Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 40: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 40: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.

- Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ, tư tưởng

- Yêu mến, tự hào, trân trọng vẻ đẹp của quê hương đất nước, con người

- Có cách ứng xử thân thiện, tích cực với môi trường; ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.

4. Hình thành năng lực

- Đọc, viết, nghe, nói

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình học tập

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HV

1. Giáo viên

- Giáo án, sgk

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Học viên

- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà.

- Đồ dùng học tập

 

doc 6 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 40: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRỌN BỘ GIÁO ÁN VĂN 12 HKII THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC (5 BƯỚC) LIÊN HỆ QUA ZALO 0902005252 HOẶC GMAIL: truongthixuantq@gmail.com
 Ngày soạn: ..
Ngày giảng: 
TUẦN 13 - Tiết 40: - VĂN HỌC
 AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
- Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ, tư tưởng 
- Yêu mến, tự hào, trân trọng vẻ đẹp của quê hương đất nước, con người
- Có cách ứng xử thân thiện, tích cực với môi trường; ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.
4. Hình thành năng lực
- Đọc, viết, nghe, nói
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình học tập
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HV
1. Giáo viên
- Giáo án, sgk
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Học viên 
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà.
- Đồ dùng học tập
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề
- Phương pháp dạy học nhóm
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp phát vấn, đàm thoại
- Phương pháp thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định tổ chức: 1’
* Kiểm tra bài cũ: Không
* Bài mới
1. Khởi động: 5’
- GV cho HS nghe một bài hát về sông Hương: Dòng sông ai đã đặt tên
- HS thực hiện các yêu cầu sau:
 ? Dòng sông nào được nhắc đến trong lời bài hát? Gắn với địa danh nào?
 ? Trình bày cảm nhận của em về dòng sông qua lời bài hát trên?
- Đáp án:
+ Dòng sông được nhắc đến: sông Hương, gắn với địa danh: Huế
+ Dòng sông đẹp, gợi nhớ thương về Huế.
- GV nhận xét, chốt ý và dẫn dắt vào bài
2. Hình thành kiến thức: 30’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* HĐ 1: HDHV Tìm hiểu về Tiếu dẫn (10’)
- Chuyển giao nhiệm vụ : 
? Trình bày khái quát những hiểu biết của em về tác giả?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân.
- Báo cáo kết quả: HS trình bày 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức kết hợp trình chiếu các tư liệu về tác giả.
MR: - Thể bút kí là một thể của ký, nằm trung gian giữa ký sự và tùy bút. Bút ký thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi.
- Chuyển giao nhiệm vụ : 
? Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
? Xác định vị trí đoạn trích?
? Xác định bố cục của đoạn trích? Nội dung chính của từng phần?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cặp đôi trong thời gian 2’
- Báo cáo kết quả: HS trình bày 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức kết hợp trình chiếu hình ảnh minh họa về sông Hương, về Huế và bố cục tác phẩm.
MR: - Kinh đô Huế là thủ đô của quốc gia Việt Nam thống nhất từ năm 1802, sau khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế mở đầu cho nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Huế kết thúc sứ mệnh là thủ đô Việt Nam vào năm 1945 khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại thoái vị.
- Khác với nhiều con sông khác sông Hương thuộc về một thành phố duy nhất, nghĩa là sông Hương gắn với Huế. Nói dến Huế là nghĩ đến sông Hương, nghĩ đến giọng điệu ngọt ngào sâu lắng của ca Huế trên sông Hương. Sông Hương bao trọn thành phố Huế bắt nguồn từ thượng nguồn qua rất nhiều địa danh như: điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Vĩ Dạ, và kết thúc tại Bao Vinh.
=> Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế, yêu sông Hương bằng một tình cảm gắn bó sâu lặng thiết tha, một tâm hồn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế và một ngòi bút tài hoa 
-> tác giả đã phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm ẩn, huyền diệu, thơ mộng của sông Hương vì thế Ai đã đặt tên cho dòng sông? tràn ngập cảm hứng ngợi ca. 
I- TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: 
 Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937)
- là một trí thức yêu nước gắn bó sâu sắc với mảnh đất Huế.
- là nhà văn chuyên viết bút kí; Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, với những liên tưởng mạnh mẽ và lối hành văn hướng nội mê đắm, tài hoa trong sáng tác.
- Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Các tác phẩm tiêu biểu: sgk/ 197
2. Tác phẩm 
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Là bài bút kí đặc sắc, viết tại Huế ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên.
b. Vị trí đoạn trích: phần đầu của tác phẩm 
c. Bố cục đoạn trích: 2 phần
- Phần 1: (từ đầu đến quê hương xứ sở): Thủy trình của sông Hương.
+ Sông Hương ở thượng lưu (Trong những dòng sông  chân núi Kim Phụng)
+ Sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố (Phải nhiều thế kỉ  tiếng gà)
+ Sông Hương chảy trong lòng thành phố Huế (từ đây quê hương xứ sở) 
- Phần 2: (đoạn còn lại): Sông Hương – dòng sông của lịch sử và thi ca.
+ Sông Hương với lịch sử dân tộc (Hiển nhiên  một lời thề)
.+ Sông Hương với cuộc đời và thi ca (Sông Hương là vậy đến hết)
* HĐ 2: HDHV Đọc – hiểu văn bản (20’)
- Gọi HV đọc VB đoạn từ: Trong những dòng sông đến chân núi Kim Phụng.
