Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến Tuần 17

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến Tuần 17

I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/ Kiến thức:- Giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

2/ Kĩ năng: Giúp học sinh biết cảm nhận văn bản hồi ức qua cách đọc diễn cảm.

3/ Thái độ: Trân trọng những kỉ niệm của chính bản thân trong những kỉ niệm đầu tiên ờ buổi tựu trường.

II – CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên :PP: Gợi tìm,vấn đáp, thuyết trình

 PTDH: Bảng phụ, thông tin về nhà văn Thanh Tịnh

2/ Học sinh: Sọan bài theo câu hỏi trong SGK, một số hình ảnh, bài hát về ngày tựu trường

 

doc 120 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	Ngày soạn:	
TIẾT 1 	Ngày dạy:
Baì 1	 
Văn bản 	 TÔI ĐI HỌC
Thanh Tịnh
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1/ Kiến thức:- Giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời
 	 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2/ Kĩ năng: Giúp học sinh biết cảm nhận văn bản hồi ức qua cách đọc diễn cảm.
3/ Thái độ: Trân trọng những kỉ niệm của chính bản thân trong những kỉ niệm đầu tiên ờ buổi tựu trường.
II – CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên :PP: Gợi tìm,vấn đáp, thuyết trình
 PTDH: Bảng phụ, thông tin về nhà văn Thanh Tịnh
2/ Học sinh: Sọan bài theo câu hỏi trong SGK, một số hình ảnh, bài hát về ngày tựu trường
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
1. Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2. Kiểm tra bài:
 Kiểm tra tập vở, sách giáo khoa và bút, viết của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu
bài mới bằng cách cho học sinh nhắc lại những kỉ niệm của ngày đầu đi học của chính bản thân mình,
từ đó dẫn dắt học sinh tìm hiểu vào bài qua việc tìm hiểu về tác giả
Gọi HS đọc chú thích
GV cho học sinh nắm đôi nét chính về tác giả; GV cung cấp một số thông tin thêm về tác giả
Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc văn bản, tìm bố cục
- Hướng dẫn đọc: Văn bản Tôi đi học diễn tả cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường. Vì thế khi đọc các em phải thể hiện được nỗi niềm bâng khuâng, cùng những rung động nhẹ nhàng, trong sáng như cùng tác giả trở về ngày đầu tiên đi học.
- Giáo viên gọi 2 HS đọc văn bản.
? Từ nội dung của văn bản hãy chia bố cục của văn bản.Giáo viên nhận xét học sinh trả lời, cho HS quan sát nội dung bố cục trên bảng phụ để bổ sung
Họat động 3: Tìm hiểu nội dung văn bản
? Những gì đã gợi lên trong nhân vật tôi kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?
GV gọi HS khác nhận xét,bổ sung GV chốt lại nội dung cho học sinh nắm
? Nhận xét về trình tự được nhà văn nhắc lại những kỉ niệm
GV tổng kết lại phần học sinh trả lời.
4/ Củng cố:
Cảm nhận đươc những kỉ niệm của nhà văn
5/ Dặn dò:
-Nắm nội dung đã học
-Hồi tưởng lại kỉ niệm của chính bản thân
-Chuẩn bị nội dung tiết 2 theo câu hỏi 2,3,4,5 trong SGK
- Lớp trưởng báo cáo
- Trình bày lên bảng
Khoảng 2 học sinh kể lại những kỉ niệm
- Đọc chú thích SGK
-Rút ra những ý chính về tác giả
HS tự chia: Chia làm 5 đọan
Đọan 1:Từ đầu.rộn rã
Đọan 2:Tiếp.trên ngọn núi
Đọan 3: Tiếp.trong các lớp
Đọan 4: Tiếp.nào hết
Đọan 5 : Còn lại
-Tìm những chi tiết nêu nguyên nhân
Nhận xét,bổ sung thêm. Nghe,ghi chép
-Lần lượt đưa ra những kỉ niệm của nhà văn theo trình tự từ nhà đến trường và khi vào bàn học.
VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC
I / TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Tác giả:SGK-8
2/Tác phẩm:SGK -8 
II/ ĐỌC-TÌM HIỂU BỐ CỤCVĂN BẢN
1/Đọc:SGK
2/Bố cục:(HS tự ghi chép)
III/ TÌM HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN
1/ Những kỉ niệm của nhà văn:
- Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng: trời đất vào cuối thu,mấy em nhỏ núp dưới nón mẹ
- Tâm trạng ,cảm giác của nhân vật tôi: + Khi cùng mẹ đến trường
 +Khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng,khi nhìn mọi người,các bạn, lúc nhge gọi tên mình và phải rời bàn tay mẹ để vào lớp
 +Khi ngồi vào chỗ của mình và đón giờ học đầu tiên
IV - RÚT KINH NHGIỆM:
TUẦN 1	Ngày soạn:	
TIẾT 2 	Ngày dạy:
Bài 1	 
Văn bản 	 TÔI ĐI HỌC
Thanh Tịnh
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1/ Kiến thức:- Giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời
 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2/ Kĩ năng: - Giúp học sinh biết cảm nhận văn bản hồi ức qua cách đọc diễn cảm.
3/ Thái độ: Trân trọng những kỉ niệm của chính bản thân trong những kỉ niệm đầu tiên ờ buổi tựu trường.
II – CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên :PP: Gợi tìm,vấn đáp, thuyết trình
 	 PTDH: Bảng phụ, thông tin về nhà văn Thanh Tịnh
2/ Học sinh: Sọan bài theo câu hỏi trong SGK, một số hình ảnh, bài hát về ngày tựu trường
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
1/ Ổn định lớp: KDSS
2/ KTBC:
HS1:Những kỉ niệm nào đã gợi lên trong tâm trí nhà văn trong buổi tựu trường?
GV nhận xét, cho điểm
3/ Dạy bài mới:
?Tìm những hình ảnh chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp,cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đi trên con đường tới tường.
GV thuyết trình cho HS nắm được ý nghiã
?Tìm những hình ảnh chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp,cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi lúc ở sân trường
GV chốt lại những nội dung HS trả lời
Em có cảm nhận gì về thái độ của người lớn đối với thế hệ tương lai của mình.
Liên hệ thực tế
?Tìm những hình ảnh chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong lớp học
GV Liên hệ thực tế cho HS thấy được những cảm giác đó
Nhận xét về đặc sác nghệ thuật?
GV gợi ý :bố cục, phương thức biểu đạt
4/ Củng cố :GV tổng kết lại bài qua phần ghi nhớ
Cho một số học sinh trình bày các bài hát đã chuẩn bị
5/ Dặn dò:
 Học những nội dung đã tìm hiểu,ghi nhớ
 Làm bài phần luyện tập: câu 1,2
 Chuẩn bị:Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ(sọan theo câu hỏi trong SGK)
-Trả lời
-Nhận xét,bổ sung
Trình bày nhưng chi tiết
Nhận xét chung về nhân vật 
Trình bày nhưng chi tiết
Nghe ghi chép
Nhận xét về tình cảm của:mẹ,thầy giáo,ông đốc
Liên hệ với thưc tế
Liên hệ với thưc tế
Nêu những cảm giác của nhân vật
Nhận xét vềbố cục, phương thức biểu đạt
Trình bày
Đọc nội dung ghi nhô
2/ Tâm trạng của nhân vật tôi
+ Trên đường đến trường
- Con đường, cảnh vật chung quanh vốn rất quen thuộc nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với quần áo và mấy quyển vở trên tay
- Muốn thử sức mình khi xin mẹ được cầm bút thước như các bạn khác
Þ Ham học, yêu bạn bè và mái trường quê hương
+ Lúc ở sân trường
- Sân trường dày đặc cả người, ai cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi sáng sủa
- Ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm, cảm thấy mình như bước vào một thế giới khác va cách xa mẹ hơn
- Cảm nhận được trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai
+ Trong lớp học
- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh
- Vừa ngỡ ngàng mà vừa tự tin, nhân vật “tôi” nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên.
3/ Đặc sắc nghệ thuật:
+ Bố cục theo dòng hồi tưởng,cảm nghĩ của nhân vật theo trình tự thời gian.
-Kết hợp hài hòa giữa kể,miêu tả vời bộc lộ cảm xúc,tâm trạng.
