Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Phạm Thanh Trí

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Phạm Thanh Trí

5. Củng cố

- Đề 1: Phân tích nhân vật Mị.

- Đề 2: Phân tích nhân vật A Phủ.

- Đề 3: Phân tích giá trị nhân đạo mới mẻ độc đáo của tác phẩm.

- Đề 4: Phân tích đêm tình mùa xuân.

- Đề 5: So sánh hình tượng người phụ nữ trong hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt (Kim Lân).

- Đề 6: Nhận xét về nghệ thuật và chất thơ trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi trốn khỏi Hồng Ngài).

- Đề 7: Viết thành bài văn hoàn chỉnh theo đề sau: Bản tình ca khát vọng sống và hạnh phúc vùng Tây Bắc trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

- Đề 8: Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị (trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) trong những đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.

- Đề 9: Phân tích biệt tài tả cảnh thiên nhiên và phong tục tập quán của Tô Hoài trong đoạn trích.

- Đề 10: Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong cảnh ngộ khi bị bắt về làm dâu trừ nợ đến khi trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra và cảm hứng nhân văn của Tô Hoài qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

- Đề 11: Trong đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã khắc họa cuộc sống của Mị trong nhà thống lí Pá Tra như sau: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa ( ) Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: tết xong thì lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay, xe đay, xe lanh, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế”.

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã miêu tả phản ứng của người đàn bà hàng chài khi bị chồng bạo hành như sau: “Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.”

Anh/chị hãy cảm nhận hai tình tiết trên.

- Đề 12: Trong đoạn trích truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), sau khi được Mị cắt dây trói giải thoát, nhân vật A Phủ “khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy”

Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), khi bị giặc tra tấn bằng cách quấn giẻ đã tẩm dầu xà nu lên mười đầu ngón tay và đốt, Tnú rất đau đớn nhưng “ anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van ” Tnú không thèm, không thèm kêu van”. Tiếng thét duy nhất của Tnú chính là hiệu lệnh thúc giục dân làng nổi dậy giết giặc.

Anh/ chị hãy cảm nhận hai tình tiết trên.

 

docx 197 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Phạm Thanh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Tiết: 55 – 56
Phân môn: Đọc văn
VỢ CHỒNG A PHỦ (Trích)
Tô Hoài
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu được: 
- Cuộc sống cực nhọc, tăm tối và quá trình đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi cách áp bức, kìm kẹp của bọn chúa đất thống trị cấu kết với thực dân.
2. Kĩ năng
- Học sinh thấy được: 
+ Giá trị nhân đạo của tác phẩm trong việc khẳng định sức sống tiềm tàng của con người lao động.
+ Những đóng góp của nhà văn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật, sự tinh tế trong việc diễn tả cuộc sống nội tâm, sở trường quan sát, miêu tả những nét riêng về phong tục, tập quán và lối sông của người H'mông, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ. 
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ yêu mến và tìm đọc văn xuôi kháng chiến.
- Khơi dậy, phát huy tình yêu thương quê hương đất nước. 
II. Phương tiện dạy học
- SGK, SGV Ngữ Văn 12 tập 2, Hướng dẫn dạy học Ngữ Văn 12 tập 2, Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12, Chuyên đề dạy – học Ngữ Văn 12 Vợ chồng A Phủ, ....
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3. Vào bài mới
Tô Hoài (1920) là một trong những nhà văn lão thành hiếm hoi của văn đàn Việt Nam hiện nay, người đã sống qua 4/5 thế kỉ XX và hiện nay, dù đã ngấp nghé tuổi 90, vẫn sống khỏe vui, viết đều. Ngoài Dế Mèn phiêu lưu kí, tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài, trong đó có truyện ngắn xuất sắc của ông: Vợ chồng A Phủ, rút từ tập truyện Tây Bắc (1953).
Tiết học này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một đoạn trích trong truyện Vợ chồng A Phủ.
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
- Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK, em hãy cho biết đôi nét về tác giả Tô Hoài.
Học sinh trả lời. GV nhận xét.
Tô Hoài chỉ học hết tiểu học (ở trường tiểu học Yên Phụ). Từ năm 1936 đến 1940 phải làm nhiều nghề để kiếm sống như bán hàng giày Bata, phụ kế toán hiệu buôn,.. Năm 1941 ông chuyển sang viết văn. Ông viết báo với các bút danh: Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa.
Từ năm 1987 đến 1942, ông tham gia hoạt động phong trào cách mạng thời kì Mặt trận bình dân: Thư kí ái hữu thợ dệt Hà Đông, Thanh niên phản đế, dạy học truyền bá quốc ngữ. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập tổ chức Văn hóa cứu quốc do Đảng cộng sản thành lập. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tô Hoài làm báo (Cứu quốc Việt Bắc). Năm 1957, khi Hội nhà văn được thành lập, ông làm Tổng thư kí, rồi làm Phó Tổng thư kí trong nhiều năm. Tô Hoài còn là chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội (1986 – 1996). Hiện nay, ông là Chủ tịch danh dự Hội Nhà văn Hà Nội.
Trước cách mạng tháng tám 1945, Tô Hoài đã viết nhiều, với hai đề tài chính: truyện các loài vật và truyện về cuộc sống của những người dân nghèo, thợ thủ công ở vùng quê ngoại thành Hà Nội – hiện tại và lịch sử. Tác phẩm tiêu chính: Dế mèn phiêu lưu kí (đồng thoại, 1941), Quê người (tiểu thuyết, 1941), O chuột (tập truyện về loài vật, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Xóm giếng ngày xưa (tiểu thuyết, 1943),...
1952 trong chuyến đi thực tế 8 tháng về TB, Tô Hoài đã sáng tác “Truyện Tây Bắc” phản ánh cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi TB dưới ách áp bức bóc lột của thực dân và sự giác ngộ cách mạng của họ.
+ Tp có ba truyện: “Cứu đất cứu mường”, “Mường Giơn”, “Vợ chồng A Phủ”.
+ Tp thể hiện nhận thức, khám phá hiện thực kháng chiến ở địa bàn vùng cao TB và thể hiện tái năng ng.thuật của TH.
