Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tiết 54: Đàn ghi ta của Lor-ca - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tiết 54: Đàn ghi ta của Lor-ca - Năm học 2019-2020

I/Mục đích yêu cầu

 Giúp học sinh:

 -Cảm nhận đựơc vẻ bi tráng của hình tượng Lor -ca qua mạch cảm xúc suy tư đa chiều; vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ.

-Thấy được vẻ độc đáo trong hình thức biểu đạt thơ mang phong cách tượng trưng.

-Có những tri thức để đọc và hiểu một bài thơ viết theo phong cách hiện đại.

II/ Các kĩ năng sống cơ bản

- Giao tiếp: trình bày trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về hiện hình tượng Lor- ca, về cảm xúc của tác giả

- Tư duy sáng tạo: so sánh, phân tích, bình luận về vẻ đẹp của Lor-ca, về những sáng tạo độc đáo của Thanh Thảo trong bài thơ

- Tự nhận thức:về tinh thần bất khuất của người anh hùng dân tộc, qua đó rút ra bài học cho bản thân

 III/ Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

- Động não: suy nghĩ, tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài thơ

- Trao đổi nhóm: phân tích vẻ đẹp của từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, cấu tứ, trong mỗi khổ thơ và bài thơ

- Trình bày một phút: nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của bài thơ

IV/ Phương tiện dạy học: SGK+ Chuẩn kiến thức kĩ năng

V/ Tiến trình bài dạy:

1/Ổn đinh tổ chức

 2/ Bài dạy học mới

 

