Giáo án Ngữ văn: Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác

Giáo án Ngữ văn: Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác

I. Vài nét về tác giả- tác phẩm

1. Lê Hữu Trác – một văn nhân, một danh y lỗi lạc.

- Lê Hữu Trác(1724-1791), Hiệu là Hải thượng lãn ông, quê ở làng Liêu Xá huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải dương.( nay là xã Liêu xã, huyện Yên Mỹ, Hưng yên)

- Xuất thân trong một gia đình quyền quý và có truyền thống khoa bảng, gia đình ông có 6 người đỗ tiến sĩ( ông là cháu nội của tiến sĩ Lê Hữu Danh, là con của ts Lê Hữu Mưu, là cháu gọi thượng thư bộ binh Lê Hữu Kiều là chú ruột.)

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6090Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn: Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thượng kinh kí sự
Lê Hữu Trác
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Vài nét về tác giả- tác phẩm
Lê Hữu Trác – một văn nhân, một danh y lỗi lạc.
Lê Hữu Trác(1724-1791), Hiệu là Hải thượng lãn ông, quê ở làng Liêu Xá huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải dương..( nay là xã Liêu xã, huyện Yên Mỹ, Hưng yên)
Xuất thân trong một gia đình quyền quý và có truyền thống khoa bảng, gia đình ông có 6 người đỗ tiến sĩ( ông là cháu nội của tiến sĩ Lê Hữu Danh, là con của ts Lê Hữu Mưu, là cháu gọi thượng thư bộ binh Lê Hữu Kiều là chú ruột..) Chính truyền thống của dòng tộc đã góp phần hình thành tài năng xuất chúng của LHT, đồng thời cũng giáo dục cho ông một nhân cách cao đẹp.
-Ông là con thứ 7 trong gia đình nên tục gọi là cậu chiêu bảy. lúc nhỏ ông nổi tiếng là người thông minh học giỏi, hiểu biết sâu rộng, ông đã cùng mốt số bạn bè lập ra một thi xã( hội thơ) ở Hồ tây để cùng nhau xướng họa. tính ông hào phóng, thích giao du bạn bè, được chúa Trinh hết lòng yêu mến, đương thời gọi ông là Lý Đỗ phong lưu.
- Ông vốn là con nhà dòng dõi trâm anh, cũng nối nghiệp cha ông chăm chỉ đèn sách những muốn làm nên nghiệp lớn của một nhà nho tề gia trị quốc. Năm 20 tuổi thì cha mất, ông cùng chứng kiến cảnh rối ren của xã hội, ngọn lửa của chiến tranh của phong trào nông dân, ông đành phải lỡ bước trên con đường sự nghiệp. Nhưng buổi bấy giờ vua Lê chỉ còn là hư vị, Trịnh, Nguyễn, Tây sơn còn đang giao tranh, ông chán cảnh công danh, lánh về ở ẩn nơi quê mẹ ở làng Thượng Phúc, huyện Hương Sơn, Trấn Ngệ An. Trong thời gian sống ở Hương Sơn, ông bị mắc bệnh nặng dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi, phỉa tìm đến nhà lương y Trần Độc ở Rú Thành- nghê an để chữa trị. Với tư chất một con người thông minh sáng dạ, trong thời gian chữa bện ông đã đọc bộ sách “ Phùng thị cẩm lang”(Trung Quốc) và được lương y Trần Độc tận tình chỉ baot=r nên đã tiếp thu rất nhanh chòng các kiến thức về y học. Ông quyết tâm đoạn tuyệt vời danh lợi, ở ẩn để chuyên tâm nghiên cứu y học để chữa bệnh cứu đời. Bộ “Y tông tâm lĩnh” đồ sộ gồm 66 quyển, viết trong gần 40 năm, là công trình kế thừa của nhiều thế hệ, được coi là bộ “ bách khoa toàn thư về y học” của thế kỉ 18.
2. Tác phẩm
- Thượng kinh kí sự ( Kí sự đến kinh đô) là tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783, được xếp ở cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh.
- Trong TKKS tg không tập trung miêu tả lại toàn bộ hiện thực lịch sử mà chỉ dựng lại một chặng đường ngắn ngủi, một lát cắt của lịch sử trong cái nhìn chủ quan của ông về hiện thực xh vn thời Lê-Trịnh.. chỉ trong vòng một thời gian ngắn “ 9 tháng 20 ngày” trên cuộc hành trình từ Hương Sơn ra Thăng Long để chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh theo lời truyền chỉ, ông đã dựng lại một cách chân thực về hiện thực xh đương thời vn một cách khách quan qua những sự kiện mà ông ghi chép được. những con ngươi thật, những sự việc thật cứ hiện ró ra từng trang sách giúp cho ta hiểu được một xh phong kiến vn thời Lê- Trịnh. 
