Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 97+ 98: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 97+ 98: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

TIẾT 97, 98

GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC

-AMỤC TIÊU BÀI HỌC

 1-Kiến thức `

 -Hiểu được những giá trị cơ bản của văn học

 -Nắm vững những nét bản chất của tiếp nhận văn học.

.2-Kĩ năng: Tiếp nhận văn học trên cơ sở những giá trị vốn có của nó để làm phong phú đời sống tinh thần.

 3-Thái độ: Văn học là nhân học. Văn học nhằm nuôi dưỡng và làm phong phú đời sống tinh thần con người bằng nghệ thuật ngôn từ.

B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:

1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án

2-Phương pháp:

 a)- Giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị trước bài ở nhà : đọc chậm, tìm ý chính, xác lập quan hệ giữa các ý, Có thể lập dàn ý sơ lược về bài học.

 b)- Trên lớp , GV giảng dạy chủ yếu bàng phương pháp nêu vấn đề, nghĩa là liên tục đặt ra những câu hỏi theo một hệ thống lôgíc, có liên quan tất yếu với nhau, soi tỏ mọi khía cạnh của vấn đề. Học sinh tương tác trả lời. GV diễn giải, tổng kết.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12 tiết 97+ 98: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 97, 98
NS: 7-4
GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
-AMỤC TIÊU BÀI HỌC
 1-Kiến thức `
 -Hiểu được những giá trị cơ bản của văn học
 -Nắm vững những nét bản chất của tiếp nhận văn học. 
.2-Kĩ năng: Tiếp nhận văn học trên cơ sở những giá trị vốn có của nó để làm phong phú đời sống tinh thần.
 3-Thái độ: Văn học là nhân học. Văn học nhằm nuôi dưỡng và làm phong phú đời sống tinh thần con người bằng nghệ thuật ngôn từ.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án
2-Phương pháp:
 a)- Giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị trước bài ở nhà : đọc chậm, tìm ý chính, xác lập quan hệ giữa các ý, Có thể lập dàn ý sơ lược về bài học.
 b)- Trên lớp , GV giảng dạy chủ yếu bàng phương pháp nêu vấn đề, nghĩa là liên tục đặt ra những câu hỏi theo một hệ thống lôgíc, có liên quan tất yếu với nhau, soi tỏ mọi khía cạnh của vấn đề. Học sinh tương tác trả lời. GV diễn giải, tổng kết.
C .CHUẨN BỊ:
1-Công việc chính
@.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ;
@. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới.
2-Nội dung tích hợp: Các bài lí luận đã học trong chương trình PTTH.
D- Tiến trình:
1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ:
3-Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung cần đạt
I .GIÁ TRỊ VĂN HỌC
Thế nào là giá trị văn học ? Văn học có những giá trị cơ bản nào ?
I . GIÁ TRỊ VĂN HỌC
Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của đời sống con người, tác động sâu sắc đến cuộc sống con người.
Ba giá trị cơ bản của văn học là giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thẩm mĩ.
Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị nhận thức và cho ví dụ.
Giá trị nhận thức:
Cơ sở
Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá , lí giải hiện thực đời sống rồi chuyển hoá những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của con người.
Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết cuộc sống và chính bản thân, từ đó tác động vào cuộc sống một cách hiệu quả.
Nội dung
- Văn học giúp ta nhận thức nhiều mặt của cuộc sống với những thời gian và không gian khác nhau ( Quá khứ , hiện tại, tương lai, các vùng đất, các dân tộc, phong tục, tập quán,)
- Văn học giúp người đọc hiểu được bản chất con người nói chung ( mục đích tồn tại , tư tưởng , khát vọng,sức mạnh), từ đó mà tự nhận thức bản thân mình.
Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị giáo dục và cho ví dụ.
2) Giá trị giáo dục:
+ Cơ sở
- Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, chan hoà tình yêu.
- Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng tình cảm, nhận xét, đánh giá , của mình trong tác phẩm. Điều đó tác động lớn và có khả năng giáo dục người đọc.
- Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức .
+ Nội dung:
- Văn học đem đến cho con người những bài học quí giá về lẽ sống. 
-Văn học hình thành cho con người một lí tưởng tiến bộ, giúp cho họ có có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống.
- Văn học giúp cho con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng , cao thượng hơn.
- Văn học nâng đỡ cho nhân cách con người phát triển, giúp cho họ biết phân biệt phải –trái , tốt -xấu , đúng –sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống cá nhân mình với cuộc sống của mọi người.
+ Đặc trưng giáo dục của văn học là từ con đường cảm xúc tới nhận thức ,tự giáo dục( khác với pháp luật ,đạo đức,). Văn học cảm hoá con người bằng hình tượng, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp nên nó giáo dục một cách tự giác, thấm sâu, lâu bền, hướng con người đến một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.
Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị thẩm mĩ và cho ví dụ.
3-Giá trị thẩm mĩ
