Giáo án Ngữ văn: Luật thơ

Giáo án Ngữ văn: Luật thơ

LUẬT THƠ

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức: Giúp HS :

- Nắm được một số quy tắc về số câu, số tiếng, vần, nhịp, thanh,. của một số thể thơ truyền thống (lục bát, ngũ ngôn, song thất lục bát và thất ngôn Đường luật), từ đó hiểu thêm về những đổi mới, sáng tạo của thơ hiện đại.

2- Kỹ năng:

 - Biết lĩnh hội và phân tích thơ theo những quy tắc của luật thơ.

II- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

1- Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập .

2- Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, vở soạn.

III- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

- Đọc SGK, gợi tìm, tích hợp, thảo luận nhóm.

IV- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 18059Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn: Luật thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:............................
Lớp dạy:...............................
 Tiết : 
Luật thơ
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: Giúp HS :
- Nắm được một số quy tắc về số câu, số tiếng, vần, nhịp, thanh,.. của một số thể thơ truyền thống (lục bát, ngũ ngôn, song thất lục bát và thất ngôn Đường luật), từ đó hiểu thêm về những đổi mới, sáng tạo của thơ hiện đại.
2- Kỹ năng:
 - Biết lĩnh hội và phân tích thơ theo những quy tắc của luật thơ.
II- PhƯơng tiện thực hiện:
1- Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập .
2- Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, vở soạn.
III- Cách thức tiến hành: 
- Đọc SGK, gợi tìm, tích hợp, thảo luận nhóm.
IV- Tiến trình bài giảng:
1- Kiểm tra bài cũ :
2- Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về luật thơ.
HS: đọc mục I-SGK,tr.101.
HS: Thế nào là luật thơ? Cho ví dụ minh hoạ?
HS: Các thể thơ VN có thể chia thành mấy nhóm chính?
GV: Trong luật thơ, tiết tấu và vần có vai trò vô cùng quan trọng. Tầm quan trọng của hai nhân tố này được thể hiện thông qua vai trò của đơn vị "tiếng".
HS: "Tiếng" có giá trị ở những phương diện: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp ntn?
HS: Nêu đặc điểm của "tiếng"? 
HS: Lấy ví dụ.
HS: Tại sao tiếng lai là căn cứ để xác lập thể thơ?
HS: cắt ngắt nhịp trong thơ căn cứ vào đâu? Lấy ví dụ?
HS: Các loại dấu thanh? Vai trò của dấu thanh đối với luật thơ?
VD: Trong thơ lục bát các tiếng thứ hai, thứ tư và thứ sáu của mỗi câu đều phải theo luật bằng trắc chặt chẽ. 
GV: Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng trước với dòng sau.
- Vần của hai "tiếng" hoàn toàn trùng hợp là vần chính. Không hoàn toàn trùng hợp là vần thông. Vần của tiếng ở cuối câu thơ là vần chân, ở giữa câu thơ là vần lưng.
Hoạt động 2: Một số thể thơ truyền thống.
GV: Thơ cổ truyền là những thể thơ tuân theo cách luật chặt chẽ.
HS: Nêu những thể thơ dân tộc? Lấy ví dụ?
GV: Gọi HS lấy thêm VD rồi phân tích.
Hoạt động 3: Các thể thơ hiện đại.
HS: Nhận xét về thể thơ hiện đại?
Hoạt động 4: GV gọi 2 - 3 HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
I- Khái quát về luật thơ.
1- Khái niệm luật thơ.
- Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,... trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
- Các thể thơ VN có thể chia thành 3 nhóm chính:
+ Thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát và hát nói.
+ Thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).
+ Thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,...
2- "Tiếng" là đơn vị cơ bản trong luật thơ.
2.1- Các phương diện giá trị của "tiếng".
- Ngữ âm: mỗi tiếng là một âm tiết.
- Ngữ nghĩa: tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
- Ngữ pháp: mỗi tiếng thường là một từ.
2.2- Các đặc điểm của "tiếng".
- Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu dòng thơ, bài thơ. Tên gọi các thể thơ cũng căn cứ vào số tiếng của dòng thơ: thể lục bát (6-8 tiếng), thể ngũ ngôn (5 tiếng), thể thất ngôn (7 tiếng)...
- Tiếng gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu.
- Mỗi tiếng luôn mang một trong sáu dấu thanh (không, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã).
2.3- Vai trò của "tiếng trong thơ tiếng Việt.
- Tiếng là căn cứ để xác lập thể thơ, các thể thơ lấy só lượng "tiếng" trong một câu (dòng thơ) để xác định.
VD: Thơ ngũ ngôn (mỗi dòng 5 tiếng).
- Tiếng là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ.
VD: Thơ song thất lục bát nhip 3/4 (3/2/2):
 Trời thăm thẳm / xa vời khôn thấu
 Nỗi nhớ chàng / đau đáu / nào xong.
- Thanh của "tiếng" là căn cứ để xác định luật bằng trắc.
+ Thanh bằng: ngang, huyền.
+ Thanh trắc: sắc, nặng, hỏi, ngã.
+ Mỗi thể thơ của tiếng Việt đều có luật bằng trắc riêng.
- Vị trí hiệp vần là một yếu tố quan trọng để xác định luật thơ.
VD: Lạy trời mưa xuống,
 Lấy nước tôi uống,
 Lấy ruộng tôi cày,
 Lấy đầy bát cơm,
 Lấy rơm đun bếp.
II- Một số thể thơ truyền thống. (SGK).
1- Thể lục bát (còn gọi là thể sáu - tám).
2- Thể song thất lục bát (thể gián thất hay thể song thất).
3- Các thể ngũ ngôn Đường luật.
4- Các thể thất ngôn Đường luật.
III- Các thể thơ hiện đại.
- "Phong trào Thơ mới đã vứt đi nhiều khuân phép xưa, xong cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ thêm bền vững" (Hoài Thanh-Hoài Chân, Thi nhân VN).
- Thể thơ đa dạng và phong phú: 5 tiếng, bảy tiếng, 8 tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi... Chúng vừa tiếp nối luật thơ trong truyền thống, vừa có sự cách tân.
VI- Ghi nhớ: SGK-tr.107.
V- Luyện tập.
4- Củng cố: - Những kiến thức cơ bản về luật thơ tiếng Việt..
 -Vận dụng những kiến thức đó vào đọc - hiểu và cảm thụ của tác phẩm thơ ca. 
5- Dặn dò: - Về nhà làm bài tập phần luyện tập, SBT.
 - Lập dàn ý chi tiết cho bài viết số 2. 

Tài liệu đính kèm:

  • docLuat tho(4).doc