Giáo án Ngữ văn: Sóng - Xuân Quỳnh

Giáo án Ngữ văn: Sóng - Xuân Quỳnh

I. Tiểu dẫn

II. Đọc - hiểu văn bản

 1. Cảm nhận chung về bài thơ

 Sóng là một hình tượng ẩn dụ, là sự hoá thân của cái Tôi trữ tình nhà thơ - Lúc hoà nhập làm một, lúc lại là sự phân thân của em để soi chiếu vào nhau, nhằm làm nỗi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Sóng là tâm hồn, là khát vọng, là tình yêu của người phụ nữ.

2. Phân tích

a) Hai khổ thơ đầu: Khát vọng về tình yêu lớn lao

b) Khổ 3 và 4: Truy tìm cắt nghĩa, lí giải nguồn gốc của tình yêu

c) Khổ 5, 6, 7

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 16790Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn: Sóng - Xuân Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sóng
 Xuân Quỳnh
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu nội dung cần đạt
GV gọi HS đọc
Nhắc lại nội dung các khổ thơ mà chúng ta đã tìm hiểu ở tiết 1?
GV đọc – Em hãy trình bày khái quát về nội dung ở khổ thơ thứ 5?
Các em hãy phát hiện cách bày tỏ nỗi nhớ ở đây của NVTT có gì độc đáo? 
Qua cách thể hiện như vậy ta cảm nhận được gì nỗi nhớ của sóng và em?
So với các khổ thơ khác, hãy phát hiện kết cấu của khổ thơ thứ 5 có gì đặc biệt? Tại sao khổ thơ này lại kéo dài ra đến vậy?
Các em ạ, tình yêu luôn đồng hành với nỗi nhớ. Hãy đọc một số bài thơ bày tỏ nỗi nhớ trong tình yêu mà em biết? 
Vậy so với các nhà thơ xưa và nay, cách thể hiện nỗi nhớ của nữ thi sĩ XQ có điều gì mới mẽ, độc đáo?
GV cho HS ghi đoạn này
Trong tình yêu, chỉ mình nỗi nhớ, thì chưa đủ. Vậy cần phải có những thuộc tính nào nữa?
Cách giải bày cảm xúc, tình cảm của NVTT trong khổ thơ có gì độc đáo? kì lạ?
Thể hiện một tình yêu như thế nào?
Trong thơ ca truyền thống, chúng ta cũng đã từng được chứng kiến một nữ sĩ - một hiện tượng đặc biệt trong cách giải bày tình yêu, hạnh phúc của mình. Theo các em đó là nhà thơ nào?
Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ, lòng thuỷ chung, qua hình tượng Sóng, nữ sĩ XQ còn muốn gửi cho người đọc tâm sự gì nữa. Ta đi tìm hiểu tiếp ở khổ 7?
Hãy tích hợp với khổ thơ trên và khổ này, qua cách miêu tả của nhà thơ hình tượng sóng hiện lên với dáng vẻ như thế nào? 
Qua đó, NVTT muốn bày tỏ nỗi niềm tâm sự gì đối với người đọc?
So với các khổ thơ trên, em có suy nghĩ gì về âm điệu ở khổ thơ này?
Ta cảm nhận được gì về tâm sự của nhà thơ qua âm điệu ấy?
Nỗi niềm tâm sự ấy còn được thể hiện qua chi tiết nghệ thuật nào nữa?
So sánh cái hữu hạn với cái vô hạn, cái nhỏ bé với cái khôn cùng ấy thi sĩ XQ muốn bày tỏ khát khao gì?
Khát khao bất tử, trường tồn còn được tiếp tục thể hiện như thế nào ta đi vào khổ kết.
GV đọc và hỏi: Tâm sự của nhà thơ qua khổ thơ kết? Điều tâm sự này theo các em mới hay cũ?
Đã có em nào đến biển chưa? Con người ta khi đứng trước biển thường có cảm giác gì các em ? Và như vậy chúng ta thường có khát khao gì?
Khát khao ấy của chị XQ được thể hiện như thế nào? 
