Giáo án Ngữ văn lớp 12: Hồn trương ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ

Giáo án Ngữ văn lớp 12: Hồn trương ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ

I-TÌM HIỂU CHUNG

1-Tác giả Lưu Quang Vũ

2-Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1981)

a) Thể loại : kịch nói hiện đại

b) Tóm tắt tác phẩm

II-PHÂN TÍCH VĂN BẢN

A-CÁC CUỘC ĐỐI THOẠI

1. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.

Nguyên nhân dẫn đến màn đối thoại này?

• Cuộc đối thoại diễn ra vì mâu thuẫn giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt đã lên đến cao độ.

So sánh thái độ của hồn và xác khi bắt đầu cuộc đối thoại.

 Trong khi hồn Trương Ba tỏ ra quyết liệt: ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc thì xác tỏ ra xem thường và gọi hồn một cách châm biếm là cái linh hồn mờ nhạt

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 18715Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12: Hồn trương ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lưu Quang Vũ
I-TÌM HIỂU CHUNG
1-Tác giả Lưu Quang Vũ
2-Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1981)
Thể loại : kịch nói hiện đại 
Tóm tắt tác phẩm
II-PHÂN TÍCH VĂN BẢN 
A-CÁC CUỘC ĐỐI THOẠI
Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.
Nguyên nhân dẫn đến màn đối thoại này?
Cuộc đối thoại diễn ra vì mâu thuẫn giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt đã lên đến cao độ.
So sánh thái độ của hồn và xác khi bắt đầu cuộc đối thoại.
 Trong khi hồn Trương Ba tỏ ra quyết liệt: ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc thì xác tỏ ra xem thường và gọi hồn một cách châm biếm là cái linh hồn mờ nhạt 
Nhận xét đặc trưng ngôn ngữ kịch: cách sử dụng những hình ảnh đối lập: cái linh hồn mờ nhạt và xác thịt âm u đui mù.
Từ cách gọi xác là âm u đui mù, ta hiểu gì về tâm trạng của Trương Ba?
Trương Ba đau khổ vì linh hồn thanh khiết, trong sáng của ông phải sống nhờ cái thân xác mà ông khinh miệt gọi là “xác thịt âm u đui mù” Xác hàng thịt không những không phủ nhận điều này và còn tự đắc “Chính vì âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông!”
Phân tích nỗi đau khổ của Trương Ba khi phải sống trong thân xác mà ông gọi là không có tư tưởng không có cảm xúc.
Cách hiểu về cảm xúc giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt có gì khác?
Hồn Trương Ba hướng theo những giá trị cao tinh thần cao đẹp nhưng không thể thoát ra khỏi cái xác không có tư tưởng không có cảm xúc! Điều xót xa là Trương Ba thấy mình đang bị sai khiến bởi những đòi hỏi tầm thường của thân xác, những thứ thấp kém mà bất cứ con thú nào cũng có được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thịt. Và trong cuộc đấu tranh, hồn đang bị xác chinh phục hai ta đã hoà với nhau làm một! 
Việc Trương Ba tát người con trai bằng sức mạnh của cánh tay hàng thịt nói lên điều gì?
Hồn Trương Ba đau đớn và thấm thía thế nào là sự lệ thuộc vào một thân xác không phải là của mình. Mặc dù ông khẳng định: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo. Nhưng ông đã có hành động bạo lực, tát người con trai bằng sức mạnh của cánh tay người hàng thịt. Như vậy ông đã không điều khiển được thân xác. 
Lí lẽ nào của xác đã làm cho hồn Trương Ba bắt đầu phải nhượng bộ?
Học sinh phân tích vai trò của “xác” trong mối tương quan với “hồn”