- Đoạn Vào phủ chúa Trịnh được trích trong tác phẩm nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.
3. Thể kí trong sự phát triển của nền văn xuôi trung đại.
- Văn học Việt Nam là một nền văn học trẻ, ra đời muộn và chịu sự tác động chi phối của nền văn học già ẤN Độ và đặc biệt là Trung Quốc.
 Ở Trung Quốc, thể kí xuất hiện tương đối sớm. theo quan niệm cổ xưa, kí là thể văn ghi chép sự việc, được thể hiện ở một số sách như lễ kí, sử kísau này trong qt phát triển, quan niệm về kí đã dần được mở rộng ở phạm vi đề tài và nghệ thuật.
- Sách lịch sử văn hóa TQ có giối thiệu “ Kí là một thể ghi chép sự việc, sự trạng sự vật. loại văn này lấy tự sự làm chính, người sau không biết thể của nó nên mới lấy nghị luận pha tập vào. Từ thời Hán, Ngụy về trước tác giả còn ít, từ đời Đường về sau thì bắt đầu thịnh. Nội dung hoặc ghi cảnh đền đình lầu gác, hoặc ghi thắng cảnh sơn thủy, cho đến cả các loại thư họa tạp vật, trăm việc của đời người. Văn chương thường gồm cả tự sự, nghị luận trữ tình vào một thể, là một thể văn mà các văn gia cổ vận dụng vô cùng rộng” .
- Ngay từ khi ra đời, kí trung đai VN có sự ảnh hưởng rõ nét từ kí trung quốc. Đầu tiên là sự phân loại vh của Lê Quý Đôn, chia ra làm 4 loại: Hiến chương, thi văn,truyện kí và phương kí. Sau này Phan Huy Chú trong Lịch chiều hiến chương loại chí cũng sưu tầm và lọa đi phương kí thêm vào đó là kinh sử. Ông đặc biệt coi trọng thể loại Truyện kí. Ông sưu tầm được 54 bộ gồm 31 thể( lục, thực lục, tạp lục,mạn lục,tiểu lục,tập bút, chí, kí)
- Có thể thấy ở giai đoạn này kí trung đại đã có những nét mới mang đặc trưng thể loại riêng. Tuy vậy cũng phải đến khi tp Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác ra đời thì thêt loại kí mới đạt đến đỉnh cso về nghệ thuật, đây là tp kí nghệ thuật đích thực đầu tiên của Việt Nam. Nó không chỉ là đỉnh cao, là sự hoàn thiện thể kí Việt Nam thời trung đại, mà còn là mực thước cho lối viết kí sau này.
II. Đọc – hiểu văn bản
* Tóm tắt văn bản
Thánh chỉ( sáng mồng 1 tháng 2) => Vào cung( cửa sau) => nhiều lần cửa =>vườn cây => hành lang quanh co => điếm “ Hậu mã quân túc trực” => cửa lớn => hành lang phía tây => “ đại đường, quyền bổng,gác tía, phòng trà => trở ra điếm “Hậu mã” ăn cơm => mấy lấn trướng gấm => hậu cung => hầu mạch, dâng đơn => về nơi trọ.
* Phân tích văn bản
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa 
- Từ “cửa sau” để vào nơi ở của Chúa và thế tử phải qua rất nhiều lần cửa: “mấy lần cửa” rồi lại “mấy lần cửa”, rồi lại “cửa lớn”, “năm sáu lần trướng gấm”( cũng là cửa).
- Con đường đi là “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”. Vườn hoa trong phủ “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”. Phủ chúa có điếm “ Hậu mã quân túc trực” được làm bên hồ, có “những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ”, “cột và bao lơn lượn vòng”.
- Qua cửa lớn” sau điếm “ Hậu mã” là đến nhà “Đại đường”, “quyền bổng”, “gác tía” “ thật là cao và rộng”, chỉ nghe tên đã thấy lộng lẫy xa hoa.
- Kiệu của vua chúa, đồ nghi trượng, sập, võng, cột hết thảy đều là những thứ “nhân gian chưa từng thấy”, chúng tỏa ra ánh sáng hào nhoáng “sơn son thiếp vàng”. Đồ dùng tiếp khách ăn uống mà tác giả được nhìn thấy trong bữa cơm sáng ở “ Hậu mã” toàn là “ mâm vàng, chén bạc”.