Tình yêu là một lĩnh vực xưa cũ mà luôn mới mẽ. Xưa cũ mà mới mẽ như chính con người, như chính loài người. Mỗi đôi lứa yêu nhau là một khám phá về tình yêu. Mỗi thi sĩ đem đến một phát hiện mới về tình yêu. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh cũng vậy 
I. Tiểu dẫn
II. Đọc - hiểu văn bản
 1. Cảm nhận chung về bài thơ
 Sóng là một hình tượng ẩn dụ, là sự hoá thân của cái Tôi trữ tình nhà thơ - Lúc hoà nhập làm một, lúc lại là sự phân thân của em để soi chiếu vào nhau, nhằm làm nỗi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Sóng là tâm hồn, là khát vọng, là tình yêu của người phụ nữ.
2. Phân tích
a) Hai khổ thơ đầu: Khát vọng về tình yêu lớn lao
b) Khổ 3 và 4 : Truy tìm cắt nghĩa, lí giải nguồn gốc của tình yêu
c) Khổ 5, 6, 7 
* Khổ 5 : Diễn tả sóng và nỗi nhớ
- Nghệ thuật
 + Đối lập : Dưới lòng sâu / Trên mặt nước, Ngày / Đêm
 + Điệp từ : Con sóng : Sử dụng 3 lần
 + Từ cảm “ôi” cùng biện pháp nhân hoá 
 => Nỗi nhớ chiếm lĩnh tất cả mọi chiều kích của vũ trụ : Không gian Dưới / Trên, thời gian Ngày / Đêm ; Nỗi nhớ dồn thành tầng tầng lớp lớp. Sóng biển chính là sóng lòng; nỗi nhớ của sóng cũng chính là nỗi nhớ của tâm hồn người con gái đang yêu được hình tượng hoá.
 Như vậy, sóng bắt đầu từ nỗi nhớ, sóng mang trong mình nỗi nhớ và sóng chính là nỗi nhớ. Đã là sóng thì bao giờ cũng thức. Bởi, sóng ngủ thì sóng không tồn tại. Sóng là nhịp đập của biển, là trái tim của biển và sóng là sự sống của biển.
 - Đối diện với đại dương mênh mông, XQ đã khám phá ra một điều giản dị mà cũng là một chân lí sâu xa : Biển bao gồm cả sóng nổi lẫn sóng chìm. Bởi mang cả hai thứ sóng ấy trong lòng mà biển chẳng bao giờ nguôi yên.
 - Khổ thơ kéo dài ra (6 câu). Tại sao? Khi sóng không thể đủ sức để diễn tả nỗi nhớ, em trực tiếp xuất hiện để giải bày nỗi nhớ
- So sánh:
 - Nhớ ai bổi hổi ..... (Ca dao)
 - Khăn thương nhớ ai  (Ca dao)
 - Anh xa em trăng ....tím (Hữu Thỉnh)
 - Anh bổng nhớ em.... rét (CLV)
 - Ngày qua ngày lại .... lá vàng (NBính)
 - Trong tim anh khắc sâu bao kỉ niệm.  
 + Các nhà thơ khác khi viết về tình yêu - về nỗi nhớ trong tình yêu đều nằm ở ranh giới trạng thái ý thức - cõi thực.
 + Với XQ cách nói, cách giải bày: Cường điệu đến phi lí: mơ là cõi tiềm thức, vô thức, là không tính, ở đây chị lại nói: 
 Lòng anh nhớ đến em - Cả trong mơ còn thức.
 Điều phi lí đó lại rất có lí bởi: Nỗi nhớ đồng nghĩa với tình yêu. Một tâm hồn ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn để khẳng định một trái tim đã ngừng yêu, một mối tình đã tắt.
 Sóng chỉ nhớ bờ trong cõi này: ngày/đêm - cõi thực. Còn em, “Cả trong mơ còn thức” - tình yêu và nỗi nhớ của “em” đã vắt qua đôi bờ Thực - Mộng. Người phụ nữ khi yêu, nỗi nhớ đã xáo trộn cả Thực và Mơ. Trong mơ còn thức là sự dâng hiến toàn tâm, toàn ý, toàn hồn. Nếu còn một cõi khác thì người phụ nữ ấy cũng dành trọn cho tình yêu. Cả cuộc đời chị là một nỗi trăn trở lớn. Đã không ngủ trong cõi thực lại thao thức cả trong mộng. Phải cố thức cả trong cõi Thực lẫn cõi Mộng để suốt đời mệt nhoài đến chắt chiu, chi chút giữ gìn từng khoảnh khắc hạnh phúc đời thường gắn liền với tổ ấm.
