Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tiết 13+14: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tiết 13+14: Phong cách ngôn ngữ khoa học

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm ngôn ngữ khoa học, các loại văn bản khoa học thường gặp, các đặc trưng cơ bản của phong cách NNKH và đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ trong PCNNKH;

- Sự lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ trong quá trình soạn thảo các văn bản mang phong cách ngôn ngữ khoa học.

2. Kĩ năng

- Lĩnh hội và phân tích những văn bản khoa học

- Xây dựng văn bản khoa học

- Phát hiện và sửa lỗi trong văn bản khoa học;

3. Thái độ

-Sử dụng ngôn ngữ khoa học trong các trường hợp cần thiết.

4. Định hướng hình thành năng lực

-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản

-Năng lực đọc - hiểu các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học ;

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

-Giáo án, Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

2. Chuẩn bị của học sinh

-Đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1. Khởi động (5ph)

Phương pháp:

Kĩ thuật:

 

doc 3 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Khối 12 - Tiết 13+14: Phong cách ngôn ngữ khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13.14: 	 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm ngôn ngữ khoa học, các loại văn bản khoa học thường gặp, các đặc trưng cơ bản của phong cách NNKH và đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ trong PCNNKH;
- Sự lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ trong quá trình soạn thảo các văn bản mang phong cách ngôn ngữ khoa học.
2. Kĩ năng
- Lĩnh hội và phân tích những văn bản khoa học
- Xây dựng văn bản khoa học
- Phát hiện và sửa lỗi trong văn bản khoa học;
3. Thái độ
-Sử dụng ngôn ngữ khoa học trong các trường hợp cần thiết. 
4. Định hướng hình thành năng lực
-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản
-Năng lực đọc - hiểu các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học ;
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
-Giáo án, Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
2. Chuẩn bị của học sinh
-Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Khởi động (5ph)
Phương pháp:
Kĩ thuật:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GV giao nhiệm vụ: Giải thích các khái niệm sau?
a. Badơ: 
b. Ẩn dụ: 
.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
a. Badơ: hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít. (Dùng trong văn bản khoa học hoá học).
b. Ân dụ: gọi tên sự vật, hiên tượng này bằng tên sự vật, hiên tượng khác có nét tương đồng với nó. (Dùng trong văn bản khoa học Ngữ văn).
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức ( ph)
Phương pháp:
Kĩ thuật:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu Văn bản KH và ngôn ngữ KH
HĐ1: GV nêu vấn đề:
- Ba đoạn trích trên đều nói về những vấn đề khoa học. Nhưng khác nhau về mức độ và phạm vi sử dụng như thế nào?
- Như vậy, các văn bản trên là thuộc những loại văn bản khoa học nào?
- Qua các ngữ liệu đã phân tích, em hiểu thế nào là ngôn ngữ khoa học?
- Ngôn ngữ khoa học tồn tại dưới những dạng nào? Nêu ví dụ một số loại văn bản khoa học của từng dạng?
HĐ2: GV quan sát, hướng dẫn:
HĐ3: GV nhận xét, chốt kiến thức
- HS làm việc cá nhân + cặp đôi
- Trình bày kết quả trên bản phụ
- Một số nhóm lên trình bày sản phẩm, các nhóm khác chú ý theo dõi, nhận xét trao đổi chéo 
I. VĂN BẢN KH VÀ NGÔN NGỮ KH:
1. Văn bản khoa học: Gồm 3 loại chính:
 a. Các văn bản khoa học chuyên sâu : mang tính chuyên ngành KH cao và sâu, dùng để giao tiếp giữa những người làm công tác nghiên cứu trong các ngành KH.(luận án, luận văn, báo cáo khoa học...)