=>Tạo nên chất trữ tình của tác phẩm
+ Nghệ thuật so sánh:ở các thời điểm khác nhau giùp truyện thêm man mác chất trữ tình trong trẻo.
III/ Tổng kết:
 Ghi nhớ: SGK-9
IV/ Luyện tập: Về nhà
IV - RÚT KINH NHGIỆM:
TUẦN 1	Ngày dạy: 
TIẾT 3	 Ngày sọan:
Tiếng Việt	 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Giúp HS hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
2/ Kĩ năng: Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
3/ Thái độ: Biết cách sử dụng khi viết
II – CHUẨN BỊ
1/ GV: ĐDDH - Bảng phụ
 PP: Gợi tìm, vấn đáp
2/ HS: Sọan theo câu hỏi trong SGK
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
1. Ổn định lớpKDSS
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS
3. Giới thiệu bài mới
Họat động 1: Cho HS quan sát sơ đồ trên bảng phụ
1. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá. Vì sao?
2. Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu?
- Tương tự với từ chim, cá
GV nhận xét chốt lại, lấy VD dẫn chứng VD: hoa à hoa hồng à hoa hồng đỏ.HD HS lấy VD
3. Một từ được coi là có nghĩa rộng khi nào?
4. Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi nào?
5. Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? Vì sao, cho ví dụ?
GV chốt lại cho HS nắm nội dung
Aùp dụng cho HS làm BT1
- HD HS làm bài tập theo mẫu sơ đồ trong bài học
- Gọi HS đọc Ghi nhớ
Họat động 2:HD luyện tập
Gọi 3 HS lên bảng làm BT 2,3,4,
Gọi HS nhận xét
GV sửa chữa
Gọi một HS khá làm BT 5
GV nhận xét
4. Củng cố:Hiểu đươc mối quan hệ về cấp độ khái quát của từ ngữ
5. Dặn dò:
- Học thuộc Ghi nhớ
- Đọc trước bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Sọan theo câu hỏi trong SGK
Quan sát sô đồ trên bảng phụ
Trả lời
Nhận xét
Ghi chép
Aùp dụng lấy VD
Rút ra được kết luận,trả lời các câu hỏi
Aùp dụng cho HS làm BT1
- HS làm bài tập theo mẫu sơ đồ trong bài học
Đọc Ghi nhớ
3 HS lên bảng
Nhận xét
Trả lời BT 5
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ NGƯõ
I – TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG, TỪ NGỮ NGHĨA HẸP
Vẽ sơ đồ SGK trang 10
a/ Rộng hơn vì nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của từ thú, chim, cá
b/ Rộng hơn vì thú(chim, cá) không chỉ có voi, hươu(tu hú,sáo;cá rô, cá trê) mà còn nhiều loại khác.
c/ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này nhưng lại có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
v Ghi nhớ
SGK 10
II – LUYỆN TẬP
BT 2:a/Chất đốt c/thức ăn
 b/Nghệ thuật d/nhìn
 e/đánh 
 BT3: HS tự làm
 BT4: a/thuốc lào c/bút điện
 b/thủ quỹ d/hoa tai
 BT5: khóc: sụt sùi,nức nở
IV - RÚT KINH NHGIỆM:
Tuần 1	Ngày sọan: 
Tiết 4	Ngày dạy:
Tập làm văn	 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN	
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Giúp HS nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản
2/ Kĩ năng: Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, lựa chọn, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình
3/ Thái độ: Xác định đươc chu ...  xét bổ sung
- Tìm những chi tiết nói về sự có mặt của ông đồ trong thời đắc ý
Đối chiếu nội dung 2 khổ 1-2 và 3-4
Tìm ra những chi tiết nói về hình ảnh ông đồ thời tàn
Tìm những câu thơ nói về tấm lòng hòai cổ của nhà thơ
Tìm hiểu nghệ thuật của bài thơ 
Đọc, nắm nội dung phần ghi nhớ
 Văn bản: ÔNG ĐỒ
I/ Đọc. Tìm hiểu chung 
 1/ Tác giả (SGK- 9)
 2/ Tác phẩm: (SGK- 9)
 3/ Chú thích: (SGK- 9)
 4/ Bố cục: chia làm 3 phần
Phần 1: 2 khổ thơ đầu(hình ảnh ông đồ thời đắc ý)
Phần 2: 2 khổ thơ tiếp (hình ảnh ông đồ thời tàn)
Phần 3: khổ cuối (tâm tư của nhà thơ)
II/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Hình ảnh ông đồ:
a/ Hình ảnh ông đồ thời đắc ý:
- Mỗi năn Tết đến,hoa đào nở, lại thấy ông đồ cùng mực tàu,giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại.
- Hình ảnh đó rất thân quen như không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến
- Oâng viết câu đối đỏ, tức là cung cấp một thứ hàng hóa mà mỗi gia đình cần sắm trong mỗi dịp Tết về lúc này ông rất “đắt hàng”: bao nhiêu người thuê viết
- Người ta tìm đến ông còn để thưởng thức cái tài viết chữ đẹp của ông: (khổ thứ 2)
=> Lúc này ông là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng mà mọi người ngưỡng mộ.
b/ Hình ảnh ông đồ thời tàn:
- Hai khổ thơ tiếp vẫn nổi bật ông đồ nhưng tất cả đã khác xưa, cảnh tượng vắng vẻ tới thê lương: 
 Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
- Nỗi buồn lan tỏa sang cả những vật vô tri,vô giác:
 Giấy đỏ buồn không thắm;
 Mực đọng trong nghiên sầu
- Oâng đồ vẫn muốn có mặt với cuộc đời, nhưng cuộc đời thì đã quên hẳn ông. Trời đất cũng ảm đạm,lạnh lẽo như chính lòng ông:
 Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài giời mưa bụi bay.
Câu thơ mượn cảnh ngụ tình
2/ Tâm tư của tác giả qua bài thơ
 Năm nay đào lại nở
 Không thấy ông đồ xưa
- Nỗi niềm tiếc thương khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng “ông đồ xưa”
- Từ sự vắng bóng ông đồ khi Tết đến, nhà thơ bâng khuâng, xót xa khi nghĩ tới:
 Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?
 Câu hỏi không có phần trả lời như gieo vào lòng người đọc những cảm thương tiếc nuối không dứt
 Qua đó ta thấy đựơc niềm cảm thương chân thành với tình cảnh những ông đồ đang tàn tạtrước sự đổi thay của cuộc đời; đồng thời đó cũng là niềm nhớ nhung luyến tiếv những cảnh cũ người xưa đã vắng bóng. Đó chính là niềm hòai cổ rất nhân đạo và đáng trân trọng
3/ Nghệ thuật của bài thơ:
- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao
- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ, có nghệ thuật.
- Ngôn ngữ bài thơ rất trong sáng, bình dị,đồng thời hàm súc. 
III/ Tổng kết:
 ( Ghi nhớ : SGK – 10)
IV - RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 17	Ngày soạn: 4/12/2008
Tiết 67	Ngày dạy: 11/12/2008
 Văn bản : HỌAT ĐỘNG NGỮ VĂN: TẬP LÀM THƠ BẢY CHỮ
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Hiểu đúng luật thơ 7 chữ
2/ Kĩ năng: Tự làm được bài thơ 7 chữ theo đúng luật 
 3/ Thái độ: Biết được luật thơ và ý thức tìm hiểu luật theo đúng quy định 
II – CHUẨN BỊ
1/ GV ĐDDH : Bảng phụ
 PP : Gợi tìm,vấn đáp, nêu vấn đề .
2/ HS: Sọan theo các câu hỏi hướng dẫn trong SGK
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
1. Ổn định lớp: KDSS
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 1: Nhận diện luật thơ
Bước 1: Chỉ ra vị trí ngắt nhịp, vần và luật bằng trắc.(GV treo bảng phụ)
Gọi HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK GV có thể gọi HS đọc bài thơ mà mình sưu tầm và chỉ ra chỗ ngắt nhịp,gieo vần và quy luật bằng trắc
GV tổng kết về luật thơ 7 chữ
Bước 2: Chỉ ra chỗ luật sai
Gọi HS chỉ ra chỗ sai.
