng đầy tâm hồn. Và lần đầu tiên người ấy đã phân vân tự hỏi: đi tiếp hay từ bỏ nó? Câu hỏi Tính sao đây? vang lên đầy ám ảnh. Tính cái gì, tính như thế nào là câu hỏi mà câu trả lời còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên chúng ta có nhiều cơ sở để suy đoán về nội dung câu hỏi này. CBQ sống vào nửa đầu TK XIX, đó là thời kì mà tiếp xúc văn minh phương Đông – phương Tây đã buộc nhiều trí thức VN, trong đó có CBQ nhìn lại nền văn hóa truyền thống. Oâng đã thấy sự vô nghĩa của lối học “ nhai văn nhá chữ” của nhà nho. Nhưng học văn để đi thi ra làm quan, mưu cầu danh lợi vẫn là con đường tiến thân duy nhất của trí thức nho sĩ VN cho đến lúc đó. Bãi cát dài thể hiện sự bế tắc của con đường mà nhưngc người trí thức vẫn đi. Oâng đã thấy là vô nghĩa muốn thoát ra nhưng chưa biết làm thế nào. Đây có thể là bước chuẩn bị về mặt tư tưởng cho hành động khởi nghĩa chống nhà Nguyễn sau này của CBQ. Câu hỏi ở cuối bài thơ như một lời nhắc nhở, thúc giục tìm kiếm lối thoát, tìm một con đường đi, thoát khỏi bãi cát dài ).
HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết
- Trong bài thơ này người đi đường khi thì xưng khách, khi thì xưng anh, khi lại xưng ta, vì sao vây?
- GV cho HS thảo luận nhóm.
( Tất cả đều chỉ tác giả. Khi gọi là khách, nhà thơ nhìn mình như một người khác. Khi gọi là anh, nhà thơ như đối thoại với mình. Khi xưng là ta, tác giả muốn trực tiếp thổ lộ. Các cách xưng hô thể hiện thái độ trăn trở, bức xúc trên con đường công danh sự nghiệp. Như vậy hình tượng người đi trên bãi cát dài được tác giả thể hiện không đơn nhất mà đa chiều. Khi thì được miêu tả như một khách thể, khi lại như một người đối thoại, khi lại như chủ thể tự thể hiện thậm chí có khi tác giả cho ẩn chủ thể. Mục đích là nhằm trình bày những tâm trạng, thái độ khác nhau khi đứng trước những hoàn cảnh khác nhau )
- Qua bài thơ, hãy nêu khái quát về tư tưởng, tình cảm của CBQ? ( Tác phẩm thể hiện những mẫu thuấn hết sức sâu sắc và tiêu biểu trong tư tưởng của thời đại lúc bấy giờ một cách nghệ thuật: khát vọng sống cao đẹp >< thái độ cầu an hưởng lạc của người đời và những khó khăn gian khổ trên con đường tiến thân Þ thất vọng, bi phẫn )
- Mối quan hệ giữa môi trường và tâm lí nhân vật thông qua hình ảnh bãi cát dài?
- So với các bài thơ đã học của VHTĐ, em thấy bài thơ này có gì mới về NT?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- ( 1809 – 1855 ), tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị – Gia Lâm – Bắc Ninh ( nay là Hà Nội ).
- Có tài cao, nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp, có uy tín lớn trong giới trí thức, được tôn là “ Thánh Quát”.
- Có khí phách hiên ngang, tư tưởng tự do phóng khoáng, có hoài bão lớn.
- Để lại số lượng thơ văn rất lớn: bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ PK trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng.
2. Tác phẩm:
Viết theo thể hành, trong thời gian tác giả đi thi hội qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng.
II. Đọc – hiểu:
1. Hình ảnh bãi cát dài và người đi trên cát ( 4 câu đầu ):
a. Hình ảnh bãi cát:
- Điệp ngữ ( bãi cát ), từ ngữ ( lại, dài ).
- Hình ảnh bãi cát dài, rộng mênh mông bất tận Û thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt ® tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường đời đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn.
b. Hình ảnh người đi trên cát:
- Bước đi khó khăn: đi một bước một bước
- Đi không kể thời gian: mặt trời  được
- Mệt mỏi, chán chường, cô đơn: nước mắt rơi
Û người đi trên cát thật khó nhọc, mệt mỏi, cô đơn
® tượng trưng cho con người buộc phải dấn thân vào cuộc đời để mưu cầu sự nghiệp, công danh cho bản thân, cho gia đình, cho dòng họ.
2. Tâm trạng và suy nghĩ của người đi trên bãi cát ( 13 câu tiếp )
a. 6 câu đầu:
* Hai câu: Không học  khôn vơi
- Trèo non, lộ suối ® vất vả, khó nhọc.
- Tự trách mình, giận mình vì không có khả năng như người xưa, mà tự mình hành hạ thân xác mình để theo đuổi con đường công danh Þ nỗi chán nản, mệt mỏi.
* Bốn câu tiếp:
- Vì công danh – danh lợi mà con người tất tả xuôi ngược, khó nhọc vẫn đổ xô vào ( hoàn cảnh của XHPK không còn con đường nào khác )
- Danh lợi cũng là một thứ rượu ngon dễ cám dỗ, dễ làm say lòng người
® chán ghét danh lợi
- Câu hỏi tu từ “ Người say . Bao người?” ® trách móc, giận dữ, như lay tỉnh người khác nhưng cũng chính là tự hỏi bản thân mình
Þ Nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh tâm thường, vô nghĩa.
b. 7 câu cuối:
- Câu cảm thán, câu hỏi tu từ.
- Người đi trên cát bỗng nhiên dừng lại, băn khoăn, day dứt và có phần bế tắc
- “Khúc đường cùng”: nỗi tuyệt vọng, bất lực và nuối tiếc. Bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng chưa biết làm gì tiếp.
III. Tổng kết:
- Tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, hiểm trở, mù mịt; phản ánh một XH đen tối, đầy hiểm họa đối với người tài hoa, đánh dấu sự thức tỉnh nhìn lại con đường công danh tryền thống.
- NT bài thơ có nhiều nét mới: nhiều cách xưng hô, nhiều câu than, câu hỏi thể hiện nỗi day dứt, dằn vặt khôn nguôi của người trí thức đã thức tỉnh.
4. Củng cố:
- Em hiểu gì về CBQ qua bài thơ?
- Mối quan hệ giữa môi trường và tâm lí nhân vật thông qua hình ảnh bãi cát dài?
5. Dặn dò:
- Học thuộc nội dung ghi vở và học thuộc bài thơ ( phần phiên âm và dịch thơ )
- Soạn: Luyện tập thao tác lập luậân phân tích ( làm 2 bài tập SGK/43 )
6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai ca ngan di tren bai cat.doc