Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 19+20: Tây Tiến (Quang Dũng) - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 19+20: Tây Tiến (Quang Dũng) - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào

hùng và hào hoa.

- Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.

3. Thái độ

- Yêu thích

4. Nội dung tích hợp:

II. CHUẨN BỊ

. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên.

 - Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)

Xem video, hình ảnh tư liệu về chiến tranh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 75p

 

doc 8 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1017Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 19+20: Tây Tiến (Quang Dũng) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/9/2018
Ngày dạy: 1/10/2018 	T3-C2..........................................................................................
	1/10/2018 T2-C3...........................................................................................
Điều chỉnh:.............................................
Tiết: 19, 20
TÂY TIẾN
(Quang Dũng)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào 
hùng và hào hoa.
- Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
3. Thái độ
- Yêu thích
4. Nội dung tích hợp:
II. CHUẨN BỊ
. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
 - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên...
 - Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
Xem video, hình ảnh tư liệu về chiến tranh....
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 75p
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: 
- HS phát biểu nét cơ bản về tác giả. 
Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ
- HS trả lời và nhận xét bổ sung, GV tổng hợp.
Bài thơ chia làm mấy phần và nội dung của từng phần?
Hs thực hiện
Hv nhận xét
HĐ2: 
- Những câu thơ nào là dòng hồi tưởng của nhà thơ về thiên nhiên và con người Tây Bắc?
- HS trả lời GV tổng hợp.
* “Nỗi nhớ chơi vơi” không rõ nét, không gắn với một đối tượng cụ thể nào, chỉ biết rằng đó là nỗi nhớ da diết thường trực.
- Thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào trong các câu còn lại?
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu khổ thơ thứ 2
a : Nỗi nhớ tiếp tục với kỉ niệm nào?
b : Cụm từ “Bừng lên hội đuốc hoa” gợi lên cảnh tượng gì?
c : Hai chữ “Kìa em” diễn tả cảm giác gì cuả các chiến sĩ?
d : Âm thanh, màu sắc được miêu tả như thế nào trong đoạn 
thơ?
e : Cảnh sông nước qua các hình ảnh: “chiều sương”, “hồn 
lau nẻo bến bờ” ?
f : Nổi bật trên dòng sông ấy là dáng điệu? Của ai?
g : cảm nhận chung về vẻ đẹp của khổ thơ
hs thực hiện
GV nhận xét, khái quát
gv cho học sinh tìm hiểu chân dung người lính Tây Tiến
a: Hình ảnh người lính Tây Tiến được miêu tả như thế nào? Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của người lính? 
b: Nét đẹp lãng mạn trong tâm hồn của người lính?
c: Ý nghĩa câu “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” và “Áo bào thay chiếu anh về đất”?
d: Nhận xét về những câu thơ viết về cái chết của người lính Tây Tiến? (Tìm từ ngữ Hán Việt trong hai câu thơ trên, và nêu tác dụng của chúng?)
GV. Kết luận. 
: HS đọc và cảm nhận khổ 4 (5’)
b: “Không hẹn ước”, “một chia phôi” là cuộc ra đi như thế nào?
c: Nhà thơ khẳng định điều gì khi đã xa Tây Tiến?
d: “Mùa xuân ấy” nên hiểu như thế nào?
e: Trình bày cách hiểu về câu thơ cuối?
F : Nêu cảm nhận chung khổ thơ cuối?
GV kết luận.
Gv tổng kết nhận xét
- Nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ?
+ HS dựa vào phần ghi nhớ phát biểu.
+ GV tổng hợp.
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Tác giả : (SGK)
 - Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc.
 - Một nhà thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của “xứ đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc, chất hoạ.
 2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác
 - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào 
 - Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, họ chiến đấu gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất. Tuy vậy các chiến sĩ Tây tiến vẫn phới phới, tinh thần lãng mạn.
 - Quang Dũng gia nhập Tây Tiến 1947, năm 1948 chuyển đơn vị; viết bài thơ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh năm 1948, nhan đề ban đầu là Nhớ Tây Tiến. 
* Cảm hứng chủ đạo:
 - Cảm hứng lãng mạn.
 - Tinh thần bi tráng
b. Bố cục bài thơ
 - Phần 1: “Sông Mã ... thơm nếp xôi”: 
à Những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.
 - Phần 2: “Doanh trại ... hoa đong đưa”: 
à Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
 - Phần 3: “Tây Tiến đoàn ... khúc độc hành”: 
à Chân dung người lính Tây Tiến
 - Phần 4: “Tây Tiến ... chẳng về xuôi”: 
à Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Bức tranh thiên nhiên miền tây qua nỗi nhớ, bước đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến. 
* Hai câu thơ mở đầu:
- Giới thiệu hai hình tượng chính khơi nguồn nỗi nhớ cho bài thơ: 
+ miền tây (mà sông Mã là đại diện)
+ Tây Tiến (người lính Tây Tiến).
- Giới thiệu cảm hứng bao trùm: Nỗi nhớ chơi vơi.
-> “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ không rõ nét, không gắn với một đối tượng cụ thể nào, đó là nỗi nhớ da diết thường trực.
- Vần “ơi” kết hợp với “chơi vơi”: Làm cho âm hưởng câu thơ ngân dài, lan tỏa. Đồng thời nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ.
* Bức tranh thiên nhiên miền tây qua nỗi nhớ của nhà thơ:
- Các địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu
-> Gợi lên một miền hành quân xa xôi, hẻo lánh, hoang vu.
- Câu 5: Dốc lên khúc khuỷ/dốc thăm thẳm
-> Nhịp 4/3 và hai từ láy, gợi hình dung rõ nét về một con dốc và con đường gập ghềnh, trắc trở.
- Câu 6: Heo hút cồn mây/súng ngửi trời
-> Hình ảnh “súng ngửi trời” vừa thực vừa tạo ra chất lính.
- Câu 7: Ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống
-> Nhịp 4/3 như vẽ tiếp về hình ảnh một con dốc khác trên đường hành quân.
- Câu 8: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
-> Toàn thanh bằng, tương phản với 3 câu trên như một tiếng thở phào nhẹ nhõm của người lính sau một chặng đường dài hành quân vất vả.
=> Thiên nhiên vừa hùng vĩ, dự dội, hiểm trở vừa thơ mộng...
* Những kí họa ban đầu về đoàn quân Tây Tiến:
- Nhân hóa- Cách nói “súng ngửi trời” -> tinh nghịch, tếu táo, lạc quan, yêu đời...
- “Hoa về trong đêm hơi... Nhà ai Pha Luông...” -> Lãng mạn, hào hoa...
- Trên chặng đường hành quân gian khổ, nhiều người lính đã ngã xuống vì kiệt sức:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
- Điểm dừng chân của cuộc hành quân vất vả là những làng bản với hương vị của nếp xôi: -> Tình quân dân ấm áp
 “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
=> Bằng bút pháp hiện thực và trữ tình đan xen, đoạn thơ đã dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng miền tây hiểm trở. Ở đó đoàn quân Tây Tiến đã trải qua cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng cũng ấm áp tình người.
2. Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng (Đoạn 2)
a. Nhớ những đêm liên hoan văn nghệ ấm áp tình quân dân:
+ Cụm từ “Bừng lên hội đuốc hoa” 
-> gợi lên cảnh doanh trại sáng bừng bởi ánh đuốc, tưng bừng bởi tiếng nhạc, khèn, điệu múa.
+ Hai chữ “Kìa em”
-> diễn tả sự sung sướng, ngạc nhiên của các chàng trai Tây Tiến trước những cô gái miền Tây trong những bộ xiêm áo lộng lẫy và dáng vẻ dịu dàng, tình tứ trong điệu múa.
=> Tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những chàng trai đất Hà thành.
