ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
- Hê- minh- uê -
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS :
1 – Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của “nhân vật” cá kiếm – kì phùng địch thủ của ông.
- Làm quen với với một nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hê-minh-uê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, khiến cho hai “nhân vật” chính mang một ý nghĩa biểu tượng. Từ đó, có thể rút ra một bài học về lối viết: chống lối viết hoa mĩ mà rỗng tuếch, vốn thường được một số HS hiện nay ưa thích.
Ngày soạn: Kí duyệt của Tổ Trưởng Ngày dạy: .. Lớp dạy: .. Người soạn : Trần Nam Chung Tiết số:79 + 80- ppct ông già và biển cả - Hê- minh- uê - I- Mục tiêu cần đạt Giúp HS : 1 – Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của “nhân vật” cá kiếm – kì phùng địch thủ của ông. - Làm quen với với một nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hê-minh-uê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, khiến cho hai “nhân vật” chính mang một ý nghĩa biểu tượng. Từ đó, có thể rút ra một bài học về lối viết: chống lối viết hoa mĩ mà rỗng tuếch, vốn thường được một số HS hiện nay ưa thích. 2- Kĩ năng : - Có kĩ năng tìm hiểu phân tích một truyện ngắn theo phong cách hiện đại nước ngoài 3- Giáo dục: - Có thái độ, khát vọng vươn lên hoàn cảnh thực tại - Rèn luyện cách viết chân thực chống lối viết hoa mĩ mà rỗng tuếch, vốn thường được một số HS hiện nay ưa thích. II- chuẩn bị + Thầy giáo: - Đọc sách GK, SGV, tham khảo tài liệu về Hê- minh – uê - Thiết kế giáo án giảng dạy - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp + Học sinh : Chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý của SGK iii- Phương pháp sử dụng - GV sử dụng kết hợp các phương pháp : Đọc sáng tạo, kết hợp với trao đổi thảo luận, định hướng hs tìm hiểu theo những gợi ý của SGK Iv - tiến trình lên lớp 1- GV ổn định tổ chức lớp 2- Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) + Hình thức phát vấn + Nội dung ( tuỳ đặc trưng từng lớp GV nêu câu hỏi phù hợp) 3- Bài mới + GV dẫn lời vào bài ( tuỳ tình huống và đối tượng, GV có những lời vào bài phù hợp) Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Hướng dẫn hs tìm hiểu chung - GV yêu cầu 1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và Nêu những ý chính về Hê-ming-uê, tác phâm Ông già và biển cả, vị trí của đoạn trích học. - HS làm việc cá nhân. - GV nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản. - GV Tóm tắt tác phẩm “ông già và biển cả” Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản (?) Nhân vật chính trong đoạn trích là ai ? - Hs trả lời cá nhân - GV nhận xét tổng hợp - GV gợi ý : Xan-ti-a-gô là một con người như thế nào? Nhận xét khái quát về hai hình tượng nổi bật trong đoạn trích: ông lão và con cá kiếm. - GV nêu vấn đề: Cuộc đọ sức giữa ông lão và con cá kiếm diễn ra như thế nào? - Hs trao đổi thảo luận - GV gợi ý định hướng : + Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu giữa ông lão và con cá (thời điểm, phong độ, tư thế,)? + Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? cảm nhận đó diễn ra như thế nào ? -Trong cuộc chiến anh chị nhận thấy thái độ của ông lão với con cá kiếm như thế nào? - Hs trao đổi thảo luận - Gv gợi ý: (?) Thái độ của Xan-ti- a- gô với con cá kiếm có phải chỉ đơn thuần là thái độ của người đi săn với con mồi? Chú ý đến cách Xan- ti –a- gô gọi tên con cá. (?) Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ ở đây, từ đó nhận xét về mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm. (?) Qua cuộc đọ sức giữa ông lão và con cá, anh chị hãy chỉ ra mạch ngầm của “ tảng băng trôi” trong dụng ý nghệ thuật của tác giả? - Hs trao đổi thảo luận, cử đại diện trình bày - GV tổng hợp Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết - GV nêu vấn đề: Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn ngữ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm nữa không? Sử dụng loại ngôn ngữ này có tác dụng gì khi nói lên mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm? - HS làm việc cá nhân với văn bản rồi thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi - GV nhận xét tổng hợp - GV tóm tắt lại bài học, yêu cầu HS rút ra những nhận xét, đánh giá chung về đoạn trích. - HS tự viết phần tổng kết. 4. Củng cố, hướng dẫn, dặn dò - Hs đọc ghi nhớ sgk - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs + Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm + Làm bài tập phần luyện tập + Chuẩn bị “ Diễn đạt trong văn nghị luận” 5- Gv rút kinh nghiệm bài dạy . . I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả + Ơ -nít – Hê-min -uê sinh năm 1899 và mất năm tại bang I- li – noi trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp THPT, ông làm phóng viên. Năm 19 tuổi ông tham gia lái xe cứu thương của hội chữ thập đỏ trong chiến tranh thế giới I tại I- ta- li-a, sau đó bị thương và trở về Hoa Kì. Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình là thế hệ mất mát , không hoà nhập với xã hội đương thời. Sau đó ông sang Pháp vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác, năm 1926 cho ra đời tiểu thuyết “ Mặt trời vẫn mọc” Cuốn tiểu thuyết tái hiện chân thành về một thế hệ con người lạc lõng sau chiến tranh thế giới thứ nhất . Người ta gọi đó là thế hệ mất mát , thế hệ bỏ đi + He ming uê để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, một số bài thơ và nhiều hồi kí. Các tác phẩm chính : “ giã từ vũ khí” , “ chuông nguyện hồn ai” (1940 ) .Đây là cuốn sách mà Phi-đen-cát-xtrô cho là cuốn sách hay nhất về chiến tranh du kích . “ ông già và biển cả” (1952 ) ra đời trước hai năm Hê-min-uê nhận giải thưởng Nô-ben ( 1954 ) . Đây là tác phẩm kết tinh nghệ thuật của Hê-min-uê : “ viết một áng văn trung thực về con người”. + Hê ming uê là một trong những nhà văn vĩ đại nhất nước Mĩ thế kỉ XX. Ông là người khai sinh ra lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc. Ông đề ra nguyên kí sáng tác, coi tác phẩm như một tảng băng trôi, người đọc tự khám phá phần chìm để thấy được ý nghĩa của tác phẩm. Dù viết về đề tài gì, tác phẩm của Hê minh uê cũng nhằm “ viết một áng văn trung thực về con người”. 2- Tác phẩm “ Ông già và biển cả” (The old man and the sea) + Được xuất bản lần đầu trên tạp chí Đời sống. 1952 + Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-ming-uê được trao giải Nô-ben. + Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "Tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (Tác giả nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu thôi). * Đoạn trích nằm ở gần cuối tác phẩm “ông già và biển cả” .Đoạn trích chia làm 2 phần + Phần 1(đoạn 1) từ đầu đến “bồng bềnh theo sóng” . Cuộc chinh phục cá kiếm của ông lão Xan –ti –a – gô + Phần 2 (đoạn 2) còn lại :Miêu tả hành trình trở về của ông lão . II. Đọc- hiểu văn bản 1. Hình ảnh ông lão và con cá kiếm - Đoạn trích có hai hình tượng: ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập à ông lão Xan- ti- a- gô : nhân vật chính; con người đối mặt với thất bại nhiều lần .Nhưng con người không nản chí .Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không dễ gì bị đánh bại àCon cá kiếm khổng lồ : Thành quả lao động lớn lao mà con người giành giật được sau bao ngày thất bại . - Cuộc đọ sức giữa ông lão và con cá kiếm diễn ra hết sức gay cấn, căng thẳng + Hình ảnh những vòng lượn của con cá: Sự lặp lại những vòng lượn của con cá gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ: à Hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường; chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông đã ước lượng được khoảng cách ngày càng gần tới đích vẽ lên qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của con cá à Gợi ra được vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu ấy.(Sự cố gắng cuối cùng nhưng cũng hết sức mãnh liệt của con cá, cố gắng thoát khỏi sự níu kéo của người ngư phủ, nó cũng mãnh liệt kiên cường không kém gì đối thủ của nó lần ) à Biểu hiện sự cảm nhận của ông lão về con cá tập trung ở hai giác quan thị giác và xúc giác- song vẫn chỉ là gián tiếp: Xan- ti-a-gô chưa nhìn thấy con cá mà chỉ cảm nhận được nó qua sợi dây + Sự cảm nhận của Xan ti a gô Sự cảm nhận của ông lão về con cá tập trung ở hai giác quan thị giác và xúc giác. Và sự cảm nhận đó ngày càng mãnh liệt và trực tiếp hơn; sự tiếp nhận diẽn ra từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể. Thoạt tiên Xan- ti-a- gô chỉ nhìn thấy từng bộ phận của con cá ( Thoạt tiên lão thấy cái bóng đen vựơt dài qua dưới con thuyền cái đuôi nhô khỏi mặt nước, cái đuôi llớn hơn cả một cái lưỡi hái lớn, màu tím hồng. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xoè rộng. Vòng lượn tiếp theo, lưng con cá nhô lên nhưng hãy còn khá xa thuyền) Trước khi con cá xuất hiện toàn thể trước mặt Xan- ti-a-gô, cảm nhận qua xúc giác vẫn có phần gián tiếp ( Qua sợi dây, qua mũi lao) + Thái độ của Xan-ti –a- gô Thái độ của ông lão với con cá kiếm là thái độ hết sức phức tạp về tâm lí đôi khi nó được nhà văn đẩy lên đến mức đối lập. Lão vừa yêu quý nó ,vừa thể hiện quyết tâm giết nó bằng được Xan – ti – a – gô làm nghề câu cá, bắt được cá là mục đích là cuộc sống của ông; nhưng ông lão yêu quý con cá như “người anh em” gọi nó là “ cu cậu” rất thân mật nhưng lại phải giết nó bằng được .Vì nó mà xóa đi cái tiếng vận rủi , thất bại liên tiếp .Cũng vì nó để chứng minh con người không bao giờ bị đánh bại (. Nét tâm lí phức tạp ấy của ông lão Xan – ti – a- gô đã chứng minh Hê – minh – uê khao khát viết một áng văn trung thực về con người) Phải bắt được con cá Xan-ti-a-gô mới được công nhận như một con người và trong trận đấu ông đã thể hiện những phẩm chất cao quý của một con người. Và con cá kiếm cũng thể hiện những phẩm chất rất người . con cá đã bộc lộ phẩm chất cao quý khi giao chiến , không lồng lên làm đắm thuyền , không làm đứt dây câu , chấp nhận cuộc đấu sức. Sự “ sòng phẳng” của con cá làm ông lão phải thốt lên thán phục “ Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ”à Đó là sự ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái cao cả . Cá kiếm vừa là đối tượng chinh phục vùa là người anh em Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy cả ông lão và con cá đều là kì phùng địch thủ. Họ xứng đáng là đối thủ của nhau. “Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó”. à Nhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đề cao vẻ đẹp của con người. Đối tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của con người đi chinh phục càng được tôn lên. Cuộc chiến đấu gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh vẻ đẹp của người lao động: giản dị và ngoan cường thực hiện bằng được ước mơ của mình. 2. Nội dung tư tưởng của đoạn trích Cuộc đọ sức quyết liệt giữa ông lão và con cá kiếm khổng lồ đã giúp He- minh- uê phát biểu được nhiều điều: à Con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng. Nó là đại diện cho hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu cho vẻ đẹp , tính chất kiên hùng vĩ đại của tự nhiên. Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời. à Cuộc chinh phục cá kiếm của lão Xan –ti –a –gô là một hành trình tìm kiếm và chinh phục cái đẹp, để đạt đợc ước mơ ,lí tưởng cao cả con người phải trải qua cuộc đọ sức quyết liệt. Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời, hành trình nhọc nhằn dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô tình, thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo rồi trình bày nó trước mắt người đời... à Ông lão xan –ti – a – gô nhiều lần nói với chính mình thực chất là đối thoại với chính mình để vượt qua moi thử thách = Trong mọi hoàn cảnh và điều kiện ta nhận thấy “con người chỉ có thể bị hủy diệt chứ không bị đánh bại” à Cuộc chiến đấu và chinh phục được cá kiếm thể hiện tài nghệ và ý chí ,nghị lực của ông lão .Song nó cũng mang lại dư vị chua chát . Đó là con người càng lệ thuộc vào khát vọng lớn ,nhiều khi phải hủy hoại những gì mình yêu quý ngưỡng mộ. Để tồn tại và khẳng định ý nghĩa của sự tồn tại đôi khi người ta phải huỷ hoại chính những gì mà mình yêu quý ngưỡng mộ. Đó là bi kịch muôn đời của con người III. Tổng kết - Nghệ thuật đoạn trích * Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê có ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của ông già được thể hiện bằng: “lão nghĩ.....”, “lão nói ....” + Ngôn ngữ của người kể chuyện tường thuật khách quan sự việc. + Lời phát biểu trực tiếp của ông lão. Đây là ngôn từ trực tiếp của nhân vật. Có lúc nó là độc thoại nội tâm. Nhưng trong đoạn văn trích nó là đối thoại. Lời đối thoại hướng tới con cá kiếm: “Đừng nhảy, cá”, lão nói. “Đừng nhảy”. “Cá ơi”, ông lão nói “cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?” “Mày đừng giết tao, cá à, ông lão nghĩ “ mày có quyền làm thế”. “Tao chưa từng thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ”. + ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp: - Đưa người đọc như đang trực tiếp chứng kiến sự việc. - Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô coi con cá kiếm như một con người. - Nội dung đối thoại cho thấy ông lão chiêm ngưỡng nó thông cảm với nó và cảm thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó. - Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên - ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm - Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình. * He- minh –ue thành công trong việc khắc hoạn nhân vật qua cảm giác. Đó là cảm giác về sức khoẻ, cảm giác về việc khuất phục con cá kiếm( ông lão dùng cảm giác để đo độ sâu của nước, để đo phản ứng của con cá..) * Cách viết của He-minh –ue giản dị, văn của ông để nhiều khoảg trống để người đọc suy ngẫm, nhiều hình tượng mang tính đa nghĩa - Nội dung: Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách vượt qua giới hạn của chính mình để luôn vươn tới đạt được mước mơ khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lý “Tảng băng trôi “ của Hê-minh-uê.
Tài liệu đính kèm: