Giáo án Ngữ văn lớp 12: Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân

Giáo án Ngữ văn lớp 12: Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân

I/ Hình tượng con sông Đà

 Con sông Đà đã hiện ra dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân không phải như một cảnh trí thiên nhiên thông thường mà là một sinh thể sống động, có cá tính , có tâm trạng với hai nét tính cách cơ bản.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12: Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Tiết NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
	~ Nguyễn Tuân ~
I/ Mục tiêu cần đạt : giúp HS
	_ Khám phá vẻ đẹp của hình tượng con sông Đà và người lái đò.
	_ Phong cách của Nguyễn Tuân trong tuỳ bút.
II/ Phương pháp : Gợi mở, phát vấn, thuyết giảng
Tác giả
Hoàn cảnh sáng tác
Câu hỏi và đề bài
Nội dung chính
Danh hiệu “Người suốt đời đi tìm cái đẹp” rất phù hợp với khuynh hướng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân cả trước và sau Cách Mạng tháng Tám: nhìn và diễn tả cảnh vật nghiêng về phương diện thẩm mĩ ; nhìn và diễn tả con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ. 
Người lái đò sông Đà là kết quả của nhiều dịp đến với Tây Bắc của nhà văn, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Đây là một trong số 15 bài tuỳ bút của Nguyễn Tuân in trong tập “Sông Đà”
Đề bài 1 : Vẻ đẹp của hình tượng con sông Đà.
I/ Hình tượng con sông Đà
 Con sông Đà đã hiện ra dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân không phải như một cảnh trí thiên nhiên thông thường mà là một sinh thể sống động, có cá tính , có tâm trạng với hai nét tính cách cơ bản.
 1/ Hình ảnh con sông Đà hung bạo : 
 Con sông có tâm địa của một thứ kẻ thù số một của con người : thác, đá, gió, sóng đều dữ ác và đối nghịch với cuộc mưu sinh của con người trên sông nước.
 _ Sự hung bạo trong phạm vi một lòng sông hẹp như chiếc yết hầu, khi hiện ra trong khung cảnh mệnh mông hàng câysố của một thế giới gió gùn ghè, khi thì mặt thác với dòng nước như hùm lồng lộn khi ngững hòn đá sông lập lờ cạm bẫy.
 + Những cái hút nước xoáy tít lui tuột mọi vật xuống đáy sâu.
 + Âm thanh của sóng thác sông Đà cũng luôn luôn thay đổi : mới oán trách nỉ non đã chuyển sang khiêu khích chế nhạo, rồi đột ngột suống lên, thét gầm
Đề bài 2 : Vẻ đẹp của ông lái đò.
ð Nguyễn Tuân rất tài hoa, uyên bác khi miêu tả sự “hung bạo” của sông Đà. Ông mượn ở các ngành, các bộ môn trong ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh, liên tưởng, rất kì lạ, bất ngờ : nghe tiếng “nước ở đây thở và kêu như của cống cái cái bị sặc” lại “ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”, lấy hình ảnh “ô tô sang số ấn ga” trên “quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực” để ví von cách chèo thuyền Sự “hung bạo” cũng là sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà của thiên nhiên, đất nước.
 2/ Hình ảnh con sông Đà trút tình
 _ Nghệ thuật trùng điệp và miêu tả đã thể hiện nét trữ tình, thơ mộng của con sông “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đối nương xuân”.
 _ Con sông còn đẹp với mùi xuân nước xanh ngọc bích, mùa thu về nước con sông Đà từ từ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa.
 _ Con sông giống như một cô nhân lâu ngày gặp lại. Ở đấy, nắng cũng “vàng tan và cứ hoe hoe vàng mãi như cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”, mũi thuyền thì lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ, con hươu thơ ngộ trên áng cỏ sương như biết cất loên câu hỏi không lời ; đàn cá dầm xanh trong như những thoi bạc trắng rơi thoi.
 + Bờ sông hoang dại và hồn nhiên như một bờ tiền sử, phảng phất nổi niềm cổ tích ; còn sự im lặng thì tĩnh mịch đến nỗi con người chợt thèm được giật mình.
ð Đây là công trình tuyệt vời của tạo hoá, hai nét tính cách tương phản, đan xen vào nhau hài hoà tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt ở sông Đà.
II/ Hình ảnh ông lái đò : con người đẹp hơn tất cả và quý giá cả
 _ Ông lái đò là người nghèo khổ, hình hài còn in hằng những dấu vết.
 _ Làm lụng âm thầm, giản dị, tuyệt đối vô danh. Nhưng con người vô danh đó đấu tranh chinh phục thiên nhiên và trở nên lớn lao kì vĩ.
 _ Hình ảnh vượt thác sông Đà của ông lái đà thật là một cuộc đấu tranh không cân sức.
 + Một bên là thiên nhiên lớn lao, dữ dội và hiểm độc, có sóng nước hò reo quyết quật ngửa thuyền, có thạch trận với đủ 3 lớp trùng vây, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham hiểm.
 + Bên kia là con người bé nhỏ, không hề có phép màu, vũ khí trên tay chỉ là cán chèo trên một con đò đơn độc hết chỗ lùi.
 Cuối cùng con người vẫn chiến thắng. Nguyên nhân : sự ngoan cường, chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm đó giang sông nước, con người nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá.
ð Đây là khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi lao động vinh quang. Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà là vẻ đẹp của người anh hùng trong công cuộc xây dựng đời sống mới của đất nước.
III/ Nghệ thuật
 _ Đặc điểm nổi bật của tuỳ bút nguyễn Tuân là tài hoa uyên bác. Ông vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí, hội hoạ, điện ảnh, quân sự, thể thao để viết về con sông hung dữ và thơ mộng. Ông luôn có cảm hứng đặc biệt trước những phát hiện phi thường, gây cảm giác mạnh. Bao giờ ông cũng say mê khám phá và thưởng thức cái đẹp. Vẻ đẹp hung dữ và thơ mộng của sông Đà, vẻ đẹp của ông lái đò bình dị nhưng khi vượt thác thì như một viên tướng tài ba, điêu luyện đã đem đến cảm hứng sáng tạo cho Nguyễn Tuân. Đúng là nhà văn nhìn cảnh vật và con người thiên về phương diện mĩ thuật tài hoa.
 _ Nhà văn đã dùng các biện pháp nhân hoá, so sánh biến hoá trong cách đặt câu, dùng từ làm ngôn ngữ trong tác phẩm vừa có giá trị tạo hình vừa gợi cảm phong phú. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNguoi lai do song Da(2).doc