b. Nhớ về cảnh tiễn đưa trên sông trong chiều sương:
+ Những từ ngữ “chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ” 
-> Bức tranh thiên nhiên có vẻ đẹp hoang dã, nên thơ, duyên dáng, vắng lặng như “bờ tiền sử”.
+ Nổi bật trên dòng sông là hình ảnh “dáng người trên độc mộc” đem đến nét đẹp rắn rỏi, khỏe khoắn cho bức tranh thiên nhiên.
=> Giàu chất họa, chất nhạc, chất thơ
3. Chân dung người lính Tây Tiến (Đoạn 3): 
Đoạn trực tiếp khắc họa vẻ đẹp người lính Tây Tiến vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng
a. Qua dáng vẻ và cuộc sống của người lính.
- Từ hiện thực mà lãng mạn hóa hiện thực: 
+ Bằng ngòi bút hiện thực nói lên những gian khổ hi sinh( liên hệ bài Đồng Chí của Chính Hữu) 
( Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ) Cá nước- Tố Hữu
+ Hiện thực trong bài Tây Tiến đã được lãng mạn hóa
Bệnh sốt rét-> rụng tóc, da xanh
-> Những mái đầu không tóc của anh vệ trọc gợi vẻ đẹp oai phong lẫm liệt
-> Da xanh hòa vào màu xanh của rừng đại ngàn 
Dẫn đến cách liên tưởng, người lính hiện lên vẻ đẹp như mãnh hổ đang ngự trị trốn rừng thiêng. Người lính ốm mà không yếu bởi sức mạnh tinh thần vẫn làm cho kẻ thù khiếp sợ
b. Vẻ đẹp qua đời sống tâm hồn người lính
+ Giấc mộng: lập chiến công- đánh đuổi giặc. Mắt trừng để nêu cao tinh thần chiến đấu
+ Giấc mơ: mơ về thiếu nữ nơi Hà thành thanh lịch.
+ Dáng kiều thơm -> người đẹp, cách nói cũ đầy phong cách của người lính trí thức
( so sánh cách nhớ của người lính gốc nông dân- Đồng Chí của Chính Hữu và cách nhớ của những chàng trai Hà Nội hết sức lãng mạn, hào hoa).
c. Vẻ đẹp qua tư thế lên đường vì lí tưởng: Hai câu thơ thể hiện cả yếu tố bi và tráng
- Tác giả không né tránh những hi sinh mất mát, bi thương: Gợi lên từ những nấm mồ hoang nằm rải rác nơi rừng sâu biên giới
- Bên cạnh yếu tố bi thương là yếu tố hào hùng:
Yếu tố bi bị át đi vì tác giả dùng từ Hán Việt-> biến nấm mồ hoang nơi rừng sâu biên giới thành những mộ chí tôn nghiêm, vĩnh hằng
- Yếu tố bi bị át đi vì lí tưởng: coi cái chết nhẹ từ lông hồng
+ Chẳng tiếc: cách nói ngang tàng đầy khí phách, thể hiện thái độ tự nguyện, tâm trạng thanh thản
+ Đời xanh: ẩn dụ chỉ đời trẻ, nhiều hi vọng 
-> sự hi sinh hết sức cao đẹp
d. Vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng qua sự hi sinh cao đẹp 
Vẻ đẹp bi tráng:
- Hình ảnh “Áo bào thay chiếu” người lính hi sinh được bao bọc bởi những áo bào thay cho chiếu. Áo bào là cách nhìn lãng mạn hóa. Đó là những tấm áo người lính đã trở thành áo bào sang trọng đưa các anh về nơi yên nghỉ. Áo bào gợi lên nét trang trọng lại gợi lên nét gần gũi thân thương
- Hình tượng Sông Mã: 
+ Gầm – diễn tả trạng thái đau thương uất hận
+ Sông Mã là thiên nhiên, Sông Mã còn là quê hương, đất nước. Người lính ra đi dường như cả đất trời đang nghiêng mình tiễn biệt trong tiếng gầm của dòng sông.
-> Câu thơ vừa bi, vừa tráng
- Từ ngữ, cách viết:
+ “ Anh về đất” cách nói giảm làm vợi bớt sự đau thương, vĩnh viễn hóa sự hi sinh cao đẹp.Với người lính Tây Tiến đó là sự trở về với đất mẹ thân yêu. Người mẹ hiền tổ quốc đã dang rộng cánh tay đón những đứa con khi hoàn thành nghĩa lớn với nước. Họ đã hóa thân vào đất để còn mài với núi sông này 
4. Lời thề gắn bó với Tây Tiến và đồng đội:
- Nhà thơ dứt dòng hồi tưởng để trở về với hiện tại (đã xa Tây Tiến):
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi”
-> diễn tả một lời thề: ra đi không hẹn ngày về, một đi không trở lại
- Nhà thơ khẳng định tâm hồn mình luôn thuộc về Tây tiến.
 “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
+ “Mùa xuân ấy”: là thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến (mùa xuân 1947), là mùa xuân của đất nước, là mùa xuân (tuổi trẻ) của các chiến sĩ TT.