Hồn Trương Ba từ chỗ bác bỏ giá trị của xác nay phải chấp nhận một thực tế không thể chối cãi: xác là cái bình để chứa đựng linh hồn. Thậm chí xác còn dám tự hào vì đã giúp ông làm những điều tốt đẹp Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân 
Học sinh tìm một số ví dụ về những điều xấu do hồn gây ra chứ không phải do xác: Thèm khát địa vị, danh vọng là của xác hay hồn?
Hồn Trương Ba tiếp tục bị dồn vào đường cùng khi xác vạch ra rằng tâm hồn cũng có những trò chơi tâm hồn, không phải hoàn toàn tốt đẹp Làm xong điều gì xấu ông cứ đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. 
Cuối cùng Hồn Trương Ba chỉ có thể kêu lên tuyệt vọng: “Trời”. Trương Ba đã đổi cách xưng hô với đối thủ của mình Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Trong khi xác đắc thắng Phải sống hoà thuận với nhau thôi!
Câu hỏi sơ kết: phải có thái độ như thế nào đối với những đòi hỏi của xác?
Những đòi hỏi của thể xác luôn có lí lẽ, có sức mạnh ghê gớm không dễ chế ngự. Tuy nhiên nếu sống mà chỉ để thỏa mãn những nhu cầu thấp kém của thể xác là tự đánh mất mình và không thể có được cuộc sống hạnh phúc.
Màn đối thoại giữa Trương Ba và người thân trong gia đình
Thái độ của vợ Trương Ba:
Nếu Ba đau khổ với việc phải sống nhờ xác hàng thịt thì tình cảnh này cũng làm người vợ của Trương Ba đau khổ và tuyệt vọng không kém, đến nỗi bà muốn rời bỏ gia đình “Cái thân tôi thì sao trời lại không bắt đi cho rảnh! Nguyên nhân của bi kịch gia đình là ở chỗ Trương Ba đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa 
Người vợ của Trương Ba, luôn hi sinh chịu đựng, vừa khổ vừa thương mà không biết làm cách nào.
Thái độ của cái Gái, cháu nội: 
Đôi mắt trẻ thơ phát hiện sự thay đổi đến thô bạo trong cử chỉ của Trương Ba bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm! 
Hồn Trương Ba sẽ càng đau khổ khi biết cháu nội của mình cất giữ nâng niu từng chút kỉ niệm của ông: đôi guốc gỗ, bó đóm thuốc lào, nhất là những cây thuốc trong vườn.. 
Đứa cháu đã phản ứng quyết liệt, dữ dội. Tâm hồn tuổi thơ trong sáng không chấp nhận những hành động thô lỗ của anh hàng thịt.
Thái độ của người con dâu: 
Thấu hiểu hoàn cảnh của cha, thông cảm và xót thương. Đây là người con hiếu thảo và hiểu biết, là niềm an ủi và sự cảm thông cuối cùng 
Cô đã nói được tâm trạng của người cha con biết giờ thày khổ hơn xưa nhiều lắm (khẽ). Cô cũng rất hiểu nỗi lòng người mẹ Mà u con cũng khổ nhiều lắm.. Cô linh cảm một điều đáng sợ không thể tránh khỏi Nhà ta như sắp tan hoang cả 
Nguyên nhân của bi kịch vẫn là ở chỗ vì sống nhờ xác hàng thịt mà Mỗi ngày thày một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thày nữa 
Câu hỏi sơ kết: Phân tích những nguyên nhân làm cho hồn Trương Ba đau khổ.
Bị thân xác sai khiến, không còn là “ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”
Làm cho những người thân yêu đau khổ
Việc sống nhờ vào thân xác người khác đã dẫn đến những thay đổi trong tính cách của Trương Ba; từ đó tác động tiêu cực đến tinh thần của những người trong gia đình. Mọi người đều bế tắc, hạnh phúc gia đình tan vỡ.
Những hậu quả tai hại không ngờ này là do hành động vô trách nhiệm của Nam Tào, Bắc Đẩu. Đế Thích đã tặng cho Trương Ba một món quà quý giá là một cuộc sống mới. Tuy nhiên điều này có đem lại hạnh phúc hay không còn tùy thuộc một số điều kiện; Trương Ba nhận ra rằng cuộc sống lệ thuộc, sống nhờ vào thân xác một người khác không thể có hạnh phúc.