GV nhận xét 
 4/ Củng cố: 
Nắm được luật để làm thơ theo luật bằng trắc vừa tìm hiểu
5/ Dặn dò:
Tiếp tục theo luật thơ sáng tác cho mình một bài thơ hòan chỉnh
BCSS
Trình bày phần chuẩn bị
Theo dõi trên bảng phụ và trả lời các câu hỏi trong SGK
Nghe và ghi chép
Chỉ ra chỗ sai trong đọan văn trong phần b
Họat độ ng ngữ văn : 
 TẬP LÀM THƠ BẢY CHỮ
1/ Nhận diện luật thơ
a/ - Câu thơ có 7 chữ.
- Ngắt nhíp có thể là 3/4 hoặc 4/3 nhưng chủ yếu là 4/3
- Vần có thể là băng trắc nhưng chủ yếu là vần băng, vị trí gieo vần là tiếng cuối của câu 2 và 4, có khi cả tiếng cuối cùa câu 1.
- Luật bằng trắc theo 2 mô hình sau:
 +Mô hình 1	
B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
+ Mô hình 2 
T T B B T T B
B B T T T B B
B B T T B T T
T T B B T B B
b/ Chỗ sai luật:
- “Ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, gây đọc sai nhịp .
- “ánh xanh lè” chép thành “anh xanh xanh” nên sai vần
IV - RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 17	Ngày soạn: 4/12/2008
Tiết 68	Ngày dạy: 11/12/2008
 Văn bản : HỌAT ĐỘNG NGỮ VĂN: TẬP LÀM THƠ BẢY CHỮ
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức: Hiểu đúng luật thơ 7 chữ
2/ Kĩ năng: Tự làm được bài thơ 7 chữ theo đúng luật 
 3/ Thái độ: Biết được luật thơ và ý thức tìm hiểu luật theo đúng quy định 
II – CHUẨN BỊ
1/ GV ĐDDH : Bảng phụ
 PP : Gợi tìm,vấn đáp, nêu vấn đề .
2/ HS: Sọan theo các câu hỏi hướng dẫn trong SGK
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
1. Ổn định lớp: KDSS
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
3. Giới thiệu bài mới:
Họat động 1: tập làm thơ bảy chữ
Bước 1: Làm tiếp bài thơ dở dang
GV cho 2 HS viết 2 câu thơ của mình lên bảng dựa theo phần luật HD HS nhận xét
Họat động 2: HS đọc thơ 7 chữ tự làm ở nhà
Gọi HS đọc bài làm ở nhà, cho HS khác nhận xét. GV củng cố, sửa chữa lại
4/ Củng cố: 
Nắm được luật để làm thơ theo luật bằng trắc vừa tìm hiểu
5/ Dặn dò:
Tiếp tục theo luật thơ sáng tác cho mình một bài thơ hòan chỉnh
BCSS
Trình bày phần chuẩn bị
Theo dõi trên bảng phụ và trả lời các câu hỏi trong SGK
Nghe và ghi chép
Chỉ ra chỗ sai trong đọan văn trong phần a, b
Viết tiếp và nhận xét
Đọc bài đã chuẩn bị ở nhà
Nhận xét bài của bạn
Họat độ ng ngữ văn : 
 TẬP LÀM THƠ BẢY CHỮ
2/ Tập làm thơ:
a/ 
Chứa ai chẳng chứa chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng
b/Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
Thỏang hương gió chíngió đồng quê
3/ Học sinh tự làm
(Đọc – ghi chép những bài thơ hay, đúng luật)
IV - RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần19 Ngày sọan: 20/12/2008 
Tiết 71 Ngày dạy: 22/12/2008
	TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1/Kiến thức: Oân lại và củng cố kiến thức về phần tiếng Việt trong học kì 1
 2/Kĩ năng Vận dụng trong cách sử dụng câu khi xây dựng văn bản
 3/ Thái độ: Qua bài kiểm tra HS thấy được hạn chế về kiến thức của chính mình và điều chỉnh lại cách học.
II – CHUẨN BỊ
 1/GV: Bài chấm
 2/HS: Oân lại phần kiểm tra chưa hòan chỉnh của mình
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
1. Ổn định lớp: KDSS
2.Kiểm tra bài cũ: 
 Hệ thống lại phần kiến thức đã kiểm tra
3. Vào bài:
 Họat động 1: HS tái hiện lại đề bài KT TV
 GV đọc lại đề bài phần trace nghiệm , đưa ra những đáp án
 G/v ghi đề tự luận lên bảng.