 b. Các văn bản khoa học giáo khoa : Đảm bảo yêu cầu khoa học và tính sư phạm: Trình bày vấn đề từ thấp đến cao, từ dễ đến khó...dùng trong nhà trường ( Giáo trình, SGK, thiết kế bài dạy...)
 c. Các văn bản khoa học phổ cập: Cách viết dễ hiểu nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học (Các bài báo, sách phổ biến kiến thức phổ thông)
2. Ngôn ngữ khoa học :
 Khái niệm: Là ngôn ngữ dùng trong các VB KH, trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.( KH tự nhiên, KH xã hội )
 + Dạng viết : sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ
 + Dạng nói : yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương.
– Yêu cầu cơ bản : Tính chuẩn xác.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ khoa học:
 Dựa vào SGK:
Hãy nêu và phân tích những đặc trưng của PCNNKH ?
HS làm việc nhóm 04
II. ĐẶC TRƯNG CỦA PCNNKH:
1. Tính khái quát, trừu tượng:
 Biểu hiện không chỉ ở nội dung mà còn ở các phương tiện ngôn ngữ (thuật ngữ KH, kết cấu của VB-như Phần, chương, mục,)
2. Tính lí trí, lô gích:
 Thể hiện ở ND và ở tất cả các phương tiện ngôn ngữ ( từ ngữ, câu văn, đoạn,...)
3. Tính khách quan, phi cá thể:
 Hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.
III. Ghi nhớ: SGK
 Tiết 13. Hoạt động 3. Luyện tập (5ph)
 Phương pháp:
 Kĩ thuật:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 3: Luyện tập
Nêu bài tập – theo SGK
Phát phiếu học tập cho rừng bài tập:
BT 1
BT 2
- GV quan sát, hướng dẫn
- Nhận xét, và gợi ý kết quả.
- HS làm việc nhóm (nhóm 4)
- Nhóm 1-4: BT 1,
- Nhóm 5-9: BT 2.
- trình bày vào phiếu học tập; 
Sau khi hết thời gian, các nhóm đổi phiếu học tập (khác bài) để khảo sát chéo.
- Báo cáo kết quả.
III. LUYỆN TẬP:
 1.BT 1/76: 
a. Những kiến thức khoa học Lịch sử văn học
b. Thuộc văn bản khoa học giáo khoa
c. Sử dụng các thật ngữ KH Ngữ văn (tương đối dễ hiểu đ/v HS 12): Chủ đề, hình ảnh, tác phẩm, phản ánh hiện thực, đại chúng hoá, chất suy tưởng, nguồn cảm hứng sáng tạo.
2. BT 2/76:
ĐOẠN THẲNG
Trong ngngữ thông thường:
Trong ngngữ KH-Toán học:
“Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên”.
“Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau”.
 Hoạt động 4. Vận dụng ( ph)
Phương pháp:
Kĩ thuật:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
 - GV chuyển giao nhiệm vụ: 
Viết một văn bản khoa học phổ cập với nội dung PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐIỆN
- GV nhận xét, cho điểm.
HS thực hiện cá nhân
Trình bày theo yêu cầu của GV
Cần tích hợp kiến thức Vật lí để trình bày đúng nội dung:
- Điện là gì?
- Nguyên nhân tai nạn điện.
- Hậu quả?
-Cách phòng tránh.
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng (5ph)
Phương pháp:
Kĩ thuật:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
 GV giao nhiệm vụ về nhà:
So sánh:
PCNNKH – PCNNSH –PCNNNT.
HS thực hiện cá nhân
(Về nhà)
(Kiểm tra ở tiết sau)
PCNN Khoa học
PCNN Sinh hoạt
PCNN Nghệ thuật
1. Mục đích:
- Thông tin khoa học.
1. Mục đích:
- Trao đổi thông tin, ý nghĩ, t/cảm
1. Mục đích:
- Thông tin thẫm mĩ.
2. Lĩnh vực sử dụng:
- KH chuyên sâu;
- Các môn KH;
- Phổ biến kiến thức KH.
2. Lĩnh vực sử dụng:
- Đời sống hằng ngày (bình dân, gần gũi,)
2. Lĩnh vực sử dụng:
- Trong văn chương.
3. Đặc trưng:
- Tính khái quát, trừu tượng;
- Tính lí trí, lôgíc.
- Tính khách quan, phi cá thể.
3. Đặc trưng:
- Tính cụ thể;
- Tính cảm xúc;
- Tính cá thể.
3. Đặc trưng:
- Tính hình tượng;
- Tính truyền cảm;
- Tính cá thể hóa.
IV. Tổng kết, dặn dò và hướng dẫn học bài
- Xem lại ghi nhớ.
- Trả bài số 1.
V. Bổ sung, rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_khoi_12_tiet_1314_phong_cach_ngon_ngu_khoa_h.doc