Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 4: Tuyên ngôn độc lập - Phần I: Tác giả - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 4: Tuyên ngôn độc lập - Phần I: Tác giả - Năm học 2018-2019

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. toàn thể dân tộc.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức về qunan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.

- Đọc – hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.

 3. Thái độ

- Trân trọng, tự hào.

4. Nội dung tích hợp:

 Tư tưởng Hồ Chí Minh

II. CHUẨN BỊ

- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên.

 - Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)

vi deo về Chủ Tịch Hồ Chí Minh

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 Câu 1: Tóm tắt tiểu sử cuộc đời tác gia Hồ Chí Minh?

Câu 2: Trình bày quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?

Câu 3: Nêu những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh?

Câu 4: Những đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Hò chí Minh?

 

doc 4 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 4: Tuyên ngôn độc lập - Phần I: Tác giả - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/2018
Ngày dạy: 27/08/2018 T2-C3..........................................................................................
	 28/8/2018 T3- C2...........................................................................................
Điều chỉnh:.............................................
Tiết 4: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
PHẦN I: TÁC GIẢ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. toàn thể dân tộc.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về qunan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.
- Đọc – hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
 3. Thái độ
- Trân trọng, tự hào...
4. Nội dung tích hợp:
	Tư tưởng Hồ Chí Minh
II. CHUẨN BỊ 
- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên...
 - Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
vi deo về Chủ Tịch Hồ Chí Minh
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
 Câu 1: Tóm tắt tiểu sử cuộc đời tác gia Hồ Chí Minh?
Câu 2: Trình bày quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
Câu 3: Nêu những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh?
Câu 4: Những đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Hò chí Minh?
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
GV ch học sinh thảo luận theo nhóm 15 p
NHÓM 1: Câu 1: Tóm tắt tiểu sử cuộc đời tác gia Hồ Chí Minh?
NHÓM 2: Câu 2: Trình bày quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
NHÓM 3: Câu 3: Nêu những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh?
NHÓM 4: Câu 4: Những đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Hò chí Minh?
Nhóm 1 đại diện trình bày kết quả
Các nhóm nhận xét bổ sung
+ GV tổng hợp và diễn giảng.	
Gv: cho học sinh xem tranh anh, tư liệu về HCM qua việc sử dụng máy chiếu
Nhóm 2 đại diện trình bày kết quả
- Các nhóm nhận xét bổ sung
+ GV tổng hợp và diễn giảng.	
- Nhóm 3 đại diện trình bày kết quả
Các nhóm nhận xét bổ sung
+ GV tổng hợp và diễn giảng.	
.
Nhóm 4 đại diện trình bày kết quả
Các nhóm nhận xét bổ sung
+ GV tổng hợp và diễn giảng.	
I. Vài nét về tiểu sử
- Tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho nghèo ở xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
- Người ảnh hưởng bởi tinh thần hiếu học và lòng yêu nước từ gia đình và quê hương.
- Từ 1911 đến 1941: Người đã có quá trình đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, gia nhập đảng cộng sản Pháp, trở thành người chiến sĩ cộng sản. Người truyền bá CN Mác – Lênin về nước, Người chủ trì hội nghị thành lập ĐCS VN
- Từ 1941 đến 2/9/1945: Người trở về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành tổng khởi nghĩa thắng lợi, dựng nên nước VN DCCH.
- Từ 1945 đến 1969: Với tư cách là chủ tịch nước, người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam trải qua những ngày đầu khó khăn, kháng chiến chống Pháp, xây dựng CNXH ở miền bắc, kháng chiến chống Mĩ.
- Người qua đời ngày 2/9/1969. Năm 1990, Thế giới đã kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người với tư 
II. Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: 
+ Người coi nghệ thuật là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ. 
+ Người coi trọng tính chất chân thật và tính dân tộc của văn học; 
+ Khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát tù đối tượng (Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết thế nào?) của tác phẩm.
- Di sản văn học: những tác phẩm chính của Hồ Chí Minh thuộc các thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.
2.Di sản văn học
* Văn chính luận:
+ Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925); “Tuyên ngôn độc lập” (1945)
+ Nội dung: nhằm tấn công trực diện với kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ Cách mạng qua các chặng đường lịch sử. Những áng văn chính luận tiêu biểu của HCM cho thấy tác giả viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu, ghét sâu sắc, mãnh liệt, nồng nàn. 
* Truyện và kí:
+ Tác phẩm tiêu biểu: “Vi hành”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, Kí: “Vừa đi đường vừa kể chuyện” (1963)
+ Nội dung: Dựa trên những sự kiện có thật, tác giả hư cấu tưởng tượng để tấn công thực dân và phong kiến tay sai. Tác phẩm cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, giàu tính hiện đại và giàu chất trí tuệ.
* Thơ ca:
 	+Tác phẩm tiêu biểu.Tập “Nhật ký trong tù” (1942 – 1943) ; “Thơ Hồ Chí Minh” (1967); “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh”.
+ Nội dung: 
Tập thơ “ Nhật kí trong tù” mang nội dung tố cáo chế độ nhà tù tàn bạo của bọn Quốc dân Đảng và thể hiện một tâm hồn lớn và nhân cách cao đẹp của Bác. 
“Thơ Hồ Chí Minh”: thể hiện tấm lòng yêu nước của vị lãnh tụ và ngợi ca sức mạnh quân dân trong kháng chiến. 
 “Thơ chữ Hán”: viết về đề tài kháng chiến, tình bạn và những tâm tình riêng. 
3. Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng mỗi thể loại một phong cách riêng
+ Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy – mua của phương Tây.
+ Văn chính luận: thường rút gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
+ Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn; thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện 
- Nhân dân VN quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc.. 
III.KẾT LUẬN
Ghi nhớ : SGK
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 15p
 Những bài học sâu sắc thấm thía rút ra từ tác phẩm NKTT?
Gợi ý:
Tình cảm yêu nước, tình yêu thiên nhiên ,cuộc sống, con người; tinh thần lạc quan, ung dung, bản lĩnh nghị lực phi thường..
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 5p( Sách bài tập trang 10) 
	Tính cổ điểm và hiện đại của bút pháp đã được thể hiện ntn nào trong thơ Hồ Chí Min? Lấy đãn chứng minh từ các tác phẩm của Người.
E, HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Tìm đọc các tác phẩm khác của Bác
Đã kiểm tra//2018 
Lường Thị Hây

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_4_tuyen_ngon_doc_lap_phan_i_tac.doc