+ “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”: dù đã ngã xuống hay đã rời xa nhưng hồn vẫn đi cùng đồng đội, sống cùng đồng đội.
=> Tiểu kết: Nhịp thơ chậm, buồn, nhưng vẫn hào hoa, mang âm hưởng, hào khí của thời đại: Một đi không bao giờ trở lại khi chưa sạch bóng quân thù...
3. Nghệ thuật:
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
- Cách sử dụng ngôn ngữ đặt sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt
- Kết hợp chất nhạc và chất hoạ.
II. TỔNG KẾT
1. Nội dung
 Ghi nhớ SGK
2. Ý nghĩa văn bản:
- Khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội.
- Hình tượng người lính mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc trong mỗi chúng ta.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 10P 
vẽ sơ đồ tư duy bài học
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG p
Đề 1: phân tích hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau
	Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
	..
	Sông mã gầm lên khúc độc hành
1. MỞ BÀI:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác , vị trí đoạn trích, nội dung đoạn trích
2. THÂN BÀI:
- Khí phách anh hùng
Diện mạo người lính Tây Tiến thật khác thường “không mọc tóc, quân xanh màu lá” -> Đó là những biểu hiện của sự thiếu thốn đến cùng cực, với bệnh tật và những cơn sốt rét rừng tra tấn hành hạ, nhưng khí phách người lính Tây Tiến vẫn oai phong dữ dội như chúa tể muôn loài trong rừng xanh “dữ oai hùm” khiến kẻ thù phải khiếp sợ.
=>Những con người dám xả thân vì nghĩa lớn – họ hiện lên với ý chí phảng phất chất anh hùng của người tráng sĩ thời xa xưa.
- Tâm hồn lãng mạn: Lính tây Tiến còn là những người có tâm hồn hào hoa, Những trái tim rạo rực, khao khát yêu đương. Họ là những chàng trai phần đông ra đi từ Hà Nội nên họ luôn nhớ đến Hà Nội, nhớ đến vẻ đẹp kiều diễm của những cô gái thủ đô “dáng kiều thơm”.
=> Chất men say lãng mạn, mơ mộng ấy đã giúp các anh vượt lên trên hoàn cảnh để chiến thắng.
- Hy sinh bi tráng vì Tổ quốc
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
- Cái bi thương hiện lên qua hình ảnh những nấm mồ nơi biên cương, gợi cảm giác hoang lạnh.
- Nhưng sự bi thương trở nên mờ đi bởi các từ Hán Việt và lí tưởng quên mình, quyết xả thân vì Tổ quốc “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
=> Hành động chói ngời lí tưởng cao đẹp của thời đại “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, xem cái chết nhẹ tựa hồng mao”. Họ là những con người ra đi trong tư thế của một tráng sĩ và nằm xuống bằng cái chết của người anh hùng.
- Hình ảnh “áo bào thay chiếu” biến cái chết trở thành sự hi sinh trang trọng. Và cái bi thương bị át hẳn bởi “Khúc độc hành” được tấu lên từ tiếng gầm của sông Mã – là biểu tượng của thiên nhiên, đất nước đã đưa tiễn các anh càng tô đậm tinh thần bi tráng của cả đoạn thơ.
* Nghệ thuật:
- Bút pháp hiện thực và lãng mạn đan xen
- Lời thơ vừa hào hùng vừa trang trọng, khi gân guốc mạnh mẽ, khi mềm mại, tình tứ.
- Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng tạo nên tính sử thi của bài thơ.
3. KẾT BÀI
- Đoạn thơ đã góp phần cùng với toàn bài dựng nên tượng đài người chiến sĩ Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp riêng của người lính Tây Tiến - những người lính trẻ thủ đô: kiêu dũng, lãng mạn, mang vẻ đẹp chung của người lính Cụ Hồ yêu nước, anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại. 
- Bên cạnh những bài thơ hay viết về hình tượng người lính trong những ngày đầu chống Pháp như Đồng chí (Chính Hữu)... Tây Tiến của Quang Dũng là một đóng góp đặc sắc làm phong phú thêm cho mảng đề tài này và làm đẹp thêm cho tâm hồn người Việt Nam
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Viết đoạn văn cho phần D
Đã kiểm tra//2018 
Lường Thị Hây

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_1920_tay_tien_quang_dung_nam_hoc.doc