Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tuần 13: Sóng

Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tuần 13: Sóng

A. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức:

- Khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Qua bài học giúp học sinh: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu thuỷ chung, bất diệt.

- Thấy được đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp diệu và ngôn từ của bài thơ.

 2. Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, đọc hiểu một bài thơ về tình yêu.

- Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về sự thể hiện hình tượng sóng và em trong bài thơ.

- Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của tình yêu trong thơ ca, về vẻ đẹp của thơ Xuân Quỳnh.

 3. Về thái độ:

- Bồi dưỡng tình cảm mến yêu với nhà thơ và ý thức về tình yêu trong sáng.

- Tự nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực phân tích, cảm nhận tác phẩm.

– Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong tác phẩm.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các kiến thức trọng tâm của tác phẩm.

B. Phương tiện:

+Giáo viên: soạn bài, chuẩn bị tư liệu giảng dạy (SGK, video, giáo án điện tử), thiết kế bài học.

+Học sinh: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

C. Phương pháp:

- Hướng dẫn học sinh tiếp cận và khám phá tác phẩm qua phát vấn, đàm thoại về các hình ảnh, từ ngữ, âm điệu của bài thơ.

- Kết hợp việc đọc diễn cảm với các hình thức nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.

 

docx 10 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1193Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tuần 13: Sóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 
Tiết PPCT: 
Họ tên SV:
Họ tên GV: 
Ngày dạy: 
SÓNG
- Xuân Quỳnh -
A. Mục tiêu: 
 1. Về kiến thức:
- Khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Qua bài học giúp học sinh: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu thuỷ chung, bất diệt.
- Thấy được đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp diệu và ngôn từ của bài thơ.
 2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, đọc hiểu một bài thơ về tình yêu. 
- Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về sự thể hiện hình tượng sóng và em trong bài thơ. 
- Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của tình yêu trong thơ ca, về vẻ đẹp của thơ Xuân Quỳnh.
 3. Về thái độ: 
- Bồi dưỡng tình cảm mến yêu với nhà thơ và ý thức về tình yêu trong sáng. 
- Tự nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực phân tích, cảm nhận tác phẩm.
– Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong tác phẩm.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các kiến thức trọng tâm của tác phẩm.
Phương tiện: 
+Giáo viên: soạn bài, chuẩn bị tư liệu giảng dạy (SGK, video, giáo án điện tử), thiết kế bài học.
+Học sinh: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C. Phương pháp: 
- Hướng dẫn học sinh tiếp cận và khám phá tác phẩm qua phát vấn, đàm thoại về các hình ảnh, từ ngữ, âm điệu của bài thơ.
- Kết hợp việc đọc diễn cảm với các hình thức nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.
D. Thiết kế tiến trình dạy học:
Thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động/mở bài 
Chia lớp thành 4 đội: Mỗi đội sẽ lên bảng trình bày những câu thơ, câu ca dao nói về tình yêu. 
 - Đội nào viết được nhiều đáp án nhất sẽ chiến thắng. 
Dẫn vào bài: có người đã từng nói rằng “yêu là chết ở trong lòng một ít”, tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca, văn học. Nữ nhà thơ Xuân Quỳnh cũng có một tác phẩm đóng góp vào đề tài ấy, đó là bài thơ Sóng mà chúng ta học hôm nay. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
GV yêu cầu HS đọc SGK tr.154,155,156, trả lời các câu hỏi sau: 
 - Nêu vài nét về tiểu sử Xuân Quỳnh ?
 - Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ ?
 - Phong cách thơ Xuân Quỳnh như thế nào ?
=> GV nhận xét câu trả lời, diễn giảng. 
Hỏi: em có nhận xét gì về âm điệu của bài thơ ?
GV cho hai HS trong bàn thảo luận 2 phút: 
Hỏi: Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Vậy theo các em hình tượng sóng có ý nghĩa gì ?
=> GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. 
GV yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ.
