Giáo án Ngữ văn lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường

Giáo án Ngữ văn lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường

Ai đã đặt tên cho dòng sông ?

( Trích )

 Hoàng Phủ Ngọc Tường

A. Mục tiêu bài học:

- Hiểu rõ những cảm nghĩ sâu lắng, tinh tế của tác giả về sông Hương, con sông có vẻ đẹp thiên nhiên huyền ảo, đa dạng, gắn bó với con người và lịch sử, văn hóa của xứ Huế mà cũng là của đất nước Việt Nam để từ đó càng yêu sông Hương, yêu xứ Huế.

- Thấy được phần nào đặc trưng của thể loại bút kí và nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường.

B. Nội dung bài học:

I. Tiểu dẫn:

1.Tác giả:

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế. Quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

- Ông học ở Huế đến hết trung học. Tốt nghiệp ĐHSP Sài Gòn ban Việt Hán năm 1960, tốt nghiệp đại học Huế khoa Văn, khoa Triết năm 1964.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ai đã đặt tên cho dòng sông ?
( Trích )
 Hoàng Phủ Ngọc Tường
A. Mục tiêu bài học:
- Hiểu rõ những cảm nghĩ sâu lắng, tinh tế của tác giả về sông Hương, con sông có vẻ đẹp thiên nhiên huyền ảo, đa dạng, gắn bó với con người và lịch sử, văn hóa của xứ Huế mà cũng là của đất nước Việt Nam để từ đó càng yêu sông Hương, yêu xứ Huế.
- Thấy được phần nào đặc trưng của thể loại bút kí và nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường. 
B. Nội dung bài học:
I. Tiểu dẫn:
1.Tác giả:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế. Quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Ông học ở Huế đến hết trung học. Tốt nghiệp ĐHSP Sài Gòn ban Việt Hán năm 1960, tốt nghiệp đại học Huế khoa Văn, khoa Triết năm 1964.
- Từ năm 1960 đến 1966, ông dạy học tại trường Quốc học Huế. Từ năm 1963, ông tham gia phong trào cách mạng ở Huế, làm báo Cờ giải phóng của Thành Ủy Huế. Năm 1966, ông thoát li lên chiến khu. 
- Từ năm 1968 đến 1975, ông từng giữ nhiều trong trách như Tổng thư kí Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình thành phố Huế, Tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật Trị Thiên - Huế, Ủy viên UBND Cách mạng tỉnh Quảng Trị kiêm Trưởng ti Thông tin Văn hóa tỉnh Quảng Trị, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên. Năm 1990, ông là Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
- Ông là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong phong trào đấu tranh chống Mĩ Ngụy ở Thừa Thiên - Huế. Ông quê gốc ở Quảng Trị nhưng sống và học tập, hoạt động ở Huế, tâm hồn thấm đẫm văn hóa Huế.
2. Sự nghiệp sáng tác:
- Phong cách sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
+ Ông là một trong những nhà văn chuyên viết về bút kí.
+ Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và chính luận, sử thi hóa cảm hứng lịch sử và khám phá chiều sâu văn hóa của đối tượng.
+ Bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc bởi khả năng liên tưởng chặt chẽ, tư duy khoáng đạt, ngôn ngữ trong sáng, đẹp đẽ.
- Những tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu ( 1971 ), Rất nhiều ánh lửa ( 1979, giải thưởng của Hội nhà văn năm 1980 ), Ai đã đặt tên cho dòng sông ? ( 1987 ), Hoa trái quanh tôi ( 1955 ), Ngọn núi ảo ảnh ( 1999, giải thưởng của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật ),...
3. Tác phẩm: 
- Thể loại bút kí:
 Bút kí ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khám phá, diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến,...
- Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là bài bút kí viết ở Huế ngày 4 - 1 - 1981, in trong tập sách cùng tên ( 1986 ) và được tái bản trong tập Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập, tập 2 ( 2002 ). Tỏc phẩm là một tuỳ bỳt đặc sắc, thể hiện phong cỏch tài hoa, uyờn bỏc, giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài kớ đó ca ngợi dũng sụng Hương như một biểu tượng của Huế.
- Bài có ba phần:
+ Phần đầu nói về cảnh quan thiên nhiên của sông Hương.