+ Tác phẩm đã đoạt giải nhất về truyện và kí của Hội văn nghệ Việt Nam (1954-1955).
“Vợ chồng A Phủ” viết về hai chặng đường đời của Mị và A Phủ. Giai đoạn đầu: ở Hồng Ngài trong nhà thống lí Pá Tra, giai đoạn hai: ở Phiềng Sa – hai vợ chồng gặp gỡ cách mạng rồi trở thành du kích.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên khai sinh: Nguyễn Sen. 
- Sinh năm: 1920.
- Quê nội ở Thanh Oai- Hà Đông.
- Viết văn từ trước Cách mạng - sáng tác với nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- 1996: Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu ký (1941), Ochuột (1942), Truyện Tây Bắc (1953)
- Em hãy cho biết xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ?
Học sinh trả lời. Gv nhận xét.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
a. Xuất xứ
- In trong tập "Truyện Tây Bắc"- Giải nhất Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Chuyến đi đã giúp nhà văn hiểu sâu sắc và có tình cảm thắm thiết với con người và cảnh vật Tây Bắc.
- Gọi học sinh đọc đoạn trích.
Học sinh đọc.
- Yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích.
Học sinh tóm tắt. Gv nhận xét, tóm tắt lại cho học sinh nghe.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Tóm tắt
Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc nhưng bị A Sử cướp về làm vợ, làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.
Lúc đầu Mị phản kháng nhưng lâu dần nên tê liệt, cô sống âm thầm, nhẫn nhục như một cái xác không hồn: lạnh lùng, vô cảm với cuộc sống xung quanh.
Tuy nhiên, ở Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, vẫn khao khát tình yêu, hạnh phúc và cuộc sống tự do.
Vào đêm tình mùa xuân, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà. A Sử đi chơi tết, cậy thế con quan mà phá cuộc chơi, bị A Phủ đánh. A Phủ bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra.
Vì không may để hổ bắt mất một con bò nên A Phủ bị trói đứng vào cột. 
Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và cả hai bỏ trốn khỏi làng Hồng Ngài.
- Yêu cầu học sinh xem kĩ đoạn đầu, từ đầu -> A sử đi chơi bị đánh vỡ đầu.
Học sinh xem kĩ, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
- Chân dung Mị được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật của tác giả?
Học sinh trả lời. GV nhận xét.
Cách giới thiệu nhân vật khách quan, chậm rãi, tạo tình huống gây tò mò, hấp dẫn đầu tiên: Tại sao người đàn bà trẻ này làm gì cũng câm lặng, mặt buồn rười rượi như thế? Tại sao là con dâu của thống lí Pá Tra giàu có nhất vùng mà lại khổ sở như vậy? Từ đó chuyển vào kể những đoạn đời trước của Mị.
- Trước khi về làm dâu nhà thống lí Mị là người như thế nào?
Học sinh trả lời. GV nhận xét.
Thời con gái: Vốn là một cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo, có nhiều người say mê - có tình yêu đẹp.
Khi xuân về: 
Nghe - nhẩm thầm-hát.
Lén uống rượu-lòng sống về ngày trước.
Thấy phơi phới - đột nhiên vui sướng.
Muốn đi chơi (nhắc 3 lần).
- Hoàn cảnh nào đã đẩy đưa Mị vào làm dâu nhà thống lí?
Học sinh trả lời. GV nhận xét.
- Em hiểu khái niệm “con dâu gạt nợ” như thế nào? Từ đó có thể hiểu dễ dàng cuộc sống của Mị trong vai trò vợ A Sử, trong nhà thống lí ra sao? Qua đây, tác giả muốn phản ánh hiện thực xã hội gì?
Học sinh trả lời. Gv nhận xét.
Con dâu là nói quan hệ với thống lí Pá Tra – cha đẻ của A Sử. Nghĩa là Mị đã trở thành người thân, người trong nhà của chúng – một gia đình giàu có, quyền thế, sang trọng nhất bản Hồng Ngài.
Nhưng Mị lại là con dâu gạt nợ, đem thân thay cha mẹ trả món nợ tiền vay khi cưới của cha mẹ mình.
Như vậy, hình thức bên ngoài là con dâu, nhưng thực chất là con nợ, là nô tỳ nô lệ không công cho cha con nhà thống lí.
Nhưng cuộc hôn nhân bất đắc dĩ, miễn cưỡng, gò ép trong tủi nhục và nước mắt ấy vẫn được thực hiện thoe phong tục cướp vợ truyền thống của người Mông. Có điều, cô dâu không bao giờ tự nguyện và có được một khoảnh khắc tình yêu, hạnh phúc nào!
Cuộc sống của Mị trong nhà Pá Tra là cuộc sống của kẻ đầy tớ, nô tì không công, bị công việc khổ sai nặng nhọc liên tục hành hạ từ thể xác đến tinh thần. Thời gian đã biến Mị thành cái máy, cái bóng câm lặng, cô đơn, buồn rười rượi, như con rùa trong xó cửa, cứ thế, cứ thế.... cho đến già, đến chết!
Qua một đoạn đời và số phận của Mị, tác giả đã phản ánh trung thực một hiện thực tăm tối, tàn bạo và bất công trong xã hội miền núi phía Bắc nước ta thời thuộc Pháp trước cách mạng. Số phận cay đắng và đáng thương của Mị cũng là cuộc đời của hàng nghìn, vạn phụ nữ các dân tộc ít người dưới ách thống trị của bọn thực dân Pháp và bọn lang đạo, phìa tạo, thống lí tay sai.
GV chuyển ý: Nhưng những cuộc đời tàn lụi và buồn thảm như Mị có chịu mãi cảnh địa ngục trần gian cho đến chết hay không? Không! Sự thật là Mị đã vùng lên giành quyền sống cho mình. Nhưng quá trình ấy đã diễn ra như thế nào, bởi động lực và sức mạnh nào?
- Em hãy kể vắn tắt thời kì đầu Mị về làm vợ A Sử? Điều đó chứng tỏ phẩm chất gì ở cô gái này?
Học sinh trả lời. GV nhận xét.
Khóc suốt, bỏ về nhà cha, định ăn lá ngón tự tử. Phản ứng quyết liệt. Nhưng sau lại đành chấp nhận hoàn cảnh vì thương cha, vì nghĩ mình đã bị con ma nhà Pá Tra giam giữ suốt đời. Và Mị quen dần với cái khổ, với cuộc sống khổ sai, bị đày đọa triền miên. Tâm hồn, trí tuệ dường như tê dại đi, như là vô cảm, cam chịu, thờ ơ với tất cả.
- Trong “đêm tình mùa xuân”, tác giả đã tả lại diễn biến tâm trạng và hành động của Mị như thế nào? Những điều kiện và yếu tố nào đã đánh thức khát vọng tuổi trẻ của Mị? - Phân tích hành động “uống ừng ực từng bát”, tiếng sáo, lời ca tỏ tình của bạn trai ngoài đầu núi văng vẳng đã tác động đến tâm hồn Mị như thế nào?
Học sinh trả lời. GV nhận xét.
Thái độ câm lặng, vô cảm chỉ là bên ngoài, giấu bên trong ngọn lửa sống và khát vọng yêu đương vẫn đang âm ỉ chỉ chờ cơ hội để bùng phát. Bởi vì Mị vẫn rất trẻ, rất xinh và đầy sức sống.
Cơ hội ấy đã đến một cách tự nhiên, trong một đêm mùa xuân trên núi cao.
Không khí đợi tết xôn xao của mọi người; tiếng sáo gọi bạn đi chơi khiến Mị bồi hồi nhớ lại tuổi xuân đã qua đi của mình. Những lời ca văng vẳng trong trí nhớ làm Mị xốn xang trong mộng tưởng.
Mị đã tìm đến rượu từng bát, rồi say. Nằm lịm mà nhớ lại quá khứ tự do, sống với kỉ niệm những mùa xuân còn được tự do trong tình yêu, hạnh phúc.
Nghĩ đến hoàn cảnh sống hiện tại, Mị lại muốn ăn lá ngón cho chết ngay để được giải thoát.
Mị không còn quan tâm đến sự xuất hiện bất ngờ của A Sử, cứ lặng lẽ lấy váy áo, chuẩn bị đi chơi. A Sử hỏi, không nói. A Sử trói cũng để mặc, không chống cự!?
Thì ra Mị hành động trong cơn say. Suốt đêm Mị lúc say, lúc tỉnh, lúc đau nhức, lúc chập chờn, tha thiết nhớ, cho đến tận sáng mới được chị dâu cởi trói để đi hái thuốc đắp cho chồng.
Nghệ thuật diễn tả tâm trạng và hành động nhân vật của tác giả thật sâu sắc, tinh tế, tỏng từng chi tiết chọn lọc đầy dụng ý. Hơi rượu tỏa nồng nàn. Tiếng sáo văng vẳng. Tiếng ngựa đạp chân vào vách.... Phản ứng vô thức, sự câm lặng, cam chịu....
Đây là phản ứng tâm lí quyết liệt đầu tiên chứng tỏ sức sống tiềm tàng của Mị. Lần này tạm thời thất bại nhưng sẽ là cơ sở để giải thích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ mấy hôm sau.
2. Mị- con dâu gạt nợ nhà Pá Tra
* Chân dung
- Cô gái ngồi quay sợi bên tảng đá.
- Cô ấy luôn cúi mặt, mặt buồn rười rượi .
Việc làm và chân dung của Mị hoàn toàn đối lập với sự giàu sang, tấp nập của gia đình Thống lý => Cách giải thích tạo sự chú ý cho người đọc, gợi ra một số phận éo le của Mị. 
