Giáo án Ngữ văn: Chiều tối – Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn: Chiều tối – Hồ Chí Minh

I. Tiểu dẫn:

1. Tập thơ " Nhật kí trong tù":

- Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa thu 1942 - 1943 tại tỉnh Quảng Tây.

- Tập thơ gồm 134 bài bằng chữ Hán.

2. Bài " Chiều tối":

 - Là bài thơ thứ 31, được sáng tác mùa thu 1942 trên đường Bác đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

 - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

 - So sánh giữa nguyên tác và bản dịch:

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn: Chiều tối – Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIỀU TỐI – HỒ CHÍ MINH
I. Tiểu dẫn:
1. Tập thơ " Nhật kí trong tù":
- Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa thu 1942 - 1943 tại tỉnh Quảng Tây.
- Tập thơ gồm 134 bài bằng chữ Hán.
2. Bài " Chiều tối":
 	- Là bài thơ thứ 31, được sáng tác mùa thu 1942 trên đường Bác đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
 	- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
 	- So sánh giữa nguyên tác và bản dịch:
 	+ câu 1: dịch thơ khá chuẩn
 	+ câu 2: không dịch được ý chữ “cô” trong “cô vân”; dịch “mạn mạn” thành “trôi nhẹ” là chưa đúng
 	+ câu 3: dịch “thiếu nữ” thành “cô em” chưa thật chính xác; thừa chữ “tối” làm mất đi tính “ý tại ngôn ngoại” của văn bản thơ.
 	+ câu 4: dịch tương đối thoát ý
 	+ âm hưởng “ma bao túc – bao túc ma” và sức gợi tả của thủ pháp điệp vòng bị hạn chế rất nhiều trong bản dịch.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên
- Thời gian: chiều tối -> thời khắc cuối cùng của một ngày
- Cánh chim: hình ảnh tượng trưng, gắn liền với buổi chiều tà
 	Ca dao: “Chim bay về núi tối rồi”
 	Truyện Kiều: “Chim hôm thoi thót về rừng”
 	BHTQ: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”
- Chòm mây -> thi liệu quen thuộc
 	Thôi Hiệu: “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay”
 	Nguyễn Khuyến: “Tầng mây lơ lừng trời xanh ngắt”
-> không gợi sự vĩnh viễn hay mang cái mơ hồ của con người trước hư không mà là một chòm mây cô đơn đang trôi chầm chậm qua bầu trời
- Hình ảnh:
 + Cánh chim sau một ngày rong ruổi, trong giờ khắc của ngày tàn đang về rừng tìm nơi tổ ấm. Đây là cánh chim " mỏi"( cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật).
 + áng mây cô đơn, lẻ loi đang trôi chầm chậm giữa bầu trời cao rộng. Đây là chòm mây mang tâm trạng, có hồn người, cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ.
 - So sánh thiên nhiên và con người:
 + Tương đồng về hình thức: đều cô đơn, mệt mỏi, mong muốn tìm được tổ ấm.
 + Khác biệt về bản chất: thiên nhiên tự do còn con người mất tự do, đang bị áp giải.
 - So sánh 2 câu đầu với thơ Lý Bạch (PTL/82)
=> Hai câu thơ mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít mà gợi nhiều, chỉ hai nét phác họa mà gợi lên hồn cảnh vật. Qua đó, thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ. Bởi vì nếu không có ý chí và nghị lực, không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tù đày.
2. Hai câu thơ sau: Bức tranh đời sống
- Từ bức tranh thiên nhiên nhà thơ chuyển sang miêu tả bức tranh đời sống; từ mây, trời, chim muông bức tranh chuyển sang hình ảnh con người lao động. (so sánh với Qua đèo Ngang, PTL/84)
- Hình ảnh con người lao động trẻ trung ( thiếu nữ), nhịp điệu của cuộc sống lao động( xay ngô), đã đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người, con người ấy tuy vất vả mà tự do.
- Ba chữ “ma bao túc” ở cuối câu 3 được điệp vòng xuống câu 4 trong nguyên tác tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng vừa diễn tả vòng quay không dứt của cối xay ngô vừa thể hiện dòng luân chuyển của thời gian.
- Bài thơ quy tụ trong một điểm sáng rực rỡ đó là hình ảnh "lò than rực hồng". Chữ hồng là " nhãn tự" của bài thơ “ với một chữ hồng, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi mọi sự mỏi mệt, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn tả trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt cô em sau khi xay xong ngô tối. [] Nó bừng sáng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa” (Hoàng Trung Thông)
- Ý nghĩa:
 + Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày, mang lại niềm vui, sức mạnh, sưởi ấm lòng người tù.
 + Sự luân chuyển về thời gian: buổi chiều kết thúc, thời gian chuyển sang đêm tối nhưng là đêm tối ấm áp, bừng sáng.
 + Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.
 + Niềm tin, niềm lạc quan.
=> Vẻ đẹp trong tâm hồn người tù: lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

Tài liệu đính kèm:

  • docChieu toi.doc