Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 10+11: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 10+11: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Năm học 2018-2019

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Khái niệm sự trong sáng của TV, những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của TV.

- Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của TV về nhận thức, hành động, tình cảm và thái độ.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt hiện tượng trong sáng và không trong sáng trong cách sử dụng TV, phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng.

- Cảm nhận và phân tích được cái hay,cái đẹp của những lời nói và câu văn trong sáng.

- Sử sụng TV trong giao tiếp (nói, viết) đúng qui tắc, chuẩn mực để đạt được sự trong sáng.

- Sử dụng TV linh hoạt, có sáng tạo dựa trên những qui tắc chung.

3.Thái độ:

-Yêu mến và làm cho TV thêm giàu đẹp.

4. Nội dung tích hợp

II. CHUẨN BỊ

 - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên.

 - Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học.

 

doc 4 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 10+11: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/9/2018
Ngày dạy: 11/9/2018 	T2-C2..........................................................................................
	 12/9/2018 T1-C3...........................................................................................
Điều chỉnh:.............................................
Tiết: 10-11 GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Khái niệm sự trong sáng của TV, những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của TV.
- Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của TV về nhận thức, hành động, tình cảm và thái độ.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt hiện tượng trong sáng và không trong sáng trong cách sử dụng TV, phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng.
- Cảm nhận và phân tích được cái hay,cái đẹp của những lời nói và câu văn trong sáng.
- Sử sụng TV trong giao tiếp (nói, viết) đúng qui tắc, chuẩn mực để đạt được sự trong sáng.
- Sử dụng TV linh hoạt, có sáng tạo dựa trên những qui tắc chung. 
3.Thái độ: 
-Yêu mến và làm cho TV thêm giàu đẹp.
4. Nội dung tích hợp
II. CHUẨN BỊ
 - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên...
 - Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 55p
Dựa vào mục I trả lời các câu hỏi sau: sgk T30
Câu 1: Những đặc điểm cơ bản của phương diện: Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, về dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời nói, bài văn...
Câu 2: Những đặc điểm cơ bản của phương diện: Sự trong sáng của Tiếng Việt không dung nạp tạp chất?
Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của phương diện: Sự trong sáng của Tiếng Việt còn được biểu hiện ở Tính văn hóa , tính lịch sự của lời nói? 
Dựa vào mục II trả lời câu hỏi sau: sgk T43
? Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Dựa vào mục I sgk cho biết các biểu hiện của sự trong sáng?
+ HS phát biểu:
-> Tuân thủ hệ thống chuẩn mực và qui tắc của TV.
-> Sự không lai căng, pha tạp.
-> Phẩm chất/tính văn hoá tốt đẹp.
+ GV dựa vào các ví dụ a,b,c hướng dẫn học sinh làm sáng rõ:
 -GV cho học sinh thảo luận nhóm: 15P
NHÓM 1: Câu 1: Những đặc điểm cơ bản của phương diện: Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, về dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời nói, bài văn...
NHÓM 2: Câu 2: Những đặc điểm cơ bản của phương diện: Sự trong sáng của Tiếng Việt không dung nạp tạp chất?
 NHÓM 3: Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của phương diện: Sự trong sáng của Tiếng Việt còn được biểu hiện ở Tính văn hóa , tính lịch sự của lời nói? 
Các nhóm thực hiện, cử đại diện trình bày kết quả
Các nhóm khác nhận xét bổ sung
Gv nhận xet, khái quat nội dung qua kết quả thảo luận
Dựa vào mục II trả lời câu hỏi sau: sgk T43
? Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? 
- HS thảo luận về nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của TV?
+ HS thảo luận, trả lời và bổ sung.
+ GV hướng dẫn, tổng hợp.
* Có nhiều cuộc thi về:
 - Vở sạch, chữ đẹp.
 - Luyện nét chữ, rèn nết người.
 - Viết chữ đẹp, chữ Việt đẹp.
Gv nhận xet, khái quat nội dung qua kết quả xây dựng bài của học sinh
I. SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
1. Tiếng Việt có những chuẩn mực và hệ thống những qui tắc chung làm cơ sở cho giao tiếp ( nói và viết)
 - Câu (a): diễn đạt không rõ nội dung.
 - Câu (b) và (c): diễn đạt rõ nội dung, quan hệ các bộ phận trong câu mạch lạc.
 =>Câu b & c là câu trong sáng.
2. Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tùy tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác.
- Tiếng Việt có vay mượn nhiều thuật ngữ chính trị và khoa học từ tiếng Hán, tiếng Pháp như: Chính trị, Cách mạng, Dân chủ, Độc lập, Du kích, Nhân đạo, Ôxi, Các bon, E líp
- Song không vì vay mượn mà quá lợi dụng là làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt: Không nói “xe cứu thương” mà nói “xe hồng thập tự”; không nói “máy bay lên thẳng” mà nói “trực thăng vận”. 
3. Thể hiện ở phẩm chất văn hóa, lịch sự của lời nói.
- Nói năng lịch sự, có văn hóa chính là biểu lộ sự trong sáng của tiếng Việt.
- Ngược lại nói năng thô tục mất lịch sự, thiếu văn hóa làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của tiếng Việt
- Xin lỗi người khác khi làm sai.
- Cám ơn người khác khi được giúp đỡ.
- Giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí tuổi tác, đúng chỗ.
- Điều tiết âm thanh khi giao tiếp
II. TRÁCH NHIỆM GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
- Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quí tiếng Việt, coi đó là ”Thứ của cải vô cùng lâu đời và quí báu của dân tộc”
- Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc lựa lời khi giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
2.Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, đặc điểm phong cách, phải luôn trau dồi, học hỏi.
- Loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm, pha tạp, lai căng không đúng lúc.
- Tiếp nhận những từ ngữ của tiếng nước ngoài.
- Làm giàu có thêm TV đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và sự hòa nhập, giao lưu quốc tế hiện nay.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 25p
. Bài tập 1: - Kim Trọng : rất mực chung tình
- Thúy Vân : cô em gái ngoan
- Hoạn Thư : người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.
- Thúc Sinh : sợ vợ
- Từ Hải : chợt nhận ra, chợt biếnđi như một vì sao lạ....
Bài tập 1 (T 44)
Các câu b, c, d là những câu văn trong sáng. Câu a không trong sáng bởi có sự lẫn lộn giữa trạng ngữ (Muốn xoá bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn)với chủ ngữ của động từ (đòi hỏi); trong khi dó, các câu a, b, c thể hiện rõ các thành phần ngữ pháp và quan hệ ý nghĩa trong câu.
Bài tập 2 (T45)
	Trong 3 hình thức biểu hiện cùng 1 nội dung, hình thức biểu hiện thoả đáng hơn cả trong tiếng Việt là ngày Tình yêu bởi nó vừa mang được ý nghĩa của từ Valentine, vừa dễ hiểu, gần gũi với người Việt Nam, lại biểu hiện được ý nghĩa cao đẹp của tình cảm con người.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 5p Sách bài tập T13 
	Phân tích ý kiến sau đây của Phạm Văn Đồng:
	Trong có nghĩa là trong trẻo, không có tạp chất, không đục, sáng là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng nvaf tình cảm của người Việt Namta, diễn tả chung tahnhf và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói...
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
-Viết đoạn văn
Đã kiểm tra//2018 
Lường Thị Hây

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_1011_giu_gin_su_trong_sang_cua_t.doc