Giáo án Ngữ văn bài 7: Thương vợ (Trần Tế Xương)

Giáo án Ngữ văn bài 7: Thương vợ (Trần Tế Xương)

BÀI 7: THƯƠNG VỢ

(Trần Tế Xương)

A. MỤC ĐÍCH GIẢNG DẠY:

- HS qua hình ảnh bà Tú, hiểu được tình cảm yêu thương, quý trọng, tri ân đối với vợ của Tú Xương.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng thành công lời ăn tiếng nói của dân gian

B. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

I. KIỂM TRA BÀI CŨ:

II. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:

III. NỘI DUNG :

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 13907Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn bài 7: Thương vợ (Trần Tế Xương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7: THƯƠNG VỢ
(Trần Tế Xương)
A. MỤC ĐÍCH GIẢNG DẠY:
- HS qua hình ảnh bà Tú, hiểu được tình cảm yêu thương, quý trọng, tri ân đối với vợ của Tú Xương.
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng thành công lời ăn tiếng nói của dân gian
B. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
II. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
III. NỘI DUNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK và trả lời câu hỏi : Nêu những nét ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của Trần Tế Xương? 
“Kìa ai chín suối xương không nát
Ắt hẳn nghìn thu tiếng vẫn còn”
 (Nguyễn Khuyến)
Có thể mượn 2 câu thơ của N.K để khái quát về sức sống bất tử của hồn thơ T.X
Câu hỏi: Câu thơ đầu tiên đã khái quát đầy đủ cuộc sống vất vả của bà Tú – những từ ngữ nào gợi lên một cuộc đời cơ cực?
Câu hỏi: Phân tích thái độ và tình cảm của Tú Xương ở câu thơ thứ 2?
- Tại sao nhà thơ không gộp chung lại : Nuôi đủ chồng con những sáu người mà tách 5 con/1 chồng?
Câu hỏi: Hình ảnh con cò trong ca dao đã trở thành biểu tượng cho thân phận của người phụ nữ.Tìm một vài câu ca dao có hình ảnh con cò?
- Hình ảnh ấy đã hóa thân vào trong thơ của Tú Xương như thế nào?
Câu hỏi: Hình ảnh buổi đò đông gợi lên suy nghĩ gì ở người đọc?
Câu hỏi: Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc thể hiện trong 2 câu thực?
Câu hỏi: Nếu ở hai câu đề và hai câu thực T.X đã nói lên một cách đầy xót thương và ân tình đối với nỗi nhọc nhằn của vợ thì ở hai câu luận lời tâm tình có tiếp tục là những chia sẻ của ông Tú hay không?
Câu hỏi: Ở hai câu thực nói đến nỗi vất vả của vợ TX dung chữ “thân”, ở đây nhà thơ lại gọi đó là “phận”. Chữ “phận” cho ta cảm nhận thêm gì về nỗi nhọc nhằn của bà Tú?
Câu hỏi: Tâm sự của bà Tú được bày tỏ trong 2 câu này như thế nào? Qua đó anh (chị) cảm nhận như thế nào về phẩm chất của người phụ nữ VN?
Câu hỏi: Bài thơ khép lại bằng tiếng chửi chua cay. Đây là tiếng chửi của ai? Chửi ai và chửi cái gì?
Câu hỏi: Thái độ của Trần Tế Xương thông qua hai câu kết?
Câu hỏi: Nội dung chính của bài thơ “Thương vợ” là gì? Nội dung đó được biểu hiện qua yêu tố nghệ thuật chủ yếu nào?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. TÁC GIẢ:
- Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, người làng Vị Xuyên – huyện Mỹ Lộc – tỉnh Nam Định
- Ông giỏi thơ Nôm, tính tình phóng khoáng, không chịu gò mình vào khuôn khổ trường thi nên thi 8 lần mà chỉ đỗ Tú tài ( Ông đi thi từ năm 17 tuổi – 1886 đến lần thứ 4 – 1894 mới đỗ tú tài. Trải qua 4 khoa thi nữa tới năm 1906 TX cũng không vượt qua khỏi danh vị tú tài)
- Suốt đời Tú Xương sống trong bi kịch của cảnh thi rớt và nghèo khó - Tác phẩm:
+ Khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm và một số bài văn tế, phú, câu đối.
+ Sáng tác của TX gồm 2 mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời. 
( Sinh ra và lớn lên trong buổi thực dân xâm lược, Hán học suy tàn, thân phận nhà nho thấm thía nỗi nhục của người dân mất nước nói chung và người trí thức nói riêng. Sáng tác của TX giàu chất hiện thực, có thể xem tác phẩm của ông là những thiên phóng sự sắc sảo về cái dòng chảy của cuộc sống Tây Tàu nhố nhăng đương thời. Tiếng cười trào phúng sắc nhói của ông cất lên từ đầu TK XX mà cứ thế vang vọng suốt TK và hẳn còn đến muôn đời sau.