* Trước khi về làm dâu nhà Thống Lí
- Mị là thiếu nữ xinh đẹp, có tài thổi sáo, thổi lá. Tiếng sáo của Mị khiến trai bản đứng nhẵn cả chân vách buồ ...  cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ; tin tưởng rằng ăn bánh bao tẩm máu người có thể chữa khỏi bệnh lao; không hiểu gì về người cách mạng, sẵn sàng tố cáo người thân cho nhà chức trách vì mấy chục đồng bạc.)
+ Căn bệnh xa rời quần chúng nhân dân của những người cách mạng tiên phong (Hạ Du) – một trong những nguyên nhân thất bại của CM Tân Hợi (1911).
- Đặc sắc nghệ thuật: truyện ngắn có tiềm năng truyện dài; nghệ thuật cô đúc, dồn nén và chọn lọc tình tiết; ý nghĩa biểu tượng của một số chi tiết; chiếc bánh bao tẩm máu, vòng hoa trên mộ, con đường mòn, con quạ trong nghĩa trang, quán trà lão Hoa Thuyên, sự chuyển đổi của thời gian nghệ thuật: mùa thu trảm quyết à mùa xuân thăm mộ).
- Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê minh uê?
Học sinh trả lời. GV nhận xét.
Câu 7
- Con người: hiện thực và mơ ước, cuộc sống thực tiễn hằng ngày và khát vọng nghề nghiệp. Cái giá của thành công; niềm hạnh phúc của chiến thắng; vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên trong cảm nhận của người lao động.
5. Củng cố
6. Dặn dò
- Các em về nhà học bài. Ôn tập kiến thức chuẩn bị Kiểm tra cuối HKII.
Tuần: 35
Tiết: 103 – 104 
Phân môn: Làm văn
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Kiểm tra – đánh giá mức độ hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện khả năng viết văn, chuẩn bị cho kì thi sắp tới.
3. Thái độ
- Học sinh nghiêm túc làm bài kiểm tra.
II. Phương tiện dạy học
- SGK, SGV Ngữ Văn 12 tập 2, Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 tập 2,...
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3. Vào bài mới
Để đánh giá cũng như rèn luyện khả năng viết văn của các em, trước khi đi vào kì thi tốt nghiệp sắp tới. Tiết này, lớp ta sẽ viết bài viết số 7.
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
- GV ghi đề lên bảng.
Học sinh chép đề vào giấy kiểm tra.
- GV giới hạn thời gian làm bài.
Học sinh bắt đầu làm bài.
- GV quan sát lớp.
Học sinh nghiêm túc làm bài.
- GV nhắc nhở về thời gian làm bài.
Học sinh giữ trật tự làm bài.
- Hết giờ. GV thu bài.
Học sinh lần lượt nộp bài.
- GV hẹn ngày trả bài. 
Học sinh lắng nghe.
Đề: Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
5. Củng cố
- Nhắc lại các bước làm một bài văn nghị luận văn học.
6. Dặn dò
- Các em về nhà học bài. Tiết sau trả bài viết số 7.
Tuần: 35
Tiết: 105
Phân môn: Làm Văn
TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI CUỐI HKII
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Giúp học sinh phát hiện và sửa những lỗi thường gặp, những điểm còn yếu về kiến thức và kĩ năng.
2. Kĩ năng
- Rút được những kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT.
3. Thái độ
- Học sinh nghiêm túc trong giờ trả lại bài viết cuối năm.
II. Phương tiện dạy học
- SGK, SGV Ngữ Văn 12 tập 2, Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 tập 2,....
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3. Vào bài mới
Nhằm giúp học sinh phát hiện và sửa những lỗi thường gặp, những điểm còn yếu về kiến thức và kĩ năng. Rút được những kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT. Tiết này, thầy sẽ sửa bài thi cuối HKII cho các em.
4. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
- GV nhận xét, đánh giá chung về bài viết.
Học sinh lắng nghe.
- GV phát bài cho học sinh.
Học sinh xem kĩ bài, tự đánh giá những ưu nhược điểm của bài viết.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
Học sinh tiến hành lập dàn ý.
I. Nhận xét, đánh giá kết quả
Nhận xét các nội dung sau:
- Về kiến thức.
- Về kĩ năng.
- Những ưu điểm và nhược điểm chung.