- Nội cung của thế tử cũng là chốn thâm cung. “ Đột nhiên, thấy ông ta mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào”, “ ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”. Phải năm, sáu lần trướng gấm như vậy mới đến nơi. Quang cảnh ở đây cũng là “nệm gấm”, “màn là”, “đèn sáp” lấp lánh, “ghế rồng sơn son thiếp vàng”, “hương hoa ngào ngạt”, “màu mặt phấn và màu áo đỏ”.
=> Ấn tượng về phủ chúa là chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường, vô cùng xa hoa, tráng lệ. Màu sắc chủ đạo trong bức tranh phủ chúa là màu đỏ, vàng, rực rỡ đua nhau lấp lánh. Cuộc sống trong phủ chúa là cuộc sống hưởng lạc của vua chúa với cung tần mỹ nữ, với cảnh lạ, món ngon. Không khí trong phủ chúa dường như là một thứ không khí ngột ngạt, tù đọng, chỉ thấy hơi người, hơi phấn sáp, đèn nến, hương hoa mà thiếu hẳn sự thanh thoát của khí trời
* Những biểu hiện đặc biệt, “khác thường” trong cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:
 - Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào. Để dẫn người vào phủ có một “tên đầy tớ chạy đàng trước hết đường”, lính đem cáng đón người thì “chạy như ngựa lồng” khiến người ngồi trong cáng dù được đón vào khám bệnh mà như chịu cực hình “ bị xóc một mẻ, khổ không nói hết”.
- Phủ chúa có cả một “ guồng máy” phục vụ đông đúc, tấp nập. Những “ người giữ cửa truyền báo rộn ràng”, “người có việc quan qua lại như mắc cửi”, “vệ sĩ canh giữ cửa cung”, “quan truyền chỉ” chuyên việc truyền mệnh lệnh, chiếu chỉ của vua, Hậu mã quân chờ sẵn ở điếm để đợi lệnh, các “ tiểu hoàng môn” hầu hạ nơi cung cấm, “thị vệ,quân sĩ” canh gác nơi cửa lớn. Các danh y của sáu cung, hai viện được tiến cử từ mọi nơi ngồi chờ đợi, túc trực ở “phòng trà”, các phi tần chầu chực quanh thánh thượng, người hầu đứng xung quanh thế tử, trong màn là che ngang sân, các cung nhân đứng xúm xít.
- Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng, bởi vậy tất cả những lời xưng hô, bẩm tấu đểu phải rất kính cẩn lễ phép (“ Thánh thượng đang ngự ở đấy”, “chưa thể yết kiến”, “ hầu mạch Đông cung thế tử”, “hầu trà”,) Trong phủ còn có lệ “kị húy” rất đặc biệt, kiêng nhắc đến từ “thuốc” cho nên phòng thuốc được gọi là “phòng trà”, dâng thuốc cho thế tử uống được nói là “hầu trà”.
- Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt phép tắc. Bắt đầu là “tôi nín thở đứng chờ ở xa”. Rồi thày thuốc phải quỳ lạy bốn lạy theo lệnh của quan Chánh đường. Lại cũng theo lệnh quan, thầy thuốc già yếu được phép ngồi để bắt mạch. Muốn xem thân hình con bệnh phải có quan nội thần đứng chầu bên sập “ xin phép thế tử”. Và trước khi đi ra còn phải lạy tạ bốn lạy. Tác giả không được phép thấy mặt chúa mà chỉ được phép làm theo lệnh chúa do quan Chánh đường truyền lại. Xem bệnh xong cũng chỉ được phép viết tờ khai để dâng quan. Phải tới gần cuỗi tác phẩm, khi cõ lệnh vào khám bệnh cho chúa, lúc bấy giờ tác giả mới được diện kiến.
=> Phủ chúa quả thực không chỉ đẹp lộng lẫy, thâm nghiêm mà còn là chốn uy quyền tối thượng. Tất cả những gì thường chì thấy xuất hiện trong cung vua, nay đều hiện diện ở nhà chúa; chúa được gọi là Thánh thượng; lệnh chúa ban xuống được xem là Thánh chỉ; ngọc thể của chúa được coi là Thánh thể,mọi đồ nghi trượng, các chức quan, đều giống như ở chốn cung đình. Chỉ qua đoạn trích chúng ta đã thấy được cái uy thế nghiêng trời lấn lướt cả cung vua của phủ chúa Trịnh Sâm. (“ Cả trời Nam sang nhất là đây! “)
* Một số chi tiết đặc sắc
Có những chi tiết trong tác phẩm tưởng thoáng qua như ghi chép khách quan đơn thuần song lại bộc lộ một nhãn quan kí sự sắc sảo của tác giả:
Chi tiết về nội cung của thế tử:
Tác giả miêu tả đường đi “tối om”, mấy lần trướng gấm, quang cảnh xung quanh phòng: phòng rộng, giữa là sập thếp vàng, một người ngồi trên sập, khoảng năm, sáu tuổi, áo lụa đỏ, người hầu hai bên, cây nến to cắm trên giá bằng đồng ở giữa phòng, ghế rồng sơn son có nệm gấm đặt bên sập, màn là che ngang sân, cung nhâ mặt phấn, áo đỏ đứng xúm xít bên trong màn, hương hoa ngào ngạt, Những chi tiết dó đã nói được nguồn gốc, căn nguyên của con bệnh, đồng thòi cũng tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc sự hưởng lạc ăn chơi của phủ chúa.