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung phiếu học tập.
? Ở thượng nguồn, sông Hương được tác giả miêu tả như thế nào? 
? Những chi tiết, hình ảnh, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả?
Thời gian thực hiện: 5’
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trao đổi, thảo luận, ghi chép câu trả lời.
- Báo cáo kết quả: HS đại diện 1 nhóm trả lời. Nhóm HS khác lắng nghe, đối chiếu, bổ sung
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: Nhóm HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau. GV bổ sung, kết luận, chốt kiến thức.
GV bình: - Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát nên vẻ đẹp của một sức sống mạnh liệt, vừa hùng tráng, vừa trữ tình, như bản trường ca bất tận của thiên nhiên vừa “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào đáy vực bí ẩn”, vừa “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” .
MR: Năm 2003, Nhã ngạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại; Tháng 8/2004 UNESCO đã ghi tên Quần thể di tích Huế vào danh mục công nhận giá trị toàn cầu đặc biệt của một tài sản văn hóa hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích nhân loại.
GV bình: Sông Hương không chỉ đẹp mà còn chính là một khỏi nguồn, là sự bắt đầu của không gian văn hóa Huế, có lẽ không có sông Hương thì khó có thể có văn hóa Huế ngày nay. Cính vì vậy, từng ngày từng giờ sông Hương vươn mình chảy ra cửa biển Thuận An cũng chính là từng ngày từng giờ sông Hương duy trì và bồi đắp phù sa cho cả một vùng văn hóa thẩm mỹ được hình thành ở trên và hai bên sông. 
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Thủy trình của sông Hương
a. Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng lưu
- Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm: Sông Hương được ví như: bản trường ca của rừng già
+ rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, 
+ mãnh liệt qua những ghềnh thác,
+ cuộn xoáy như những cơn lốc vào đáy vực bí ẩn
+ dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” 
-> Câu văn dài được chia làm nhiều vế liên tục như gợi dậy cái dư vang của trường ca; Thủ pháp điệp cấu trúc kết hợp từ ngữ tạo hình, những động từ mạnh đã tạo nên âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa rừng già.
- sông Hương được so sánh như một “cô gái di – gan phóng khoáng và man dại”
+ rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, 
+ một tâm hồn tự do và trong sáng 
-> đây là một liên tưởng thú vị và độc đáo. Những cô gái Bô-hê-miêng thích sống lang thang, tự do và yêu ca hát, nhảy múa với vẻ đẹp man dại đầy quyến rũ.
=> Ví sông Hương với những cô gái Di- gan, Tác giả đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh mẽ vể vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của con sông.
- Sông Hương được nhân hóa như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
+ mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ
+ người mẹ phù sa một vùng văn hóa xứ sở
+ Tâm hồn sâu thẳm không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá
-> Hoàng Phủ Ngọc Tường còn muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc hơn về sông Hương, xem nó như một đấng sáng tạo đã góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở. 
Tiểu kết: Bằng sự quan sát tinh tế, trí tưởng phong phú; với nghệ thuật so sánh, nhân hoá tài hoa, táo bạo, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện, khắc hoạ vẻ đẹp trẻ trung, hoang dại đầy cá tính của sông Hương gợi liên tưởng kì thú và xúc cảm mãnh liệt trong lòng người đọc.
3. Luyện tập (3’)
- Chuyển giao nhiệm vụ: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Sở trường sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là thể loại gì?
a. Truyện ngắn.	b. Tùy bút.
c. Bút kí	d. Nhật kí
Câu 2: Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, sông Hương được so sánh với?
a. Cô gái Di gan phóng khoáng và man dại.	
b. Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
c. Dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng. 
d. Bản trường ca của rừng già.
Câu 3: Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương được so sánh với?
a. Bản trường ca của rừng già.
b. Cô gái Di gan phóng khoáng và man dại.	
c. Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
d. Dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
Câu 4: Khi ra khỏi rừng, sông Hương được nhân hóa với hình tượng nào?
a. Bản trường ca của rừng già.
b. Cô gái Di gan phóng khoáng và man dại.	
c. Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
d. Dòng sông của thi ca.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh chọn phương án đúng.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, chốt ý.
4. Vận dụng: (3’)
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức cho HS phát biểu ý kiến cá nhân về một vấn đề: 
? Theo em, cần phải làm gì để giữ gìn những giá trị của Sông Hương nơi thượng nguồn? 
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh phát biểu suy nghĩ của bản thân.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, chốt ý. (tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường rừng, môi trường nước nơi thượng nguồn để góp phần hạn chế và khắc phục những thảm họa thiên tai)
5. Tìm tòi, mở rộng (1’) GV giao bài tập về nhà.
- Tìm đọc toàn bộ tác phẩm.
- Tìm những dẫn chứng trong đoạn trích  thể hiện cái tôi tinh tế, dạt dào cảm xúc, hướng nội của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
* Dặn dò: (1’)	- VN học bài và chuẩn bị bài phần tiếp theo.
+ Hệ thống câu hỏi phần Hướng dẫn học bài trong sgk/ 203.
+ Tìm điểm giống và khác nhau về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua hai tác phẩm Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông?
.//.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_40_ai_da_dat_ten_cho_dong_song_h.doc