doc 7 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1050Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tiết 54: Đàn ghi ta của Lor-ca - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 54
Soạn: 1/11/19
Giảng:
ĐÀN GHI TA CỦA LOR –CA
Thanh Thảo
I/Mục đích yêu cầu
	Giúp học sinh:
 -Cảm nhận đựơc vẻ bi tráng của hình tượng Lor -ca qua mạch cảm xúc suy tư đa chiều; vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ.
-Thấy được vẻ độc đáo trong hình thức biểu đạt thơ mang phong cách tượng trưng.
-Có những tri thức để đọc và hiểu một bài thơ viết theo phong cách hiện đại. 
II/ Các kĩ năng sống cơ bản
- Giao tiếp: trình bày trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về hiện hình tượng Lor- ca, về cảm xúc của tác giả
- Tư duy sáng tạo: so sánh, phân tích, bình luận về vẻ đẹp của Lor-ca, về những sáng tạo độc đáo của Thanh Thảo trong bài thơ
- Tự nhận thức:về tinh thần bất khuất của người anh hùng dân tộc, qua đó rút ra bài học cho bản thân
 III/ Phương pháp/kĩ thuật dạy học: 
Động não: suy nghĩ, tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài thơ
Trao đổi nhóm: phân tích vẻ đẹp của từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, cấu tứ, trong mỗi khổ thơ và bài thơ
Trình bày một phút: nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của bài thơ
IV/ Phương tiện dạy học: SGK+ Chuẩn kiến thức kĩ năng
V/ Tiến trình bài dạy: 
1/Ổn đinh tổ chức
 2/ Bài dạy học mới
Hoạt động gv/hs
Nội dung
- giới thiệu tác giả
+ Tiếng nói, tiếng thơ, tiếng lòng của người trí thức. Mỗi nhà thơ có một mảng đề tài riêng
Tố Hữu: trữ tình chính trị
Xuân Diệu: Tình yêu
Thanh Thảo: những nhân cách cao quý/ những người anh hùng
- Bài thơ thể hiện những thể nghiệm mới mẻ về hình thức, nghệ thuật tượng trưng siêu thực.
Đối tượng trữ tình: Lorca
Xã hội Tây Ba Nha những năm đầu thế kỉ 20, ngột ngạt dưới chế độ Fran-co. Lorca cùng với những nhà thơ khác dùng tiếng thơ của mình để đấu tranh cho tự do công lí.
Gv đọc câu thơ
Để tìm hiểu hình ảnh Lorca trong khung cảnh đất nước TBN tk20 tạm tách 6 câu ra làm 3 phần
P1: câu 1: có thể thấy hình ảnh Lorca hiện ra với 2 biểu tượng: tiếng đàn và bọt nước
Tiếng đàn: + âm thanh tiếng đàn ghi ta huyền diệu đã gắn bó với L suốt cuộc đời
 + Hoán dụ: sự nghiệp vĩ đại của L, cuộc đời người nghệ sĩ vĩ đại
Bọt nước: + Danh từ -> tính từ hóa bổ nghĩa cho danh từ tiếng đàn
 + Là thi ảnh thường xuất hiện trong thơ L (bọt nước, sóng nước, luôn ám ảnh trong thơ L)
Sóng ơi sóng về đâu
Tôi cười và trôi đi 
Tới tận bờ biển cả
ở đấy ta thấy bọt nước, ta thấy sóng nước và những lăn tăn nhỏ nhoi giữa đại dương mênh mông
 + Bọt nước gợi cảm giác vô cùng nhỏ bé trong đại dương mênh mông, gợi nỗi cô đơn giữa cuộc đời
- Đặt trong thơ L; bọt nươc lặng lẽ trôi đi, tan biến vào biển cả trở thành ước vọng tan hòa vào thế giới mênh mông của một cái Tôi tự do đầy phóng khoáng.
- Bọt nước: trong cảm nhận của thị giác nó tồn tại thoáng chốc rồi vỡ tan -> gợi sự ngắn ngủi, liên tưởng xót xa đến cuộc đời L, còn rất trẻ 38 tuổi bị phán tử hình bí mật
Bức tranh cuộc đời nghệ sĩ ở câu 2
Tách chữ “gắt” ở câu cuối nửa câu thơ gợi nét văn hóa TBN
Nghĩa 1 từ Gắt: + Bổ nghĩa cho từ “đỏ”
 + Ẩn dụ: TBN hiện ra như một đấu trường với những xung đột xã hội rất dữ dội
L là 1 trong những nghệ sĩ đi đầu với khát khao cách tân 
Nghĩa 2 từ Gắt: + Đất nước TBN những năm đầu Tk 20 mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân yêu tự do và bè lũ phát xít Franco. L xuất hiện không chỉ như một người nghệ sĩ mà là một chiến sĩ