 Cho HS thảo luận. GV đưa ra yêu cầu khi làm phần tự luận 
 GV nhận xét chung về bài KT TV
-Ưu điểm:
 Một số bài viết hiểu được yêu cầu của đề bài. Trình bày sạch đẹp.
- Khuyết điểm:
 Chữ viết của một số em còn xấu, sai chính tả, trình bày cẩu thả
Một số em còn chưa xây doing được các đoạn văn theo yêu cầu Cách trình bày các câu, các đọan còn lộn xộn. Chưa phân tích được các thành phần trong câu
Chưa cố gắng.Chưa hiểu yêu cầu đề bài.
 GV phát bài cho HS tự rút ra kết luận về bài viết của mình
 GV vào điểm.Thống kê điểm
đề.
4/Củng cố: Rút ra mặt làm những được và hạn chế cần khắc phục
 5. Dặn dò: Chuẩn bị Trả bài kiểm tra học kì
BCSS
Trinh bày phần chuẩn bị
-Đọc lại đề
Tái hiện lại đề bài và tìm ra đáp án đúng
Thảo luận
Ghi chép nhanh hạn chế để rút ra bài học cho bản thân
1/ Đề bài: ( tiết 60 tuần 15)
 2/ Đáp án: ( tiết 60 tuần 15)
IV - RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần19 Ngày sọan: 22/12/2008 
Tiết 72 Ngày dạy: 23/12/2008
	TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1/Kiến thức: Oân lại và củng cố kiến thức học kì 1
 2/Kĩ năng Vận dụng nội dung đã học vào bài kiểm tra
 3/ Thái độ: Qua bài kiểm tra HS thấy được hạn chế về kiến thức của chính mình và điều chỉnh lại cách học.
II – CHUẨN BỊ
 1/GV: Bài chấm, bảng phụ.
 2/HS: Oân lại phần kiểm tra chưa hòan chỉnh của mình
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
1. Ổn định lớp: KDSS
2.Kiểm tra bài cũ: 
 Hệ thống lại phần kiến thức đã kiểm tra
3. Vào bài:
 Họat động 1: HS tái hiện lại đề bài KT TV phần 1
 GV đọc lại đề bài. G/v ghi đề lên bảng.(đề chẵn,lẻ)
 Cho HS thảo luận. GV đưa ra đáp án
 Hoạt động 2: HS tái hiện lại đề bài KT TV phần 2(phần tập làm văn)
 GV ghi đề(chẵn lẻ) 
 GV cho HS lập dàn ý cho từng đề bài
( chia cho từng HS theo các đề đã làm trong bài KT). GV treo bảng phụ các đáp án
-Ưu điểm:
 Một số bài viết hiểu được yêu cầu của đề bài. Trình bày sạch đẹp.
- Khuyết điểm:
 Chữ viết của một số em còn xấu, sai chính tả, trình bày cẩu thả
Một số em còn chưa thuyết minh các đề chưa đúng cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng Cách trình bày các câu, các đọan còn lộn xộn. Chưa cố gắng.Chưa hiểu yêu cầu đề bài.
 GV phát bài cho HS tự rút ra kết luận về bài viết của mình
 Gọi 2 HS thuộc 2 đề khác nhau có bài viết hay đọc trước lớp. GV nhận xét
 GV vào điểm.Thống kê điểm
 4/Củng cố: Rút ra mặt làm những được và hạn chế cần khắc phục
 5. Dặn dò: Chuẩn bị Nhớ rừng
Theo câu hòi HD trong SGK
BCSS
-Đọc lại đề
Tái hiện lại đề bài và tìm ra đáp án đúng
Lập dàn ý
So sánh bảng phụ
2 HS đọc bài trước lớp
Ghi chép nhanh hạn chế để rút ra bài học cho bản thân
1/ Đề bài: ( tiết 69,70 tuần 18)
 2/ Đáp án: ( tiết 69,70 tuần 18)
IV - RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 8tron bo.doc