Giáo án Ngữ văn: Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Trích Bàn về đạo Nho) - Nguyễn Khắc Viện

Giáo án Ngữ văn: Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Trích Bàn về đạo Nho) - Nguyễn Khắc Viện

I - tìm hiểu chung

1. Tác giả: SGK trang 287-288

2. Bố cục

 Chia làm 2 phần:

- Từ đầu đến trưởng thành: nêu những ưu điểm của Nho giáo.

- Còn lại: sự tu dưỡng của bản thân và những bài học rút ra từ đó.

II - đọc hiểu văn bản

1. Chủ đề

Đoạn trích tập trung thể hiện quá trình tu dưỡng, rèn luyện của bản thân của tác giả, cũng như gợi ý về con đường phấn đấu trở thành kẻ sĩ hiện đại của người trí thức Việt Nam nói chung luôn thấm nhuần đạo lí Nho gia - những người trí thức của một dân tộc vốn có truyền thống văn hóa riêng của mình. Qua đó tác giả cũng muốn gửi gắm đến người đọc về chính kiến và đạo lí của một kẻ sĩ trong bối cảnh xã hội có những thay đổi lớn lao. Chính nhan đề Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” đã thâu tóm chủ đề đoạn trích.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5450Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn: Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Trích Bàn về đạo Nho) - Nguyễn Khắc Viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con ®­êng trë thµnh kÎ sÜ hiÖn ®¹i
 (Trích Bàn về đạo Nho)
 - Nguyễn Khắc Viện -
I - t×m hiÓu chung
1. Tác giả: SGK trang 287-288
2. Bố cục
 Chia làm 2 phần: 
- Từ đầu đến trưởng thành: nêu những ưu điểm của Nho giáo.
- Còn lại: sự tu dưỡng của bản thân và những bài học rút ra từ đó.
II - ®äc hiÓu v¨n b¶n
1. Chủ đề
Đoạn trích tập trung thể hiện quá trình tu dưỡng, rèn luyện của bản thân của tác giả, cũng như gợi ý về con đường phấn đấu trở thành kẻ sĩ hiện đại của người trí thức Việt Nam nói chung luôn thấm nhuần đạo lí Nho gia - những người trí thức của một dân tộc vốn có truyền thống văn hóa riêng của mình. Qua đó tác giả cũng muốn gửi gắm đến người đọc về chính kiến và đạo lí của một kẻ sĩ trong bối cảnh xã hội có những thay đổi lớn lao. Chính nhan đề Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” đã thâu tóm chủ đề đoạn trích. 
2. Những ưu điểm của Nho giáo
- Nho giáo có cái gốc duy lí, không đối lập với khoa học (Cái gốc duy lí của đạo Nho không đối lập với khoa học, với học thuyết Mác). 
- Đặt vấn đề xử thế một cách rõ ràng và đầy đủ hơn nhiều học thuyết khác: Cơ sở nhân bản, lấy con người, lấy cuộc sống xã hội làm gốc, đúng vậy. Phân tích xã hội, để hiểu rõ lịch sử, xác định đường lối thì chủ nghĩa Mác hơn hẳn, nhưng Mác trong đạo lí không được nổi bật và cụ thể như trong Nho giáo. Có thể nói không có học thuyết chủ nghĩa nào đặt vấn đề “xử thế” rõ ràng và đầy đủ như vậy. 
- Rất quan tâm đến vấn đề tu thân và luôn đề cao trách nhiệm của con người đối với xã hội. Đặt con người trong mối quan hệ với người thân yêu và trong cộng đồng. Tác giả không đặt mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng ngang nhau mà khuyên con người ta phải yêu thương những con người trong gia đình mình trước rồi mới yêu đến người khác (Không cường điệu lên và yêu hết mọi người ngang nhau, mà phải yêu bố mẹ mình, vợ con mình đã rồi mới đến yêu người khác). 
- Trong hệ thống ứng xử của Nho giáo, tinh thần có mức độ (không cực đoan, thái quá) luôn hiện diện, luôn giữ được ý chí lập trường: không yêu hết thảy mọi người ngang nhau, lấy ân báo ân, trọng sự công bằng (Lấy ân báo ân nhưng cũng không đến mức lấy ân báo oán, mà báo oán thì lấy công bằng mà xử lí, nhận rõ điều gì là phi pháp, nhưng cũng không nhẫn tâm đến mức đi tố cáo bố mẹ với nhà chức trách. Vì cao hơn pháp luật là tình người, là lòng nhân). 
→ Những ưu điểm nói trên của Nho giáo xoay quanh vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân.
3. Sự tu dưỡng của bản thân và bài học kinh nghiệm
- Không thể thay đổi đạo lí, vì đạo lí là yếu tố cơ bản tạo nên nhân cách, làm cho con người sống ra con người, biết khép mình vào lễ nghĩa, thấu hiểu bản thân tri thiên mệnh, không vì giàu sang mà sa đoạ, không vì nghèo khó mà xa rời, không khuất phục trước uy quyền, giúp con người gắn nối với truyền thống
- Tác giả có một cái nhìn duy lí, thấu suốt vấn đề, có tinh thần tự chủ cao độ, không hề né tránh đối thoại với người chê trách mình, thẳng thắn thừa nhận mình có thay đổi chính kiến, không ngại ngần tuyên bố quan điểm có thể liêm minh chính trị với quỷ và liên minh chỉ nhất thời.
→ Cốt cách của một kẻ sĩ thấm nhuần đạo lí Nho gia kết hợp với tinh thần duy lí phương Tây.
- Đạo lí: làm sao duy trì đức nhân với những nội dung phong phú của nó theo lời Khổng Tử đã dạy. (làm người cho ra con người, nên người, thành người)
- Thầm nhuần truyền thống đạo lí Nho gia nhưng không thủ cựu mà biết rút tỉa tinh hoa từ nhiều học thuyết khác để tự xác lập một tư thế dấn thân hợp lí và có hiệu quả.
- Dám bày tỏ chủ kiến trên cơ sở phân tích một cách duy lí, khoa học các mặt ưu, nhược điểm của từng học thuyết. 
- Giữ thái độ độc lập với thế quyền, không đồng nhất con người chính trị với con người đạo lí
4. Văn phong của tác giả
- Lời văn trong sáng, giản dị và cứng cỏi - văn phong của một cây bút báo chí lão luyện.
- Sử dụng câu văn không có chủ ngữ: phá vỡ khoảng cách giữa người viết và người tiếp nhận

Tài liệu đính kèm:

  • docCon duong tro thanh ke si hien dai Nguyen Khac Vien.doc