Sắc thái tượng trưng: sứ mệnh thiêng liêng cao quý, sinh mệnh ngắn ngủi
Tự nguyện khác lên mình sự tranh đấu, cuộc quyết đấu đặt trên nền âm thanh da diết của tiếng đàn
Đọc và cảm nhận âm thanh của tiếng đàn
Li la li la li la cả bài thơ như một bản giao hưởng
Câu 3 như một chuỗi hợp âm, miên man, ám ảnh. Thanh Thảo thể hiện sự kính trong, đồng cảm, tri âm da diết
Câu 4,5,6
L trong cuộc hành trình giữa không gian mênh mông, thời gian thăm thẳm.
Miền đơn độc: thảo nguyên trải dài của những đồng cỏ đất nước TBN, trên không gian đó (li la) là loài hoa tử đinh hương
+ chếnh choáng: nhạt nhòa, xô lệch trên con đường ít người qua/sắc thái tượng hình/ tâm thế, trạng thái xuất thần thăng hoa xúc cảm nghệ thuật. L như đang đi theo tiếng gọi mãnh liệt về miền đơn độc, về nẻo đường chưa có ai khám phá
Cuộc chiến đấu dằng dặc không cân sức, phải chăng cũng có lúc mỏi mòn, mệt mỏi,là những ẩn ức của niềm vô thức trong tâm hồn L.
Thanh Thảo làm hiện lên hình ảnh L một người nghệ sĩ vĩ đại trong khung cảnh đất nước TBN, gợi sụ ngưỡng mộ, xót xa, thương tiếc
I. KHÁI QUÁT
1/ TÁC GIÀ
- Nhà thơ luôn tìm những khám phá mới mẻ cho thi ca
- Bài thơ có hình thức mới mẻ, tượng trưng, siêu thực
2/ Tác phẩm
a/ Xuất xứ: Tập “Khối vuông rubich”
b/ Phê-đe-ri-cô Ga-xi-a Lor-ca
Lorca – người nghệ sĩ
người chiến sĩ vĩ đại của đất nước Tây Ba Nha
3/ Bố cục
- 6 câu đầu: hình ảnh người chiến sĩ trong những năm đầu thế kỉ 20
- 12 câu tiếp: cái chết của lorca
- 13 câu cuối: sự ra đi của lorca
II. ĐỌC HIỂU
1/ 6 câu đầu: Hình ảnh Lor-ca trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ba Nha đầu thế kỉ 20
Câu 1: Những tiếng đàn bọt nước
- Tiếng đàn: hoán dụ, âm thanh, là tiếng thơ, tiếng lòng
-> Vẻ đẹp trong tâm hồn nghệ sĩ, thi sĩ L khát khao tự do. Gợi nỗi xót xa cho bi kịch L, người nghệ sĩ vĩ đại nhưng cuộc đời ngắn ngủi
Câu 2: Tây Ba Nha áo choàng đỏ gắt
- Gợi đấu trường bò tót -> nét văn hóa TBN
-> sứ mệnh của người nghệ sĩ vĩ đại TBN: L khát khai đấu tranh cho tự do/ nhưng định mệnh khắc nghiệt
Câu 3: Li la li la li la
- Điệp ngữ: 3 lần, nhịp 2/2/2
+ da diết vô cùng; niềm yêu, niềm s ay mê
+ kiên nhẫn vô cùng: khắc khoải của một con người khao khát cách tân, đổi mới, chiến thắng vì tự do
-> câu thơ gợi cảm nhân dư ba xao xuyến của câu thơ, sự đồng cảm của hai nhà thơ, của Thanh Thảo.
Câu 4,5,6
Đi lang thang về miền đơn độc
Với vầng trăng chếnh choáng
Trên yên ngựa mỏi mòn
+ đơn độc: gợi sự hoang vắng của không gian/ từ láy đơn độc; bi kịch của L
+ vầng trăng: thi ảnh trong thơ L/ cảm nhận về cái đẹp
+ chếnh choáng: nhạt nhòa, xô lệch trên con đường ít người qua/sắc thái tượng hình/ tâm thế, trạng thái xuất thần thăng hoa xúc cảm nghệ thuật. 
-> một tâm hồn luôn khao khát cái đẹp, sáng tạo và cô đơn.
- Cảm nhận về thơi gian: 
+ Từ láy: mỏi mòn: không có điểm dừng, cảm nhận về một cái Tôi chưa biết vẫn còn ẩn dấu trong con người.
->Mang rõ nét tượng trưng siêu thực: có màu sắc, âm nhạc, âm tiết mở, có ý thức, tiềm thức đan xen suy cảm của nhà thơ.
Nét đặc sắc của TBN: 
+ Bò tót
+ Ghi ta
+ nghệ thuật Flamenco
Flamenco: ca hát, nhảy múa: ra đời thế kỉ 16, những nốt nhạc điệu nhảy dân gian say đắm, bốc lửa/ dân ca xứ sở An đa lu xi a
L luôn dùng cây đàn ghi ta của mình để sáng tác thơ, phổ nhạc cho thơ của mình rồi tự hát.-> Tình yêu sâu đậm với TBN
Nghệ thuật của L mang dấu ấn biêu trưng của TBN nên nhà thơ Thanh Thảo sử dụng nghệ thuật Hoán dụ TBN hát nghêu ngao = L hát
Nghêu ngao: biểu cảm: làm đậm thêm âm nhạc của L gần với cuộc đời