Màn đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích
Sống phải trung thực
Nguyên nhân dẫn đến cuộc gặp gỡ “khẩn cấp” với Đế Thích?
Sau một thời gian sống nhờ thân xác hàng thịt, từ những hậu quả đáng sợ do việc này gây ra, Trương Ba đã nhận thức được thế nào là giá trị cuộc sống trọn vẹn, đúng nghĩa: Không thể bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Sống phải trung thực, hài hòa hồn và xác, sự cân bằng giữa nhu cầu vật chất và tinh thần.
Đế Thích đã đưa ra lí lẽ gì để khuyên Trương Ba chấp nhận tình cảnh hiện tại?
Tìm hiểu dụng ý của tác giả qua lời Đế Thích.
Tác giả gián tiếp phê phán hiện tượng đáng buồn đang diễn ra phổ biến, xã hội vẫn chấp nhận lối sống giả dối, chấp nhận giả dối để được tồn tại, nghĩa là sống bằng mọi giá. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. 
Nếu Đế Thích dẫn ra hiện tượng xã hội phổ biến thì Trương Ba cũng dẫn ra một điều hiển nhiên về đạo đức để bảo vệ quan niệm của mình: Về mặt nhân cách có nên sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác không?
Trương Ba tiếp tục bảo vệ quan niệm sống của mình, đặt ra vấn đề danh dự và tự trọng: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng sống nhờ anh hàng thịt. 
Học sinh thảo luận: sống là gì? Phải chăng chỉ là sự tồn tại trên đời? Loài thú có tồn tại trên đời không? Đời sống con người có gì khác?
Trương Ba hiểu ra rằng không thể quan niệm một cách giản đơn về giá trị cuộc sống, sống không chỉ là sự tồn tại trên đời mà còn là phải băn khoăn về lẽ sống và về cách sống, câu hỏi mà mỗi người muốn sống đẹp phải tự đặt ra: sống như thế nào? :Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! 
Câu hỏi củng cố: tại sao phải sống trung thực?
Trong cuộc sống, cùng tồn tại cái cao thượng và cái tầm thường nhưng dù thế nào, trước hết hãy sống trung thực, đúng với bản chất của mình, không chắp vá. Vì vậy hãy cho xác hàng thịt sống với hồn của chính anh ta tầm thường nhưng đúng là của anh ta. 
Sống theo lẽ phải
Học sinh thảo luận: việc nhập vào xác hàng thịt có gì khác với nhập vào xác cu Tị
Khi Đế Thích gợi ý việc nhập vào xác của cu Tị, Trương Ba kiên quyết bảo vệ nguyên tắc sống trung thực của mình, không trái với quy luật tự nhiên: Trẻ con phải ra trẻ con, người lớn phải ra người lớn. 
Học sinh thảo luận vấn đề: nếu một sinh lớp 12 được sống trở lại trong thân xác một học sinh lớp 1? Có thể liên hệ bộ phim nổi tiếng :The curious case of Benjamin Button
Một lần nữa, Đế Thích vẫn nhìn cuộc sống một cách đơn giản, chỉ cần được sống và sống lâu:Trong thân của đứa bé ông sẽ có cả một cuộc đời trước mặt. Theo Trương Ba, việc chắp vá hồn và xác không chỉ ngược lại quy luật sinh tồn của tự nhiên mà còn là hành động thiếu đạo đức, không công bằng: một kẻ lí ra phải chết từ lâu rồi mà vẫn cứ sống, cứ trẻ khoẻ, cứ ngang nhiên hưởng thụ mọi thứ lộc trời! Vô lý lắm! 
Theo Trương Ba bài học mà Nam Tào Bắc Đẩu cần rút ra sau khi phạm sai lầm là gì?
Việc chắp vá hồn này vào xác kia sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, vì Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Bài học cần rút ra là thấy sai đừng làm tiếp: Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. 
Học sinh thảo luận về mối quan hệ sống và chết? Tại sao có những người sẵn sàng chấp nhận cái chết? (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh)