Chi tiết thầy thuốc “già yếu” trước khi khám bệnh được truyền lện lạy thế tử để nhận lại một lời ban tặng từ đứa trẻ năm, sáu tuổi: “ Ông này lạy khéo!”. Chi tiết này cũng là lời chú thích về phòng trà của tác giả dường như thấp thoáng chút hài hước. Người ta khoác cho đứa trê con những danh vị, uy quyền của chốn phủ chúa, song câu ban tặng lại cho thấy mối quan tâm của thé tử chỉ là “ lạy khéo” mà thói- vì thế tử trẻ con mà ! Thế là cả phủ chúa, các quan hầu cận kính cẩn dường như đều trở thành trò hề cả.!
Chi tiết “ Thánh thượng đang ngự, xung quanh có phi tần trầu trực, “có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngáo ngạt” tự nó phơi bày hiện thực hưởng lạc vui chơi nơi phủ chúa mà không cần lời bình luận nào. Những dòng kí của Lê Hữu Trác chân thực như của một sử gia : “ Đấng bề trên sống thác loạn, bệnh hoạn, sủng ái tuyên phi, ăn chơi sa đọa nên cuối đời mắc bệnh sợ ánh sáng mặt trời, bỏ bê chính sự, giam mình trong mật thất ở cung Thường Trì hoặc sau những làn gấm trướng.( Đại Việt sử kí tục biên).
Thái độ tâm trạng của tác giả khi “vào phủ chúa Trịnh”
+ Cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa:
Thể hiện gián tiếp qua việc miêu tả, ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ con đường vao phủ từ khi được lệnh truyền cho đến khi y lệnh về chờ thánh chỉ. Sự xa hoa trong bức tranh hiện thực được miêu tả tự nó phơi bày trước mắt người đọc.
Thể hiện trực tiếp thông qua cách quan sát, lời bình, những suy nghĩ của tác giả. Từng là con quan, đã biết đến chốn phồn hoa đô hội, vậy mà tác giả không thể tưởng tượng được mức độ của sự tráng lệ, thừa thãi xa hoa nơi phủ chúa. Ông nhận xét “ cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Tác giả còn làm một bài thơ miêu tả cái rực rỡ, sang trọng của “ lầu từng gác vẽ”, “rèm châu”, “hiên ngọc”, “hoa cung”, “vườn ngự” với lời khái quát : “ Cả trời Nam sang nhất là đây!”. Quan Chánh đường mời ăn cơm ở điếm “Hậu mã” là dịp để tác giả “ mục sở thị” cái sự ăn nơi phủ chúa: “ Tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”. Đồ ăn thì toàn của ngon vật lạ. Đồ bày mâm thì lấp lánh ánh sáng của vàng bạc.
=>Qua đó có thể thấy mặc dù nhận xét là phủ chúa sang, phủ chúa đẹp, phủ chúa giàu có nhưng thái độ của tác giả lại tỏ ra thờ ơ, dửng dưng với những quyến rũ vật chất ấy, không đồng tình với cuộc sống ngột ngạt trong no đủ, tiện ngi mà thiếu ánh sáng và khí trời, đồng thời đoạn trích cũng thấp thoáng một chút mỉa mai châm biếm.
+ Tâm trạng của tác giả khi kê đơn thuốc cho thế tử:
Cách chữa bệnh của các vị thầy thuốc khác và quan Chánh đường là “ có bệnh thì trước hết phải đuổi bệnh. Khi đã đuổi cái tà đi rồi thì hãy bổ, thì mối là cái phép đúng đắn nhất”.