Gợi hình: hình dung ra hình ảnh chàng ca sĩ hát rong có tâm hồn trẻ trung, thánh thiện. chàng cứ một mình một ngựa vừa đi vừa hát ca ngợi mảnh đất quê hương.
2 câu đầu đem đến cảm giác phiêu du bao nhiêu
2 câu sau đem đến cam giác bi thảm bấy nhiêu
Tầng nghĩa nén chặt
./ L như đang theo đuổi khat khao của mình, không quan tâm đến những gì xung quanh, pháp trường, như bước chân nghệ sĩ phiêu diêu khi đi từ đồng cỏ, vầng trăng về cõi bất tử
./ Trạng thái mộng du: gợi cái Tôi bên trong tâm hồn L. Một cuộc đời 38 năm, một cuộc đời của niềm yêu
Đoạn thơ không chỉ miêu tả mà còn gợi tả, cảm xúc, tình cảm, cuộc đời
Tiếng ghi ta nâu
Nâu: từ chỉ màu sắc cô đọng
./ màu của đất, những con đường
./ màu gỗ truyền thống TBN
./ Gợi 2 thực thể: cô gái: An na Ma ri a giữ trọn thủy chung/ làn da, mái tóc, ánh mắt: của người cón gái trong nỗi nhớ của L.
./ Tình yêu: với quê hương, nghệ thuật, người con gái
Tiếng ghi ta – bầu trời: 
./ khoảng khoogn mênh mông vô tận
./ khát vọng tự do
./ in đậm hình ảnh cô gái ấy trong niềm tiếc nuối xót xa.
-> Tình yêu: cuộc đời, đất nước, tụ do, người con gái
Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
+ lá xanh: ý nghĩa ẩn dụ
./ tuooit trẻ, sự sống
./ nghệ thuật, tiếng thơ
./sức sống trẻ trung
So sánh: Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh rười rượi
-> L sự trường tồn, nhưng đoản mệnh, nỗi xót xa cho bi kịch của người nghệ sĩ
2 trạng thái đồng hành: ngưỡng mộ - xót xa; yêu thương – nuối tiếc.
Câu cảm thán: biết mấy
Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: dấu hiệu của thơ tượng trưng
Tròn: bổ nghĩa cho tiếng ghi ta
./gợi hình ảnh bọt nước
./gợi hình ảnh âm thanh
-> nghệ thuật chuyển đổi cảm giác
Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Tiếng chim – như giọt long lanh. Sắc màu trong trẻo, giọt âm thanh du dương, chỉ có thể có được từ tâm hồn thi sĩ.
Bọt nước: hoán dụ: mong manh, ngắn ngủi.
./ tròn: gợi hình ảnh: bọt nước vỡ tan: đột ngột, bất ngờ, kinh hoàng.
->nỗi xót xa cho bi kịch của L người nghệ vĩ đại
Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy
Máu, nước mắt -> từ giọt âm thanh đến giọt nước mắt.
Cái đẹp bị hủy hoại, người nghệ sĩ tạo ra cái đẹp đã hi sinh
Ròng ròng: gợi cảm nhận về những giọt nước mắt tuôn rơi. L đã đi hơn nửa thế kỉ, mọi người vẫn tuôn rơi nước mắt với sụ vĩ đại của L
2/ 12 câu giữa: Hình ảnh L trong cái chết bi tráng
a/ 4 câu: 
Tây Ba Nha
Hát nghêu ngao
Bỗng kinh hoàng
Áo choàng bê bết đỏ
 1,2: L khi sống
3,4: L khi chết
Nghệ thuật: Hoán dụ
TNB hát = L hát
+ từ láy : nghêu ngao: mang sắc thái biểu cảm và sắc thái gợi hình
Như một nhịp đảo phách: như một khoảng lặng: như một nỗi đau -> con người không bao giờ tránh khỏi sự đột ngột.
Bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ
- ý nghĩa ẩn dụ: đảo lộn tạo ra tập hợp từ mới mẻ
+ từ láy: bê bết đỏ : áo choàng đỏ lặp lại 2 lần: áo choàng đỏ gắt -> tấm áo của người đấu sĩ và chiến sĩ.
Đỏ: màu máu
Bê bết: dày thêm màu máu
-> gợi sụ đau thương, nỗi xót xa bi tráng trước cái chết của L
b/ 2 câu: miêu tả cảnh bọn phát xít đưa L ra pháp trường xử bắn
L bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
+ bị điệu: 2 thanh T, 2 dấu nặng trĩu xuống, bước chân chậm rãi, kiểu câu bị động.
+ chàng đi như người mộng du: đa số thanh B liền mạch, bồng bềnh
-> L như đang theo đuổi khat khao của mình, không quan tâm đến những gì xung quanh, pháp trường, như bước chân nghệ sĩ phiêu diêu khi đi từ đồng cỏ, vầng trăng về cõi bất tử
c/ 6 câu: cái chết bi tráng
tiếng ghi ta nâumáu chảy
+ điệp ngữ: tiếng ghi ta
./ có sụ va đập của âm thanh