Hỏi: Em hãy chỉ ra những từ ngữ chỉ trạng thái của Sóng, các biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ 1?
 - GV nhận xét, diễn giảng. 
Hỏi: Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng sóng?
 - GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS. 
Hỏi: Hai câu thơ đầu diễn tả những trạng thái nào của tình yêu?
 - GV nhận xét, diễn giảng. 
Hỏi: Chỉ ra sự tương đồng giữa trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu với những con sóng?
GV cho hai em trong bàn thảo luận: 
Hỏi: Tìm những từ ngữ chỉ thời gian trong khổ 2? Cho biết ý nghĩa?
 - GV nhận xét, diễn giảng.
=> GV bổ sung, kết luận, chốt kiến thức.
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình ?
 - GV nhận xét, diễn giảng.
Hỏi: Em nhận thấy giọng điệu của khổ thơ như thế nào ?
 - GV mời HS khác nhận xét, sau đó kết luận.
GV chia 2 bàn thành 1 nhóm để thảo luận câu hỏi: 
Hỏi: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ 3,4? Nêu giá trị biểu đạt của chúng ?
 - GV bổ sung, liên hệ.
 - GV liên hệ: thơ Xuân Diệu “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” => Nghệ thuật tương đồng trong cảm nhận.
GV chia 2 bàn thành 1 nhóm để thảo luận câu hỏi: 
Hỏi: Hình tượng sóng được miêu tả thế nào trong đoạn thơ ?
Hỏi: Cảm nhận nỗi lòng, quan niệm về tình yêu của “Em” trong đoạn thơ qua hình tượng sóng ?
 - Sau khi các nhóm trình bày, GV bổ sung và liên hệ: 
+ Nỗi nhớ trong tình yêu là cảm xúc tự nhiên của con người, đã được miêu tả rất nhiều trong thơ ca xưa cũng như nay: 
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than. (Ca dao)
Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời. (Chinh phụ ngâm)
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm. Em ơi! (Xuân Diệu)
=> Nhân vật trữ tình trong bài thơ: mạnh mẽ và chủ động trong tình yêu, dám bày tỏ tình yêu, nỗi nhớ, khát khao của lòng mình. 
=> Vẫn giữ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ: thủy chung rất mực trong tình yêu.
Hỏi: khổ 7 đã nêu lên quy luật gì ?
- GV nhận xét, bổ sung: dùng qui luật của thiên nhiên để khẳng định niềm tin mãnh liệt vào tình yêu và cũng là niềm an ủi cho bản thân mình và cho cả người mình yêu: "tình yêu đẹp là tình yêu biết vượt ua thử thách".
Hỏi: Em cảm nhận hai khổ cuối của bài thơ như thế nào?
 - GV nhận xét, diễn giảng.
Hỏi: Tìm các biện pháp nghệ thuật được dùng để thể hiện tâm tư và cảm xúc của tác giả?
 - GV nhận xét, bổ sung.
 - Bổ sung: sự nhạy cảm, lo âu của Xuân Quỳnh về giới hạn của cuộc đời, trước sự trôi chảy của thời gian.
Hỏi: Nhận xét về thể thơ, âm điệu, nhịp điệu bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?
 - GV nhận xét, kết luận.
GV hướng dẫn HS tổng kết bài học. 
Hỏi: Nhận xét về thể thơ, nhịp thơ và hình tượng “sóng” ?
Hỏi: Em cảm nhận được điều gì qua bài thơ ?
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK. 
Hoạt động 3: Luyện tập
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm: 
GV yêu cầu 1 HS đọc diễn cảm bài thơ.
 - GV nhận xét, góp ý.
Hoạt động 4: Vận dụng
Liên hệ, ứng dụng vào cuộc sống.
GV và HS cùng chia sẻ.
 -Em hãy chia sẻ khát vọng của em về tình yêu ?
 => GV nhận xét, đồng thời giáo dục kĩ năng sống cho HS.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Bài tập về nhà: 
Sưu tầm bài thơ Biển của Xuân Diệu từ đó chỉ ra điểm giống và khác nhau ở việc sử dụng hình tượng sóng trong hai bài thơ ?
GV dặn dò:
- Đọc thuộc bài thơ và phân tích hình tượng sóng, qua đó thấy được tâm trạng của chủ thể trữ tình.
- Chuẩn bị bài mới.
- HS tham gia trò chơi.
- HS đọc sách và trả lời.
- HS trả lời.
- HS xung phong đại diện trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đọc sách tìm dẫn chứng trả lời.
- HS trả lời.
- HS tự đánh giá, các cặp đôi đánh giá lẫn nhau.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS tiến hành thảo luận.
- Các nhóm trình bày.
- HS tiến hành thảo luận.
- Các nhóm trình bày.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS đọc.
- HS liên hệ thực tế, chia sẻ ý kiến, trình bày quan điểm của bản thân. 
- Nhiệm vụ: sưu tầm, đánh giá. 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 - 1988)
- Mồ côi mẹ từ nhỏ, sống với bà nội, khao khát tình yêu thương.
- Một trong số ít gương mặt thơ trẻ thời chống Mĩ.
- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
2. Bài thơ: 
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 
Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
b. Giá trị nội dung và nghệ thuật: 
Sóng là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
c. Hình tượng “sóng”: 
Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của nhân vật trữ tình.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
a) Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu:
* Khổ thơ 1 :
– Hai câu thơ đầu:
+Hai cặp tính từ đối lập: sóng được miêu tả ở những trạng thái đối nghịch nhưng thống nhất.
+Gợi những cung bậc phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí của người con gái khi yêu.
– Hai câu thơ sau:
+Khát vọng của sóng: muốn vượt khỏi dòng sông chật hẹp để đến với biển cả bao la.
+Tâm hồn người phụ nữ khi yêu: luôn khát vọng vươn xa, khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường.
* Khổ thơ 2:
– Ngày xưa, ngày sau : quá khứ, hiện tại, tương lai (quy luật của sóng)
-> Sóng vẫn trường tồn từ ngàn đời xưa.
-> Khẳng định: tình yêu là khát vọng muôn đời, vĩnh hằng, muôn thuở trong trái tim của nhân loại, mãnh liệt nhất là trong trái tim tuổi trẻ.
– Giọng thơ chân thực, tự nhiên đầy suy tưởng, Xuân Quỳnh đã biểu đạt một quan niệm mới mẻ và khát vọng mãnh liệt trong tình yêu.
=> Xuân Quỳnh đã liên hệ tình yêu tuổi trẻ với con sóng đại dương. Cũng như con song, con người đã đến và mãi mãi đến với tình yêu. Đó là quy luật muôn đời. 
Sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa:
* Khổ 3: 
 - Điệp từ: “em nghĩ” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên?”
=> Quay về lòng mihf, nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khám phá tình yêu. 
* Khổ 4: 
 - Câu hỏi tu từ: 
“Gió bắt đầu từ đâu ? 
Khi nào ta yêu nhau ?”
=> Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều đầy bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải. 
=> Đây là cách cắt nghĩa tình yêu rất chân thành và đầy nữ tính.
Sóng - nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái:
* Khổ 5: nỗi nhớ
 - Bao trùm cả không gian: “Con sóng dưới lòng sâu, con sóng trên mặt nước”.
 - Thao thức trong mọi thời gian: “ngày đêm không ngủ được”. 
=> Phép đối, giọng thơ dạt dào, náo nức, mãnh liệt: diễn tả nỗi nhớ da diết, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt như sóng biển triền miên. 
 - Sóng nhớ bờ tha thiết, mãnh liệt, còn em nhớ anh đắm say hơn bội phần: “Lòng em nhớ đến anh, cả trong mơ còn thức”.
=> Cách nói cường điệu nhưng hợp lí: nhằm tô đậm nỗi nhớ (choáng ngợp cõi lòng không chỉ trong ý thức mà thấm sâu vào trong tiềm thức).
=> Bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt.
* Khổ 6: lòng chung thủy
 - Cách nói khẳng định: 
Em: dẫu xuôi - phương bắc; dâu ngược - phương nam.
Em: vẫn “hướng về anh một phương”.
=> Lời thề thủy chung tuyệt đối trong tình yêu: dù đi đâu về đâu vẫn hướng về người mình đang thương nhớ đợi chờ. 
 - Các điệp ngữ: dẫu xươi về, dẫu ngược về.
 - Điệp từ “phương” + các từ “em cũng nghĩ, hướng về anh”.
=> Khẳng định niềm tin đợi chờ trong tình yêu.
* Khổ 7: bến bờ hạnh phúc
 - Mượn hình ảnh của sóng:
“Sóng ngoài đại dương”
“Con nào chẳng tới bờ”
=> Quy luật tất yếu.
 - Sóng tới bờ dù cách trở: tình yêu là sức mạnh giúp em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến bến bờ hạnh phúc. 
=> Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi của một con người luôn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.
Sóng và khát khao tình yêu vĩnh cữu:
* Khổ 8: 
Những từ ngữ diễn tả quan hệ đối lập:
“...tuynhưng”
“...dẫunhưng”
Cuộc đời - dài >< năm tháng - đi qua.
=> Sự nhạy cảm và âu lo về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc.
* Khổ 9:
- Dùng từ chỉ số lượng lớn: 
Làm sao tan ra -> trăm con sóng -> ngàn năm còn vỗ. 
- Khao khát được sẻ chia, hòa nhập vào cuộc đời.
 - Khát vọng được sống hết mình trong biển lớn tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở. 
=> Khát vọng khôn cùng về tình yêu bất diệt.
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật:
 - Kết cấu tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em.
 - Nhịp điệu tự nhiên, linh hoạt.
 - Ngôn từ, hình ảnh trong sáng, giản dị.
=> Hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách thơ Xuân Quỳnh.
Nội dung:
Là một bài thơ hay, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. 
Ghi nhớ SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_khoi_12_tuan_13_song.docx