+ Hai phần cuối nói về phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương.
 Đoạn trích là phần thứ nhất và đoạn kết của tác phẩm. 
4. Chủ đề đoạn trích:
 Qua đoạn trích, nhà văn đã phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương, của thiên nhiên phong phú, đa dạng, huyền ảo của xứ Huế, đặc sắc văn hóa, lịch sử của xứ Huế và tâm hồn dịu dàng đáng quý, đáng yêu của người xứ Huế. 
II. Bố cục đoạn trích:
 Chia làm 4 phần:
- Phần 1 ( từ đầu à một tình yêu muôn thuở ): cảm hứng về sông Hương từ một khu vườn cổ và kí ức về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
- Phần 2 ( tiếp theo à quê hương xứ sở ): những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương.
+ Đoạn 1 ( Trong những dòng sông đẹp à chân núi Kim Phụng ): vẻ đẹp của sông Hương ở thượng lưu.
+ Đoạn 2 ( tiếp theo à bát ngát tiếng gà ): vẻ đẹp của sông Hương khi chảyvề đồng bằng đến ngoại vi thành phố Huế.
+ Đoạn 3 ( tiếp theo à quê hương xứ sở ): vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào thành phố Huế. 
- Phần 3 ( tiếp theo à từ nguồn đến biển ): lời tiểu kết phần một.
- Phần 4 ( còn lại ): lời kết của toàn tác phẩm. 
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Đoạn mở đầu:
- Cảm hứng chung của tác giả về vẻ đẹp của sông Hương được bắt nguồn từ khu vườn cổ và một kiệt tác văn chương là Truyện Kiều. 
+ Khu vườn cổ xưa sầm uất, mùa nào cũng có những loài hoa đang nở, những trái cây đang chín, nhưng luôn luôn tỏa sáng một thần thái yên tĩnh và khoáng đạt.
+ Tác giả ngồi đọc Kiều dưới mái rêu phong của chiếc cổng vòm quay mặt ra sông, những trái hồng ngọt và thanh đến độ tưởng như mỗi miếng vừa ngậm vào nửa chừng đã tan thành dư vang của một tiếng chim. 
à Như vậy, ở đây có hai nguồn cảm xúc đan xen nhau tạo nên một cảm giác tuyệt vời: chính trong những giờ phút bồng bềnh giữa cõi thực và cõi mơ ấy, tôi đã cảm nhận ra cái âm hưởng sâu lắng của Huế trên mỗi trang Truyện Kiều. 
- Cảm hứng ngọt ngào và sâu lắng đó được bắt nguồn từ vẻ đẹp riêng của một vùng đất vừa có sự cổ kính, trang nghiêm, sâu lắng, thanh khiết. Đoạn mở đầu này có tác dụng giống như một khúc dạo đầu của một bản đàn hay hay một bài ca thơ mộng. 
2. Những vẻ đẹp khác nhau của con sông Hương:
a. Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng lưu:
- Đây là một dòng sông có vẻ đẹp phóng khoáng và man dại. Khi chảy qua lòng dãy Trường Sơn, sông Hương tựa như một bản trường ca của rừng già, nó rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc.
- Bên cạnh vẻ đẹp man dại, huyền bí ấy, sông Hương còn là một dòng sông thơ mộng, dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. 
à Như vậy sông Hương ở thượng lưu được miêu tả với một sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng có lúc dịu dàng, thơ mộng và đằm thắm. 
- Cảnh dòng sông Hương được tác giả miêu tả với những hình ảnh, màu sắc, từ ngữ và những phép tu từ hết sức phong phú và sịnh động:
+ Những hình ảnh ấn tượng: Mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc.
+ Những sắc màu rực rỡ: màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.
+ Những từ ngữ gợi cảm: bản trường ca của rừng già, dịu dàng và say đắm.
+ Những phép tu từ: so sánh kết hợp với nhân hóa: sông Hương đã sống nửa cuộc đời của mình như một cô gái di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng,...
à Với cách khắc họa hình ảnh con sông Hương như vậy thì tác giả đã không những miêu tả được cảnh sắc thiên nhiên rất đa dạng của sông Hương mà còn biến sông Hương thành một thực thể tâm trạng hết sức sinh động: dũng sụng trữ tỡnh, ờm ả, hiền hũa như một thiếu nữ dịu dàng và duyờn dỏng.
b. Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy về đồng bằng đến ngoại vi thành phố Huế:
- Khi sông Hương chảy về đồng bằng thì nó đã có sự thay đổi về tính cách: mềm mại và êm dịu, sông như đã chế ngự sức mạnh của người con gái để mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở . 