Lê Hữu Trác lí giải căn bệnh của thế tử là do “ ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi nguyên khí đã hao mòn tổn thương quá mức”. Đó là căn bệnh có nguồn gốc từ cái xa hoa no đủ, hưởng lạc trong phủ chùa. Bệnh từ trong mà phát ra, do nguyên khí bên trong không vững mà âm hỏa đi càn. Cho nên cách chứa không phải lá “công phạt” mà là “không bổ thì không được”. Phải chăng đó cũng là cách “ bắt mạch kê đơn” cho “con bệnh” triều Lê chúa Trịnh thời đó?
Bắt được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải thượng Lãn ông. Người thầy thuốc hiểu rõ bệnh của thê tử và có cách chữa từ cội nguồn gốc rế. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị lợi danh ràng buộc, không thể “về núi”. Ông nghĩ đến “phương thuốc hòa hoãn”, chữa bệnh cầm chừng, vô thưởng vô phạt. Song y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng đối với ông cha và phẩm chất trung thực của người thày thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử. Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình mặc dù không thuận với số đông ý kiến của các lương y và của chính quan Chánh đường, người đã tiến cử ông.
Chúng ta hiểu được nhân phẩm tốt đẹp của của vị danh y Lê Hữu Trác qua quá trình bắt mạch, kê đơn chữa bệnh cho ông:
+ Đó là một người thầy thuốc có kiến thức y học uyên thâm, có kinh nghiệm chữa bệnh của một danh y y đức.
+ Một người thầy thuốc có lương tâm và đức độ
+ Một nhân cách cao đẹp, khinh thường lợi danh quyền quý( “ nói đến danh lợi thì dựng cả tóc gáy lên”), thủy chung với mong ước được bầu bạn cùng vời thiên nhiên tạo vật.
+ Quan điểm sống thanh đạm, trong sạch của một ông già “ áo vải quê mùa” ấy đối lập với chốn lầu ngọc, gác vàng hưởng lạc xa hoa của chốn phủ chúa như nước với lửa. Mọi phấn sáp, hương hoa, võng điều, lọng tía sơn son thiếp vàng đều trở thành một “phép thử”, một thứ “ nước rửa” làm nổi hình nổi sắc chân dung một nhân cách trong sạch giữa dòng đục của đời sống nơi phủ chúa.
Nhứng “sự thật tâm hồn” như thế ẩn sau sự thật đời sống đã khẳng định vị trí của Thượng kinh kí sự: thực sự là tác phẩm kí đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam.
Với một cái nhìn bao quát của một con người có óc phân tích khoa học, ưa tỉ mỉ, danh y LHT đã thu gọn toàn bộ bức tranh về cảnh sống giàu sang khác hẳn người thường trong phủ Chúa.
Đặc biệt trong thế giới thống trị, tác giả chú ý khắc họa rõ nét về cuộc sống ăn chơi xa hoa, xa đọa dẫn tới bệnh tật của cha con chúa Trính Sâm, trịnh cán. Tâm trạng của tác giả LHT cũng như bao nhà Nho ưu thời mẫn thế không thêt không đau đớn chua xót trước nghịch cảnh của một thời đại đảo điên, việc quốc gia đại sự , tương lai của đất nước có được thịnh trị hay không khi mà chủ nhân đương quyền là những con người đau ốm quặt quẹo. Chua Trịnh Sâm thì xa rời chiều trính, sợ ánh sáng lui về với bóng tối. Còn chúa Trịnh Cán mới 5-6 tuổi, bệnh đã nửa năm, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, tay chân gày gò, nguyên khí đã hao mòn. Những con người bệnh tật này suốt ngày ở trong chốn “ trướng phủ màn che” “ăn quá no mặc quá ấm” chính là những bức chân dung biếm họa lịch sử được tg dựng lên qua những nét phác thảo hết sức trung thực kín đáo của một con người mang tư tưởng tiến bộ, dù chốn tránh công danh nhưng vẫn mang trong mình nỗi lòng lo cho dân cho nước.
Nghệ thuật viết kí sự của tác giả và khái quát giá trị đoạn trích
-Qua những ghii chép về quang cảnh, sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của tác giả khi chữa bệnh cho thế tử, đoạn trích đã phản ánh hiện thực xa hoa huwowngt lạc, lấn lướt quyền vua của nhà chúa- mầm mống dẫn tới căn bệnh thối nát trầm kha của xhpk đương thời.
- Đoạn trích cũng bộc lộ cái tôi của Lê Hữu Trác, một nhà nho, mộ danh y lỗi lạc
- Bút pháp kí sự của tác giả: Sự quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa một cách sinh động.
- Có những chi tiết đặc sắc tạo nên cái thần của cảnh và vật
- Sự đan xen tác phẩm thơ làm cho kí của ông đậm chất trữ tình.

Tài liệu đính kèm:

  • docVao phu Chua Trinh(1).doc