Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 3: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 3: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - Năm học 2018-2019

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

- Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

2. Kỹ năng:

- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí.

- Biết huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài.

3. Thái độ:

- Có thái độ sống tích cực.

- Rèn luyện đạo đức lối sống theo chuẩn mực.

4. Nội dung tích hợp

II. CHUẨN BỊ

 - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên.

 - Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học.

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHÚC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)

vi deo về quà tặng cuộc sống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 25 p

? câu I: Qua các vi deo và hiểu biết hãy cho biết khái niệm, những vẫn đề, dạng bài tập nghị luận về một tư tưởng đạo lý?

? Câu II: dựa vào đề bài phần 1 sgk trang 20 hs trả lời những câu hỏi sau:

câu 1: Phần a tìm hiểu đề : câu thơ của Tố hữu nêu lên vấn đề gì

câu 2: Dựa vào phân b cho biết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý gồm mấy phần? là những phần nào?

câu 3: Dựa vào phần b cho biết các phần trong bài văn gồm mấy ý?

câu 4: Đề bài trên cần sử dụng những thao tác lập luận gì?

câu 5: Đề bài cần sử dụng trong lĩnh vực cuộc sống hay trong văn học? lấy 1 số ví dụ

? Câu III: cho biết cách làm bài nghị luận về 1tư tưởng, đạo lý?

 

doc 3 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 3: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8/2018
Ngày dạy: 23/08/2018 T4- C2..........................................................................................
	 24/82018 T4 - C3...........................................................................................
Điều chỉnh................................ 
Tiết 3: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
2. Kỹ năng:
- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí.
- Biết huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài.
3. Thái độ:
- Có thái độ sống tích cực.
- Rèn luyện đạo đức lối sống theo chuẩn mực.
4. Nội dung tích hợp
II. CHUẨN BỊ
 - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên...
 - Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHÚC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
vi deo về quà tặng cuộc sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 25 p
? câu I: Qua các vi deo và hiểu biết hãy cho biết khái niệm, những vẫn đề, dạng bài tập nghị luận về một tư tưởng đạo lý?
? Câu II: dựa vào đề bài phần 1 sgk trang 20 hs trả lời những câu hỏi sau:
câu 1: Phần a tìm hiểu đề : câu thơ của Tố hữu nêu lên vấn đề gì
câu 2: Dựa vào phân b cho biết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý gồm mấy phần? là những phần nào?
câu 3: Dựa vào phần b cho biết các phần trong bài văn gồm mấy ý?
câu 4: Đề bài trên cần sử dụng những thao tác lập luận gì?
câu 5: Đề bài cần sử dụng trong lĩnh vực cuộc sống hay trong văn học? lấy 1 số ví dụ
? Câu III: cho biết cách làm bài nghị luận về 1tư tưởng, đạo lý?
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
GV cho học sinh nhắc lại khái niệm ?
Câu I: giáo viên cho học sinh làm việc độc lập
 Học sinh trả lời 
GV Cho học sinh hoạt động theo nhóm sử dụng phiếu học tập( giấy A0)
Nhóm 1: câu 1: Phần a tìm hiểu đề : câu thơ của Tố hữu nêu lên vấn đề gì
Nhóm 2: câu 2: Dựa vào phân b cho biết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý gồm mấy phần? là những phần nào?
Nhóm 3: câu 3: Dựa vào phần b cho biết các phần trong bài văn gồm mấy ý?
Nhóm 4: câu 4: Đề bài trên cần sử dụng những thao tác lập luận gì?
Nhóm 5: câu 5: Đề bài cần sử dụng trong lĩnh vực cuộc sống hay trong văn học? lấy 1 số ví dụ
Câu III: giáo viên cho học sinh làm việc nhóm nhỏ 2 người
 Gv gợi ý : thông qua phần 1 đã tìm hiểu rút cách làm bài
I/ Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống của con người.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ, DẠNG BẢI TẬP NL VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
Tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm: 
- Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
- Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung,lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...).
-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...)
III. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
a. Tìm hiểu đề:
 - Câu thơ ở dạng câu hỏi; nêu lên vấn đề sống đẹp đối với tuổi trẻ.
 - Sống đẹp: có lí tưởng, mục đích, tư tưởng, tình cảm đúng đắn, lành mạnh, trong sáng, vị tha; có tri thức, văn hoá và biết hành động vì những điều tốt đẹp đó. Để sống đẹp: cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân thường xuyên từ tinh thần, thể chất đến các năng lực, kĩ năng để hoàn thiện.
 - Các thao tác có thể: 
 + Giải thích: sống đẹp; 
 + Phân tích: các khía cạnh của sống đẹp; 
 + Chứng minh: thuận, nghịch các khía cạnh; 
 + Bình luận, bác bỏ: bàn về cách sống đẹp, khẳng định, phê phán lối sống, hành vi không đẹp.
b. Lập dàn ý:
gồm 3 phần: + Mở bài
 + Thân bài
 + Kết bài
2. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
a . Mở bài
- dẫn dắt
 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
b. thân bài
 LĐ1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
 LĐ2: Phân tích những biểu hiện, mặt đúng 
 LĐ3: - Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch của vấn đề.
 LĐ 4: Bài học từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận
 C. Kết bài
- Khái quát, đánh giá, khẳng địnhtlại vấn đề cần nghị luận.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 10p
1.Bài tập 1:
 a.- Vấn đề văn hoá, sự khôn ngoan của con người.
 - Văn hoá và sự khôn ngoan của con người.
 b.- Giaỉ thích, phân tích, bình luận.
 - Đoạn giải thích “Văn hoá – đó có phải  tất cả những cái đó. 
 c. - Dùng câu nghi vấn để thu hút.
 - Lặp cú pháp và phép thế.
 - Diễn dịch, quy nạp.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 5p
lập dàn ý các đề bài sau:
 - Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người.
 - Đề 2:“ Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ” (Euripides)
 - Đề 3: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- viết phần mở bài cho đề 1-2-3
Đã kiểm tra//2018 
Lường Thị Hây

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_3_nghi_luan_ve_mot_tu_tuong_dao.doc