./ tiết tấu dồn dập gấp gáp nhu niềm bi phẫn.
./ tiếng ghi ta như vỡ thành màu sắc, đường nét, hình khối
-> đoạn thơ mang đậm tính tượng trưng siêu thực
+ tính hình ảnh: tiếng ghi ta nâu/ bầu trời cô gái ấy -> như một bức tranh của nghệ thuật sắp đặt thực tế cạnh nhau
-> Tình yêu: cuộc đời, đất nước, tụ do, người con gái
-> L sự trường tồn, nhưng đoản mệnh, nỗi xót xa cho bi kịch của người nghệ sĩ
Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: Tiếng đàn – như giọt long lanh. Sắc màu trong trẻo, giọt âm thanh du dương, chỉ có thể có được từ tâm hồn thi sĩ.
-> nỗi xót xa cho bi kịch của L người nghệ vĩ đại
Cái đẹp bị hủy hoại, người nghệ sĩ tạo ra cái đẹp đã hi sinh
Đoạn thơ 6 câu: bút pháp gợi tả, điệp, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác -> tái hiện lại hình ảnh L trong cái chết bi tráng.
? Những cảm xúc, suy ngẫm của Thanh Thảo về sự ra đi của người nghệ sĩ vĩ đại L được biểu hiện như thế nào?
Bài thơ Ghi nhớ: Khi nào tôt chết/ hãy chôn tôi với cây đàn dưới đất cát
L – tình yêu với cây đàn – âm nhạc – cuộc đời
L muốn đi cùng với cây đàn thân yêu cuaqr mình
Trần Dần: Hãy chôn thơ mới: sau 1945/ tho mới đặc sắc nhất
Cách 1: Không ai chôn cất.cảm giác về sụ chua xót, ngợi ca
./ không ai chôn nghệ thuật của ông, chôn đi khát vọng của ông
./ nghệ thuật ấy không ai chăm sóc như cỏ mọc hoang
Cách 2: Sự nghiệp của L bất tử, vĩnh hằng, trường tồn như cỏ mọc hoang.
Nhân loại tôn thờ L/ Cuộc sống là sự phủ đinh (phủ định sự già nua/ L muốn lớp trẻ phủ định ông để sáng tạo cái mới/ Cuộc sống không chỉ là phủ định mà phủ định không phải để xóa bỏ mà để vượt qua.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên ;lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ..
Đường chỉ tay: số phận về cuộc đời cong người nhỏ bé
Dòng sông: cuộc đời
Lá bùa>< xoáy nước
Trái tim: chan chứa yêu thương
Lặng yên: hư vô
3/ 13 câu cuối: Suy nghĩ cảm xúc về cuộc đời, sự nghiệp, cách ra đi của Lorca.
2 câu: Không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn nhu cỏ mọc hoang
Thông điệp: L hình dung: hậu thế vì yêu quý ông mà sẽ dừng lại để chiêm ngưỡng, không dám bước qua
Ông muốn hậu thế hãy chôn ông và nghệ thuật của ôn g để dành chỗ cho sự sáng tạo
L sẵn sàng hi sinh sụ nghiệp của mình
-> ca ngợi nhân cách người nghệ sĩ vĩ đại
2 câu: giọt nước mắt vầng trawgn/ long lanh trong đáy giếng
-> Giọt nước mắt long lanh
Vầng trăng trong đáy giếng
->Vầng trăng nhu giọt nước mắt
./ vũ trụ đau thương trước sụ ra đi của L-> thấy được tầm vóc, kích cỡ của nỗi đau
./ không chỉ có 1 vầng trăng; trăng trên trời, trăng trong giếng
2 khổ: đường chỉ tay.lila
C1,2 miêu tả cái chết
L: bơi, ném,ném: tư thế chủ động;3 hành động: 
Bơi: xuôi/ngược -> L sang ngang: chọn con đường ngắn nhất
Tư thế nhẹ nhàng, lựa chọn thanh thản
Màu bạc: huyễn ảnh của cây đàn ghita khi L đã chết. Trong cảm nhận của Thanh Thảo L trên con thuyền âm nhạc như đang vẫy chào nhân loại vào cõi vĩnh hằng
Lá bùa: may mắn, cô gái di gan đã tặng. L tự nguyện dấn thân vào con đường đau khổ, chông gai và gủi chút hi vọng mong manh vào con đường mình đi. Con đường đấu tranh cho tự do. 
Chàng ném: thái độ dứt khoát, tâm thế thanh thản.
Suy nghĩ về nội dung, nghệ thuật bài thơ
III. TỔNG KẾT
-Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.Sử dụng hình ảnh biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung Màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.
 => Bài thơ thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_khoi_12_tiet_54_dan_ghi_ta_cua_lor_ca_nam_ho.doc