Là một nhà thơ trào phúng xuất sắc, nhưng xem ra cái phần đằm thắm sâu lắng nhất của một tấm lòng lại thuộc về một số bài thơ trữ tình mặn xót như Áo bông che bạn, Sông Lấp và tiêu biểu là Thương vợ)
2. THỂ LOẠI VÀ ĐỀ TÀI:
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Đề tài : Thơ xưa viết về vợ rất ít, viết về người vợ khi đang còn sống càng hiếm hoi hơn. “Thương vợ” của Trần Tế Xương là một trường hợp đặc biệt.
Bà Tú tên thật là Phạm Thị Mẫn, vốn quê Hải Dương nhưng sinh ra ở Nam Định. Suốt đời đèn sách, suốt đời hỏng thi, ông Tú chỉ cậy vào bà Tú đỡ đần. Một đời tài hoa, 1 đời lận đận, cũng chỉ có một mình bà Tú sẻ chia. Vinh không một lần mang lại, nhục thì liên tiếp chất chồng, trước sau ông Tú cũng chỉ có 1 mình bà Tú. Bà Tú là cái được lớn nhất và duy nhất của 1 người chồng suốt đời thua thiệt. Bà Tú cũng là nỗi day dứt lớn nhất của người chồng công danh dang dở, sự nghiệp hẩm hiu, bị đời biến thành một kẻ vô tích sự. Bước ra khỏi ngõ thấy thế sự đảo điên, ngông ngạo với đời mà không vơi uất hận, lui về gia đình trông cảnh nhà nheo nhóc, vợ tần tảo lam làm mà tủi hổ xót xa. Thương vợ, giận đời và cả giận thân, ông Tú mài mực bằng giọt lệ âm thầm mà viết về người đàn bà chỉ vì gắn bó duyên nợ với mình nên nhọc nhằn cơ khổ một đời. Tình yêu thương chân thành của người chồng tài hoa đã khiến TX tạc lên một hình tượng bất hủ trong thi ca VN: Hình tượng người vợ
“Tiền bạc phó cho con mụ kiếm
Ngựa xe chẳng có lúc nào ngơi”
“Sách đèn phó mặc đàn con trẻ
Thưng đấu nhờ trông một mẹ mày”)
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN:
Hai câu đề:
(Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo. Không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị. Ở những gia đình như thế người chồng thì miệt mài đèn sách, người vợ tần tảo nuôi sống gia đình với hi vọng một ngày chồng đỗ đạt. Nhưng trong hoàn cảnh đất Vị Xuyên đô thị hóa, xã hội nhốn nháo thì cuộc mưu sinh của bà Tú không phải là bươn chải nhất thời để chờ chồng thành danh mà đó là cuộc bươn chải không có kết thúc. Chỉ với hai câu đề, hình ảnh bà Tú đã hiện lên như chân dung của một cuộc đời, một duyên phận)
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
- Giới thiệu hoàn cảnh lao động của bà Tú:
+ Thời gian: “quanh năm” (Thành ngữ “Quanh năm suốt tháng”) -> (Hai chữ “Quanh năm” không chỉ là độ dài thời lượng mà gợi ra cái vòng vô kì hạn của thời gian)Thời gian lao động hết ngày này qua ngày khác, hết năm này qua năm khác trong sự nhọc nhằn, vất vả, bươn chải
+ Công việc: Buôn bán -> Phức tạp.
+ Địa điểm: “mom sông” _ là “nơi cheo leo, chênh vênh, dễ sụt và dễ té” (X.Diệu). (Hai chữ “mom sông” chỉ một địa điểm cụ thể mà như có sóng cồn gió nổi, không ổn không yên trong cuộc mưu sinh hàng ngày của bà Tú)
=> Câu thơ đầu hiện lên hình ảnh một người phụ nữ tần tảo, lam lũ. 
(Câu thơ thứ 2 vừa phơi bày cái gánh nặng cơm áo vừa như giải thích cái lí do khiến người vợ hiền thảo phải chường mặt ra với đời)
- “Nuôi đủ”: chữ “đủ” ở đây sóng sánh nhiều lớp nghĩa: đủ đầy, đủ thứ, đủ cả -> nụ cười hóm hỉnh pha chút giễu cợt ngậm ngùi, bộc lộ tấm lòng tri ân sâu sắc của T.X
- “Năm con”/ “một chồng”: nhà thơ đã tách bạch rạch ròi tính công vợ nuôi con riêng và nuôi chồng riêng _ tự coi mình là một thứ con đặc biệt để vợ phải nuôi riêng.
=> (Nhà thơ từng quắc mắt khinh đời, cười ngạo nghễ trước thế sự đảo điên, lại không ngần ngại coi mình cũng là một nhân tố bé nhỏ được bà Tú chăm nuôi) Tư tưởng nhân văn tiến bộ và cảm động của T.T.X: Nhận ra mình là một gánh nặng trên đôi vai tần tảo khuya sớm của vợ.
Hai câu thực:
(Lòng xót thương khôn nguôi khiến TX cứ triền miên trong những cảm nhận buốt nhói về thân phận bà Tú)