 Điều này ta càng hiểu rõ vì sao, thơ XQ bao giờ cũng thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu khắc khoải và luôn da diết khát vọng hạnh phúc đời thường.
 Cả trong mơ còn thức - Sự phi lí đã chứa đựng một chân lí. Chỉ có ai biết trân trọng tình yêu, biết yêu chân thành, mãnh liệt mới cảm nhận được điều đó.
* Khổ 6
- Đưa ra những tình huống giả định: Dẫu xuôi / Dẫu ngược: Phương Bắc - Phương Nam
- Đối lập, tương phản: Xuôi / ngược; Bắc / Nam
- Cách nói ngược.
 => Có sự lầm lẫn trong nhận thức về phương hướng không gian: ta thường nói: Ngược Bắc xuôi Nam - ở đây nói ngược. Có sự lầm lẫn trong 4 phương, 8 hướng trong cõi trời đất - Nhưng hướng duy nhất không thể lầm lẫn: Phương anh - phương của tình yêu. Kim la bàn trong trái tim em không quay về hướng Bắc mà chỉ một mực quay về phương anh. Riêng em không cần phân biệt Đông - Tây - Nam -Bắc ; 4 phương 8 hướng, với em, trước hết và cuối cùng đều chụm về phương anh mà thôi. Trái tim của tình yêu như chiếc la bàn kì diệu. Thể hiện một tình yêu tuyệt đối, thuỷ chung, như nhất nhưng rất đổi quyết liệt, nồng nàn, khát khao hạnh phúc mãnh liệt
- Về điểm này, XQ có điểm nào đó tương đồng với HXH. Sống trong đêm trường trung cổ của XHPK, với chế độ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, XH đã mạnh bạo phá tan sự toả chiết của CĐPK, của mọi luật lệ khắt khe để đấu tranh đòi quyền sống cho con người
 Quả cau nho nhỏ ... như vôi  
 Là con người thời hiện đại, dám sống với toàn bộ những gì mình có, XQ đã không ngại nói thẳng ra nỗi đau đáu của lòng mình. Trong tâm thức của con người ấy, chỉ có “Anh” là đáng kể mà thôi. 
* Khổ 7
- Xuân Quỳnh đã phả thân vào hình tượng sóng vốn đã quen thuộc với hơi thở yêu đương nồng nàn của mình - Sóng thành ra có dáng, có hình, một sinh thể có linh hồn, có tâm trạng vất vả, lo toan, tất bật ngược xuôi.
 - Niềm tin mạnh mẽ vào tình yêu của mình, sức mạnh của tình yêu sẽ vượt qua tất cả mọi gian lao, thử thách.
 Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng năm 1967, khi mà chị đã từng nếm trải sự đổ vỡ, nát tan, chát đắng của tình yêu (Trước khi đến với LQV, XQ cũng đã trải qua một đời chồng .). Song người phụ nữ hồn nhiên, tha thiết yêu đời này vẫn ấp ủ biết bao hi vọng, vẫn phơi phới một hạnh phúc trong tương lai. Vừa động viên, an ủi mình, chị vừa tin vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng nhất định sẽ tới bờ dù muôn vời cách trở. Đây chính là vẽ đẹp nhân bản trong khổ thơ này.
d) Hai khổ kết
* Khổ 8  
- Âm điệu: Nếu như ở phần trên ta thấy âm điệu nhấp nhô như những con sóng nối tiếp nhau, gối đầu lên nhau, xô đuổi nhau; đến đây âm điệu chùng xuống, dập dồi miên man, vô hồi vô hạn, nhịp thơ chậm rải, khắc khoải - Đây là giây phút lắng lòng suy nghĩ: Nỗi lo âu, trăn trở, day dứt