- Những ưu điểm và nhược điểm riêng.
II. Rút kinh nghiệm
- Cá nhân xem kĩ toàn bài, tự đánh giá bản thân.
- Trao đổi bài cho nhau để thảo luận.
- Phát hiện và sửa chữa các lỗi trong bài.
III.Xây dựng dàn bài cho đề tự luận
v DÀN BÀI THAM KHẢO
I. MỞ BÀI:
- Chiếc thuyền ngoài xa viết năm 1983, đây là những năm chuyển mình mạnh mẽ của đất nước và của văn học. Tác phẩm lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn in (in năm 1987).
- Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ 2.
- Nhân vật để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất là người đàn bà hàng chài, một người phụ nữ nghèo khổ, lam lũ nhưng có đức tính hi sinh cao cả, bao dung, hồn hậu và rất trải đời.
II. THÂN BÀI:
1. Giới thiệu nhân vật:
- Nhân vật người đàn bà hàng chài là hiện thân cho mảng đời tăm tối cơ cực vẫn tồn tại quanh cuộc sống của chúng ta.
- Dù cuộc sống riêng có phải chịu trăm nỗi cơ cực, tủi hờn nhưng ở chị vẫn toát lên những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: tấm lòng nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
- Người đàn bà ấy không tên nhưng là nhân vật quan trọng trong tác phẩm. Chị có vai trò khá quan trọng trong sự phát triển cốt truyện, mạch truyện, trong mối quan hệ với các nhân vật khác như Phùng, Đẩu, người chồng và chị em thằng bé Phác, trong việc thể hiện quan điểm nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với con người và cuộc sống.
2. Phân tích nhân vật:
* Ngoại hình:
- Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả, nhà ở phố huyện sống bằng nghề buôn bán bả lưới, nhưng ngay từ nhỏ chị đã có một ngoại hình xấu xí “Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa”. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy nên chị có mang với một anh con trai hàng chài hay đến nhà chị mua bả về đan lưới. Lúc ấy, chồng chị tuy cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh đập chị tàn nhẫn như bây giờ.
- Những nét xấu xí, thô kệch ấy, qua bao nhiêu năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan vì cuộc sống nghèo khổ nên càng được thể hiện rõ hơn: một người đàn bà “trạc ngoài bốn mươi” với những “đường nét thô kệch”, “rỗ mặt”,“khuôn mặt mệt mỏi”,“tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá”, “cặp mắt nhìn xuống chân”, tay “buông thõng xuống” ra vẻ nhẫn nhục, cam chịu.
* Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng.
- Vừa ở dưới thuyền lội lên đến bên chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng dùng chiếc thắt lưng, chẳng nói chẳng rằng quật tới tấp vào người. Hắn vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng đau đớn rên rỉ: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hềt đi cho ông nhờ!”
- Chứng kiến cảnh người đàn bà bị chồng đánh đập dã man, nghệ sĩ Phùng tưởng chị sẽ né tránh, bỏ chạy hay kêu van nhưng anh rất ngạc nhiên, sửng sốt khi thấy chị hoàn toàn cam chịu, nhẫn nhục.
* Người đàn bà ấy cũng rất tự trọng:
- Bị chồng đánh đập dã man tàn nhẫn nhưng chị chỉ căn răng chịu đựng, không hề kêu rên. Nhưng khi biết chuyện mình bị chồng đánh đã bị Phác và nghệ sĩ Phùng chứng kiến, chị cảm thấy “vừa đau đớn vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương hại cho tình cảnh trớ trêu mà chị đang chịu đựng, dù cho đó là đứa con trai của chị. Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng chị không bận tâm, sẵn sàng nhẫn nhục chịu đựng. Và chị không muốn đứa con trai của mình cảnh cha nó đánh đập mẹ nó tàn nhẫn như thế, huống hồ chi lại có sự chứng kiến của một người lạ mặt. Đó chính là lòng tự trọng, là nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ đáng thương và đáng quý này.
* Vẻ đẹp khác trong tâm hồn của người đàn bà hàng chài:
- Khi ở toà án huyện, chính người phụ nữ ấy đã đem đến cho Phùng, Đẩu và người đọc nhiều nhận thức thật mới mẻ.
- Được mời lên toà án để giải quyết việc gia đình, lúc đầu chị lúng túng, sợ sệt, rụt rè nên “tìm đến một góc tường để ngồi”.
- Nhà văn đã dụng công nhấn mạnh vào sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế của người đàn bà hàng chài:
+ Với chánh án Đẩu và người nghệ sĩ Phùng, lúc đầu chị “thưa gởi”, xưng “con” và đã có lúc chắp tay vái lia lịa van xin “Con lạy quý toà ().Quý tào bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
+ Nhưng khi lấy lại được sự tự tin, tâm thế đã thay đổi, người đàn bà ấy đột ngột chuyển cách xưng hô: “Chị cảm ơn các chú, lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăncho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc.”
- Và qua những lời giãi bày rất chân tình, rất có sức thuyết phục của chị, Đẩu, Phùng và người đọc đã “vỡ ra” nhiều điều mà trước đây họ chưa biết về chị/
+ Các anh đã nhận ra đằng sau cái vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương là cả một tấm lòng vị tha và giàu đức hi sinh của chị. Chị nói: “đám đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Chị đã chấp nhận sự đau khổ để hi sinh cho cuộc sống của đàn con. Nếu người phụ nữ chấp nhận người đàn ông uống rượu, thì chị cũng chấp nhận bị đánh, có điều chị chỉ xin chồng đánh ở trên bờ để các con đừng nhìn thấy. Đó là một cách ứng xử rất nhân bản. Chị không muốn gieo vào lòng các con thái độ căm thù đổi với cha của chúng.
+ Đẩu và Phùng cũng nhận ra được lí do không thể bỏ chồng. Lời giải thích của chị thật có lí, điều đó chứng tỏ chị không phải là một người nhu nhược, hèn nhát mà là một người phụ nữ sâu sắc và từng trải. Chị đã cho các anh biết: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa”.
+ Chị còn cho các anh biết thêm: trong đau khổ triền miên chị vẫn có được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Chị nói:
§“Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”
§“trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”
Có thể nói người đàn bà hàng chài là biểu tượng cho tình mẫu tử, biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc gia đình. Với chị, gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù trong gia đình ấy còn nhiều cảnh ngang trái, khổ đau, nhưng chị vẫn nâng niu, trân trọng từng niềm hạnh phúc thật nhỏ nhoi.
III. KẾT BÀI:
- Xây dựng hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thế sự của Nguyễn Minh Châu, ông đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ. Dù trong cảnh đói nghèo, lạc hậu, người phụ nữ vùng biển vẫn bộc lộ một tấm lòng và một tính cách đầy nữ tính.
- Qua hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài này, ta cũng cảm nhận được tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu: đó là cái nhìn yêu thương, thông cảm về số phận bất hạnh của con người; đó là việc phát hiện và khẳng định những phẩm chất cao đẹp của họ; đó còn là niềm khao khát có một chỗ dựa tinh thần, một cuộc sống ấm no bình yên, một niềm hạnh phúc gia đình bình dị.
- Cũng qua hình tượng nhân vật người đàn bà, ta nhận ra quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu rất sâu sắc, nhiều chiều về con người và cuộc sống. Ông nhận thấy cuộc sống này có cả ánh sáng và bóng tối, nước mắt và nụ cười, bề nổi và bề chìm.
- Cuộc đời người đàn bà hàng chài còn nhiều ngang trái, khổ đau nhưng ta vẫn cảm nhận được cái nhìn thật nhân hậu của nhà văn đối với con người và cuộc sống.
5. Củng cố
6. Dặn dò:
- Các em về nhà học bài. Chuẩn bị thật tốt những kiến thức để làm tốt bài thi TN THPT.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_chuong_trinh_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2.docx