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
- Hình ảnh ẩn dụ “con cò” trong ca dao đã trở thành “thân cò” trong thơ T.X -> Đó là sự sáng tạo từ ngữ gợi lên những thân phận, những cuộc đời đau khổ tội nghiệp của người phụ nữ (sức khái quát cao hơn hình ảnh “con cò”).
- “Lặn lội” đứng ở đầu câu kết hợp với cảm giác heo hút rợn ngợp gợi lên từ hai từ “quãng vắng” -> ý thơ xoáy sâu vào sự cực khổ, đơn chiếc của bà Tú trên con đường mưu sinh, không sự gánh vác, sẻ chia từ người chồng.
- “Eo sèo”: tính chất vất vả, phức tạp của công việc buôn bán
- “Buổi đò đông”: vất vả, liều lĩnh, bất chấp tính mạng vì chồng, vì con (“Con ơi nhớ lấy câu này – Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua” _ Ca dao)
=> Nhờ những phương tiện biểu hiện của VHDG nên ở một phương diện nào đó hình ảnh bà Tú trong hai câu thực tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ VN tần tảo, đảm đang.
(Trong những câu thơ ấy, ta như thấy cả tiếng uất nghẹn của 1 người chồng nhìn thấy nỗi cơ cực của vợ mà không thể chia sẻ đỡ đần)
3. Hai câu luận:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
 Năm nắng mười mưa há quản công”
TX nhập thân vào nhân vật bà Tú, nói hộ bà những suy nghĩ độc thoại để làm nổi bật phẩm chất đáng quí của người phụ nữ này.
- “Một duyên/hai nợ”: Tách “duyên/nợ” ra làm hai, duyên thì ít mà nợ thì nhiều.
- “Phận”: Ở 2 câu thực mới chỉ nói là “thân” thì đến đây nhà thơ gọi thẳng ra là “phận”, nỗi vất vả không chỉ là thân xác mà là nỗi vất vả của cả một số phận, một kiếp người nên vì thế nặng nề hơn, cay cực hơn 
- “âu đành phận” : Không than thân trách phận, không phiền lòng phẫn chí, lặng lẽ an phận, ráng sức lo toan.
- “Năm nắng mười mưa há quản công”: Thành ngữ “Năm nắng mười mưa” khiến câu thơ như một tiếng thở dài, nhưng là tiếng thở dài lạ lùng của sự mãn nguyện: sẵn sàng vì chồng vì con mà nhận nỗi vất vả về mình _ đó cũng là bản chất tốt đẹp của người phụ nữ VN.
=> Hiện lên trong hai câu thơ là hình ảnh một người phụ nữ VN truyền thống: âm thầm, nhẫn nại xem việc “thờ chồng nuôi con” là một bổn phận.
Hai câu kết:
(Hai câu kết là tiếng nói bi phẫn không kiềm chế được của tấm lòng một người chồng, càng thương vợ bao nhiêu càng giận đời bấy nhiêu)
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
 Có chồng hờ hững cũng như không”
- Nhà thơ tự chửi mình: Tội làm chồng mà “ăn ở bạc”, “hờ hững” trước gánh nặng mưu sinh của vợ => Nhận ra mình là một gánh nặng đè lên số phận nhọc nhằn của bà Tú (Một nhà nho xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, mang nặng tư tưởng phong kiến lại biết tự sỉ vả, tự lên án mình trước một người vợ xem việc thờ chồng nuôi con là 1 bổn phận _ Đó là một thái độ đẹp, có nhân cách – Tiếng chửi là biểu hiện của một tấm lòng thương vợ sâu thẳm, mênh mông của T.X)
- Chửi thói đời đen bạc, bất công khiến bà Tú dẫu tần tảo, đảm đang mà vẫn nghèo khó quanh năm suốt tháng.
- Chửi những chế định PK khắt khe lạc hậu khiến một ông Tú như ông không thể hạ mình xắn tay lặn lội lo cơm áo với vợ
=> Hai câu kết nhà thơ đã mở rộng từ tình thương vợ, thái độ đối với vợ sang thái độ đối với XHPK – đó là ý nghĩa XH sâu sắc của tác phẩm.(Đằng sau tiếng chửi mình, chửi đời, chửi xã hội ấy là những giọt nước mắt của nỗi đau, của tâm trạng phẫn uất, của bi kịch TX bật ra câu chữ. Đó còn là bi kịch của cả một thế hệ trí thức chứng kiến cảnh xã hội đảo điên biến mình thành kẻ vô tích sự)
GHI NHỚ:
- Nội dung: Bài thơ để lại trong lòng người đọc niềm cảm động và kính phục trước hình ảnh một người phụ nữ VN tần tảo, đảm đang, giàu đức hi sinh. Đồng thời thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với tâm tình của một nhà nho tài hoa nhưng lỡ vận, giàu ân tình.
- TP gắn liền chất trữ tình đặc sắc và nụ cười hóm hỉnh với cội nguồn cảm hứng và ngôn ngữ dân gian.

Tài liệu đính kèm:

  • docThuong vo(1).doc