Ý nghĩa sâu sắc của vở kịch còn ở chỗ phải nhìn cuộc sống với đúng giá trị của nó, biết chọn lựa giữa sống và chết: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những cái giá đắt quá không thể nào trả được.. Khi quyết định chấp nhận cái chết, Trương Ba bỗng thấy lòng thanh thản trong sáng như xưa 
Sống phải có ý nghĩa, phải đem lại điều tốt đẹp cho mọi người
Học sinh thảo luận: Thế nào là sống đẹp?
Sống chết không chỉ là chuyện của mỗi cá nhân, cần nghĩ đến những quan hệ xã hội, phải nghĩ đến cuộc sống và hạnh phúc của người khác. Nhưng sống thế này còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi. 
Mở rộng từ quan niệm sống đẹp: Sống là đấu tranh, hạnh phúc là đấu tranh
Việc Trương Ba không chấp nhận mượn xác hàng thịt còn có một ý nghĩa cao đẹp khác là góp phần đấu tranh chống lại cái giả dối, cái ác và cái xấu. Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Hoạ chăng chỉ có lão lý trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ có bọn khốn kiếp là lợi lộc. 
Ý nghĩa màn đối thoại
Học sinh thảo luận để đưa ra một số nhận định tích cực về lối sống.
Tóm lại, Trương Ba đã đưa ra những quan niệm đầy tính nhân văn, nâng cao phẩm giá làm người, chống lại quan niệm sống hời hợt của Đế Thích. Đế Thích đã ngỡ ngàng trước nhân cách của Trương Ba Con người dưới hạ giới các ông thật kì lạ. 
Hiện tượng hồn này xác kia, sống nhờ, sống giả dối, sản phẩm giả tạo của thiên đình không đem lại điều tốt đẹp cho thế giới loài người, vì vậy cần chấm dứt để: Không còn cái vật quái gở mang tên hồn Trương Ba da hàng thịt nữa. 
Sống không chỉ là sự tồn tại trên đời mà còn là sống trung thực, làm chủ được ý chí và thân xác. Sống vì mình và vì mọi người, không làm cho người khác đau khổ, càng không để cho kẻ xấu lợi dụng.
Đoạn kết
Con người cố để sống lâu nhưng Thế nào là bất tử?
Lời cuối cùng của Trương Ba: “Tôi vẫn ở đây”. Cái chết không phải là sự ra đi vĩnh viễn. Con người sẽ bất tử với những điều tốt đẹp họ đóng góp cho cuộc đời, sẽ sống mãi trong tâm hồn những người thân yêu. Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời 
Hành động của cái Gái vùi những hạt na xuống đất: Cái chết là điều tự nhiên, cuộc sống vẫn tiếp tục với những thế hệ thay nhau mà lớn khôn.
B-Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRƯƠNG BA
Đây là phần vận dụng kiến thức đọc hiểu từ ba màn đối thoại trên để hình thành cảm nhận tổng hợp về nhân vật Trương Ba. Học sinh cần nêu được dẫn chứng thích hợp
Trương Ba là người có nhân cách cao đẹp. Con người này sống ngay thẳng trung thực, hết lòng yêu thương gia đình. Hồn Trương Ba rơi vào tình cảnh bi đát, đang dần dần đi ngược lại lẽ sống tốt đẹp của của mình. Đoạn trích thể hiện những xung đột trong tâm hồn đã lên cao độ mà nhân vật kiên quyết tìm lối giải thoát cho cuộc sống bế tắc.
Tuy nhiên trong cuộc tranh luận với xác hàng thịt, hồn Trương Ba càng thêm bế tắc.
Trong những đối thoại với người thân, Trương Ba nhận ra chính mình đang thay đổi một cách thảm hại, đang đánh mất chính mình, và đang làm cho người thân đau khổ. 
Cuối cùng, trong cuộc tranh luận với Đế Thích, Trương Ba đã khẳng định được quan niệm sống tốt đẹp, đã chọn cái chết và tìm được sự thanh thản, sự bất tử

Tài liệu đính kèm:

  • docBai Hon Truong Ba da hang thit.doc