à Vẻ đẹp dịu dàng, trí tuệ này của dòng sông thực ra đã có cội nguồn ở phần tâm hồn sâu thẳm của nó trong cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua. 
- Khi sông Hương chảy qua thành phố Huế, màu sắc của sông đã thay đổi theo mỗi thời điểm trong ngày: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. 
à Sông Hương đã được phản quang với nhiều màu sắc trên nền trời phía tay nam thành phố.
- Hình tượng người con gái đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức đã hứa hẹn nhiều vẻ đẹp mới của sông Hương với những khúc quanh lưu vực của nó. Năng lực quan sát tinh tế và sự phong phú về ngôn ngữ hình tượng đã giúp cho tác giả viết được những câu văn đầy màu sắc, ấn tượng: Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, sắc nước trở nên xanh thẳm, nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, dòng sông mềm mại như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi, những ngọn đồi này đã tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. 
- Sông Hương còn mang một vẻ đẹp kín đáo trầm mặc khi uốn lượn quanh những rừng thông đặt lăng mộ vua chúa nhà Nguyễn, nó phảng phất vẻ đẹp cổ điển khi qua chùa Thiên Mụ và trở nên vui tươi khi lượn vòng quanh ngoại ô xứ Huế để rồi mơ màng trong sương khói bảng lảng qua những khu vườn xanh mướt những khóm tre và bụi trúc của thôn Vĩ Dạ nên thơ. 
à Như vậy, sông Hương được phản chiếu bằng những kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học đã in dấu vào những câu văn nói về những địa danh, những lăng tẩm, tiếng chuông chùa Thiên Mụ về vẻ đẹp trầm mặc mang màu sắc triết lí của sông Hương đoạn ngoại vi thành phố Huế, vào câu ca dao:
Bốn bề núi phủ mây phong
Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên
 Dưới ngòi bút là Hoàng Phủ Ngọc Tường thì vẻ đẹp của sông Hương hiện lên vừa kiều diễm, vừa cổ kính và mang đậm vẻ đẹp của cố đô Huế.
c. Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy qua thành phố Huế:
- Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế trở nên vui tươi hẳn lên và đặc biệt chậm rãi. êm dịu, mềm mại:
+ Tác giả đã sử dụng những hình ảnh đầy ấn tượng: Chiếc cầu trắng in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ,...
 Ai đã từng đến Huế ít nhiều đều có ấn tượng về cây cầu Tràng Tiền có hình dáng khá đặc biệt: như những chiếc lược xếp liền nhau. Và có lẽ vì vậy, ai đi thuyền trên sông Hương từ xa nhìn về phía cầu Tràng Tiền đều thấy cây cầu in ngần trên nền trời - chân trời. Và tác giả ví cây cầu như những vành trăng non, vành trăng đầu tháng hình cánh cung. 
à Cách ví cây cầu như vậy không những lột tả rất đúng hình dáng độc đáo của cầu Tràng Tiền mà có lẽ điều quan trọng hơn là nó đã gợi được sự thanh mảnh, dịu dàng, thơ mộng của sông Hương, của xứ Huế. 
+ Tác giả đã sử dụng phép tu từ, so sánh kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ độc đáo: Giỏp mặt thành phố ở cồn Gió Viờn, sụng Hương uốn một cỏnh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như những tiếng vâng không nói ra của tình yêu. 
à Phần sụng Hương chảy qua thành phố Huế cú đoạn dũng sụng uốn lượn tạo thành một cỏnh cung. Như vậy, trước hết cõu văn trờn đó tả rất đỳng dũng chảy của dũng sụng Hương đoạn từ cồn Gió Viờn đến Cồn Hến. Nhà văn vớ dũng chảy ấy, đường cong ấy như một tiếng võng khụng núi ra của tỡnh yờu. Đây là một cách ví von độc đáo và sáng tạo. Câu văn viết về dòng sông nhưng không chỉ nói được về dòng sông mà còn nói được về con người - những cô gái Huế dịu dàng, thướt tha, đa tình mà e lệ, kín đáo. Khi đã yêu, họ có ngôn ngữ riêng. Một ánh mắt, một nụ cười,... có thể là tín hiệu của sự thuận tình, đâu có phải lúc nào cũng cần đến tiếngvâng. 
- Vẻ đẹp sông Hương không chỉ được phát hiện và diễn tả trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn luôn được nhìn dưới góc độ văn hóa, lịch sử và những trải nghiệm của chính tác giả:
+ Kí ức về những dòng sông khác mà tác giả từng gặp được vận dụng để so sánh, để làm nổi bật nét đặc trưng của dòng chảy sông Hương với những sông Xen, sông Đa- nuýp và đặc biệt là sông Nê-va ( với những phiến băng trôi nhanh như chiếc thuyền của những chú chim hải âu,... ) mà các con sông đó không có được đó là điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố [...] Đấy là điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế. 
à Đây là một liên tưởng hết sức đặc biệt và kì thú nhằm nói lên sông Hương có một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp thấm đẫm hồn cốt của dân tộc và đặc biệt là của xứ Huế mộng mơ. 
+ Tác giả ví sông Hương như một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Theo ông, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này. 
à Dũng sụng như là một cụng trỡnh nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoỏ, một vẻ đẹp rất thơ, khơi nguồn cho cảm hứng thơ ca, và gắn liền với nền õm nhạc cổ điển của Huế, tạo nờn bề dày lịch sử văn hoỏ của Huế. Nhà văn ví sông Hương như một thiếu nữ với những nét tính cách tưởng chừng đối lập nhau, vừa có chất man dại, phóng khoáng vừa dịu dàng, tế nhị, vừa rất mực đa tình nhưng cũng tuyệt vời chung tình, trang điểm mà vẫn kín đáo..
+ Tiếp theo, tác giả liên tưởng tới câu thơ trong Truyện Kiều tả tiếng đàn trong như tiếng hạc, làm gợi nhớ làn điệu nhạc Huế Tứ đại cảnh:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
* Tóm lại, ngoài đời sông Hương vốn tươi đẹp, thơ mộng nhưng khi vào trang sách của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì con sông này còn thơ mộng và tươi đẹp gấp bội phần và in đậm văn hóa cố đô qua những liên tưởng, so sánh tài hoa của người nghệ sĩ. Ngoài ra, vẻ đẹp dũng sụng cũn được miờu tả bằng một tỡnh cảm thiết tha với Huế, với một vốn văn hoỏ phong phỳ và một vốn ngụn từ giàu cú và đậm chất thơ của tỏc giả.
3. Lời tiểu kết đoạn trích:
- Tác giả đã khéo léo dùng một đoạn trong văn kiện của UNESCO - một đoạn văn thuyết minh đầy cảm xúc như tùy bút, khái quát và đánh giá cao di sản thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới trong đó có Huế - làm tiểu luận kết cho phần thứ nhất bài bút kí của mình. 
 Đây là một kiểu đòn bẩy nghệ thuật, vừa khái quát được nội dung vừa thể hiện được nghệ thuật bút kí.
- Tác giả còn viết thêm mấy câu bình để tôn cao vẻ đẹp độc đáo và vị trí của sông Hương trong thế giới hiện đại.
4. Lời kết thúc của bài bút kí:
- Bài bút kí kết thúc bằng cách lí giải cái tên của dòng sông: sông Hương, sông Thơm.
 Thực ra sự lí giải này người đọc phần nào cảm nhận được ở các đoạn trên nhưng đến đây tác giả muốn nhấn mạnh thêm bằng một huyền thoại mĩ lệ đó là huyền thoại về tên dòng sông đã nói lên khát vọng của con người muốn đem đến cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử.
- Việc đặt tên cho bài kí bằng một câu hỏi chẳng những gợi cho chúng ta ấn tượng về cái tên đẹp của dòng sông mà còn gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá ra miền đất này. 
5. Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích:
- Nhờ ngũi bỳt tài hoa của tỏc giả, sụng Hương trở thành dũng sụng bất tử, chảy mói trong trớ nhớ và tỡnh cảm của người đọc.
- Nhà văn đã soi bóng tâm hồn mình với tình yêu say đắm quê hương xứ sở vào đối tượng miêu tả khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.
- Sức liên tưởng kì diệu, sự phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân tác giả.
- Ngôn ngữ phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,...
- Có sự kết hợp hài hòa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan,...
IV. Ghi nhớ:
- Nội dung:
 Đoạn trích là đoạn văn xuôi đầy chất thơ ca ngợi cảnh vật sông Hương, con sông gắn bó với lịch sử, văn hóa của Huế và cũng là của dân tộc.
- Nghệ thuật: 
 Xuyên suốt đoạn văn và thấm đượm vào từng chi tiết là lòng yêu mến đến say mê dòng sông, đất nước được thể hiện bằng tài năng của một cây bút giàu chất trí tuệ, chất văn hóa, với ngôn ngữ trong sáng, chọn lọc và tinh tế. 
----------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docAi da dat ten cho dong song Hoang Phu Ngoc Tuong.doc