+ Cơ sở
- Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp.
- Thế giới hiện thực đã có sẵn vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng nhận biết và cảm thụ. Nhà văn, bằng năng lực của mìnhđã đưa cái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận cái đẹp cuộc đời vừa vừa cảm nhận cái đẹp của chính tác phẩm.
- Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp ( cái đẹp cuộc sống và cái đẹp chính tác phẩm ).
+Nội dung:
- Văn học đem đến cho cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời ( thiên nhiên đất nước, con người, cuộc đời, lịch sử)
- Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người ( ngoại hình, nội tâm , tư tưởng , tình cảm, những hành động, lời nói)
- Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những sự vật rất nhỏ bé bình thường và cả vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ ()
- Hình thức đẹp của tác phẩm ( kết cấu, ngôn ngữ,) cũng chính là một nội dung quan trọng của giá trị thẩm mĩ. Ví dụ ()
Ba giá trị của văn học có quan hệ với nhau như thế nào?
Mối quan hệ giữa các giá trị văn học:
- Ba giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc ( Chân - thiện – mĩ).
- Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ ( Giá trị đặc trưng của văn học) khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy. 
Đọc mục 1, 2 phần II- SGK
II. TIẾP NHẬN VĂN HỌC
1) Tiếp nhận văn học là gì?
1- Tiếp nhận văn học trong đời sống văn học:
 Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hoà mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay , cái đẹp , tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng , kinh nghiệm sống , vốn văn hoá và bằng cả tâm hồn mình, người đọc đã khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật,làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút.
 Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
-Tiếp nhận rộng hơn đọc vì tiếp nhận có thể bằng truyền miệng hoặc bằng kênh thính giác.
2) Phân tích các tính chất trong tiếp nhận văn học.
2- Tính chất tiếp nhận văn học
 Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp ( tác giả và người tiếp nhận, người nói và người nghe, người viết và người đọc, ngưòi bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông ). Vì vậy, gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều khó. Điều này thể hiện ở hai tính chất cơ bản sau;
- Tính chất cá thể hoá , tính chủ động, tích cực của người
 tiếp nhận. Các yếu tố thuộc về cá nhân có vai trò quan trọng : năng lực, thị hiếu, sở thích, lứa tuổi, trình đọ học vấn, kinh nghiệm sống,Tính khuynh hướng trong tư tưởng , tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm cho sự tiếp nhận mang đậm nét cá nhân . Chính sự chủ động , tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng sức sống cho tác phẩm.
- Tính đa dạng, không thống nhất: cảm thụ đánh giá của công chúng về một tác phẩm rất khác nhau, thậm chí một người ở nhiều thời điểm có nhiều khác nhau trong cảm thụ, đánh giá. Nguyên nhân ở cả tác phẩm ( nội dung phong phú, hình tượng phức tạp, ngôn từ đa nghĩa,) và người tiếp nhận ( tuôỉ tác, kinh nghiệm, học vấn , tâm trạng,).
Có mấy cấp độ tiếp nhận văn học ?
3. Các cấp độ tiếp nhận văn học:
 a) Có ba cấp độ tiếp nhận văn học:
 + Cấp độ thứ nhất: Cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm. Đây là cách tiếp nhận đơn giản nhưng khá phổ biến.
 + Cấp độ thứ hai: cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
 + Cấp độ thứ ba: cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức của tác phẩm để thấy được cả giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Làm thế nào để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự?
b) Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:
 + Nâng cao trình độ.
 + Tích luỹ kinh nghiệm
 + Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách một cách khách quan , toàn vẹn.
 + Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.
 + Không nên suy diễn tuỳ tiện.
GV hướng dẫn gợi ý để HS làm bài tập ở nhà
Bài tập 1: Có người nói giá trị cao quí nhất của văn chương là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn con người, hay nói như Thạch Lam là làm cho lòngngười được trong sạch và phong phú hơn”. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: 
- Đây là cách nói để nhấn mạnh giá trị giáo dục của văn chương, không có ý xem nhẹ các giá trị khác.
- Cần đặt giá trị giáo dục trong mối quan hệ không thể tách rời với các giá trị khác.
Bài tập 2: Phân tích một tác phẩm văn học cụ thể ( Để làm sáng tỏ các giá trị ( hoặc các cấp độ ) trong tiếp nhận văn học
Bài tập 2:
 HS tự làm
Bài tập 3: Làm thế nào cảm và hiểu trong tiếp nhận văn học.
Bài tập 3:
Đây là cách nói khác về các cấp độ khác nhau trong tiếp nhận văn học : cảm là cấp độ tiếp nhận cảm tính, hiểu là cấp độ cảm nhận lí tính.
4-Củng cố
-Khái quát lại kiến thức cơ bản trong phần ghi nhớ
- Làm các bài tập luyện tập.
 5. Dặn dò:
-Chuẩn bị bài : Nhìn về vốn văn hoá dân tộc của Trần Đình Hượu
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 97 mói.doc