- Cả khổ thơ là một phép so sánh : Cuộc đời / năm tháng: Cái hữu hạn / Cái vô hạn; Cái nhỏ bé / Cái khôn cùng, bao la
 => Là sự ý thức sâu sắc về cái hữu hạn của đời người: biển dẫu vận rộng vẫn có bến bờ. Vẽ đẹp nhân bản ở đây là ở chổ: ý thức sâu sắc về cái hữu hạn, ngắn ngủi của kiếp người không phải để “rơi giọt lệ” như Trần Tư Ngang thuỡ trước, cũng không phải khắc tạc nỗi cô đơn vào cõi đất trời như Bà Huyện Thanh Quan “Dừng chân đứng .... ta với ta” , mà để bày tỏ khát khao bất tử, trường tồn cùng với tình yêu vô hạn, bền vững.
* Khổ kết: Khát vọng dâng hiến trong tình yêu
- Đây không phải là một vấn đề mới, ta đã từng bắt gặp rất nhiều những vần thơ bày tỏ khát vọng dâng hiến trong tình yêu :
 + Yêu là chết ở trong lòng một ít. Bao nhiêu.
 + Nếu đời anh là một viên ngọc ... mái tóc em
 + Kể cả khi tình yêu trắc trở, không thuận chiều, vẫn sẵn sàng dâng hiến, vẫn cầu - chúc cho em một tình yêu viên mãn, tròn trịa như chàng trai trong bài thơ Tôi yêu em của Puskin : Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
 - Đứng trước biển, người ta đối diện với cái vô cùng vô tận của không gian, cũng là đối diện với sự thuỷ chung của thời gian và nhỡn tiền là sự vô hạn vô hồi của biển cả. Người ta khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp. Thấy đời người thật là ngắn ngũi, kiếp người thật là nhỏ nhoi phù du, vô nghĩa. Chỉ có biển là vẫn thế. Chỉ có biển là bất diệt. Thân phận phù du nào cũng muốn hoá vĩnh hằng. Người ta thèm muốn được bất tử. Người phụ nữ này cũng thế. chị muốn có mặt mãi trên cõi đời này. Để được sống ! Để được yêu ! Sống mãi trong tình yêu ấy là hạnh phúc.
 - XQ muốn được tan ra : không phải để biến mất, mà để hoá thân, để được vỗ về, được thắm lại trong sự mặn mòi muôn đời của biển, để được tồn tại vĩnh viễn trong vô tận. Con người sẽ ra đi nhưng tình yêu ở lại - một tình yêu vĩnh hằng như sóng biển khơi để ngàn năm còn vỗ, để Biết yêu anh khi em đã chết rồi.  
III. Tổng kết
 1. Sóng là một bài thơ đặc sắc, thể hiện một cách nhìn độc đáo, mới mẽ về vẽ đẹp của tình yêu và tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. 
 - Có thể nói, thơ ca CMVN đến XQ với bài thơ Sóng mới bắt đầu có một tiếng nói trực tiếp bày tỏ những cảm nghĩ rất sôi nổi, mạnh mẽ và rất tự nhiên, hồn nhiên, chân thành tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
 2. Bài thơ đã xây dựng được hình tượng Sóng - một hình tượng ẩn dụ đặc sắc. Với thể thơ 5 chữ, cắt ngắt nhịp đều đặn như là sự dập dồi miên man từ đầu đến hết bài thơ, lan toả cả trong những khoảng vô ngôn.
- Thành công của bài thơ đã xác nhận một quy luật sáng tạo nghệ thuật : cùng cày xới trong một đề tài, cùng sử dụng một chất liệu của đời sống nhưng nghệ sĩ nào gửi trọn vào đấy càng nhiều máu thịt của tâm hồn, của cuộc đời mình thì tác phẩm càng có sức sống lâu bền.

Tài liệu đính kèm:

  • docSONG THAO.doc