Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
* Mục đích yêu cầu: Cho HS hiểu được:
+ Hiện thực đời sống của nhân dân miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến
+ Tư tưởng nhân đạo đặc sắc của tác phẩm .
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Tô Hoài.
* Phương tiện giảng dạy:
- tài liệu, giáo án.
- SGK.
- Tranh ảnh
* Tiến trỡnh lên lớp:
- Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra bài cũ : Em nhớ gỡ về đặc điểm văn xuôi giai đoạn 1945-1975
Vợ chồng A Phủ Tô Hoài * Mục đớch yêu cầu: Cho HS hiểu được: + Hiện thực đời sống của nhõn dõn miền nỳi dưới ỏch thống trị của thực dõn phong kiến + Tư tưởng nhân đạo đặc sắc của tác phẩm. + Những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Tô Hoài.. * Phương tiện giảng dạy: tài liệu, giáo án. SGK. Tranh ảnh * Tiến trỡnh lên lớp: Ổn định tổ chức lớp Kiểm tra bài cũ : Em nhớ gỡ về đặc điểm văn xuụi giai đoạn 1945-1975 * Bài mới: Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV & học sinh Kết quả cần đạt HS đọc phần tiểu dẫn và nhận xét phần tiểu dẫn gồm mấy nội dung, tóm tắt những nội dung đó? - HS tóm tắt TP ? - HS phát hiện những chi tiết nói về Mị thời trẻ và nhận xét ? - Với việc cô Mị bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra và cách cúng trình ma, Tô Hoài còn muốn nói điều gì với người đọc? - HS tìm những chi tiết về nỗi khổ khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra? - HS tìm những chi tiết nói về nỗi khổ tinh thần của cô Mị? Hiểu thế nào về sức sống tiềm tàng? - Những biểu hiện của sức sống tiềm tàng? Những điều gì đã làm sống dậy sức sống tiềm tàng ở nhân vật Mị? Giải thích tại sao lúc thức tỉnh Mị lại muốn chết? Đoạn văn miêu tả tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân là đoạn văn đầy chất thơ, chứa đựng giá trị nội dung và nghệ thuật cao. Bằng ngôn ngữ nửa trực tiếp TH đã đã khắc hoạ thành công con người tâm linh đang nổi loạn trong Mị: Mị trẻ lắm ỞMị có sự đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, cô như người mộng du, quên mình đang bị trói Lí giải tại sao khi nhìn thấy A Phủ bị trói vào cột mà Mị vẫn thản nhiên như không biết? Cái gì đã dẫn tới hành động hết sức bất ngờ ở Mị? Hành động đó có phù hợp không ? Giải thích vì sao Mị đã quyết định cứu A Phủ nhưng khi A Phủ bỏ chạy thì Mị Lại hoảng sợ? Điều này có phải là nghịch lý? Nhân vật A Phủ có gì giống và khác với nhân vật Mị về số phận và tính cách? Nhận xét giá trị nhân đạo của tác phẩm? Giá trị nhân đạo đó có gì mới so với văn học hiện thực phê phán trước đó? Chỉ ra những nét đặc sắc nhất về nghệ thuật? I/ Tiểu dẫn: 1.Tác giả. 2.Hoàn cảnh sáng tác “Vợ chồng A Phủ” II/ Đọc hiểu: 1) Tóm tắt tác phẩm: 2) Nhân vật Mị: Nỗi khổ nhục của kiếp làm dâu gạt nợ: - Mị vốn là một cô gái Mèo mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ nói chung , của người phụ nữ miền núi nói riêng : + Mị sinh ra trong một gia đình nhà nghèo, hiếu thảo, có ý thức với bản thân và gia đình. + Mị có tài thổi sáo, Mị đã có người thương NX: Với những chi tiết về cuộc đời cô Mị lúc trẻ, đáng lẽ Mị phải được hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc cho dù trong cảnh nghèo khó Nhưng cuộc đời Mị lại không đi theo hướng đó. Vì món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ cưới nhau, Mị bị bắt làm dâu gạt nợ. Từ cái đêm Mị bị bắt, bị bịt mắt, bị nhét rẻ vào miệng và đem về cúng trình ma nhà thống lí Pá Tra, cuộc đợi của Mị đã hoàn toàn thay đổi. Cô phải chịu muôn vàn nỗi khổ nhục - nỗi khổ nhục: + Ngày cũng như đêm , mùa mưa cũng như mùa nắnglúc nào Mị cũng vùi đâu vào công việc. + Mị còn bị đánh đập tàn nhẫn, bị trói đứng vào cộtbị đạp vào mặt. Mị không bao giờ được đi chơi dù đó là ngày Tét, chỉ có công việc nối tiếp nhau ngày cũng như đêm + Mị còn bị trói buộc bởi thần quyền mà sự trói buộc này cũng ghê gớm chẳng kém gì sự trói buộc bởi cường quyền Với những nỗi khổ nhục của kiếp làm dâu gạt nợ nhà Thống lí Pá Tra đã biến một cô Mị vui tươi, hồn nhiên yêu đời xưa kia thành một con người câm lặng, không nói, không nghĩ lúc nào cũng lùi lũi như con rùa nuôi sau xó cửa.. NX: Nỗi khổ nhục của Mị tiêu biểu cho người phụ nữ Mèo trước cách mạng. Qua đó tác giả đã tố cáo sâu sắc sự áp bức của cường quyền và thần quyền đồng thời cũng thể hiện nỗi đồng cảm chân thành với những kiếp người no lệ đó Điều làm cho tác phẩm “Vợ chồng A Phủ có sức sống lâu bền có phải chỉ căn cứ vào những nội dung hiện thực trên?Vậy điều gì làm nêu nét đặc sắc riêng của tác phẩm? * Tiết:2 b) Sức sống tiềm tàng. * Thế nào là sức sống tiềm tàng?(Khát vọng sống một cuộc sống tự do, hạnh phúc) * Một số biểu hiện của sức sống tiềm tàng: Mị cự tuyệt cuộc sống làm dâu gạt nợ, Mị khóc ròng hàng tháng trời Mị muốn chết bằng cách ăn lá ngón Mị câm lặng cúi mặt, mặt lúc nào cũng buồn rười rượi Sức sống đó chứng tỏ rất mạnh mẽ trong Mị, có cơ hội nó sẽ bùng lên dữ dội * Quá trình thức dậy của SSTT: Mùa xuân với những âm thanh, sắc màu(Ví dụ) Âm thanh tiếng sáo thực sự có ý nghĩa nhất, nó thực sự đã đánh thức Mị (Mị là người bất hạnh trong tình yêu) Những chi tiết về mùa xuân đã tạo bối cảnh hết sức trữ tình, nên thơ làm thức dậy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc trong Mị Tết đến, Mị uống rượu, say rượu đối với Mị vừa giúp quên vừa gợi nhớ, Mị quên hiện tại và nhớ về ngày trước. Cảm giác thời gian đã trở về với Mị, Mị cảm thấy mình vẫn trẻ đẹp... Chính lúc này một mâu thuẫn mới lại nảy sinh, Mị muốn chết .Tại sao vậy? Phải chăng đây vẫn là cô Mị cũ? Từ sự ý thức về thực tại đã dẫn tới hành động (một sự nổi loạn) + Mị thắp sáng căn buồng của mình + Mị quấn lại tóc + Mị với cái váy hoa trên vách.. Mị làm tất cả những việc này như một người mộng du không hề để ý tới những gì xung quanh, không để ý thấy A Sử đã vào, A Sử đã hỏi và thậm chí khi A Sử trói đứng vào cột Mị cũng không hề phản ứngkhi đã bị trói đứng vào cột Mị vẫn nồng nàn nhớ về ngày trước. Chỉ khi tỉnh dần và chỉ khi cựa động chân tay .Mị trở về hiện tại. SSTT của Mị thể hiện ngay trong tình huống bi thảm nhất.. NX: Nhà văn Tô Hoài đã thể hiện niềm tin vào những con người khổ cực, ông đã nhập thân vào nhân vật để diễn tả những biến thái tinh vi của tâm trạng con người - Sức sống tiềm tàng của Mị một lần đã thức tỉnh thì chắc chắn nó sẽ không dừng lại ở đó và bối cảnh làm nảy sinh SSTT trong Mị lại một lần nữa xuất hiện đó chính là đêm mùa đông cắt dây cởi trói cho A Phủ. A Phủ đã bị trói mấy đêm nay và cũng mấy đêm nay Mị vẫn thức sưởi lửa Mị vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy raChỉ đến khi nhìn thấy hai dòng nước mắt lăn trên gò má đã xám đen của A Phủ thì Mị mới bừng tỉnh + Mị thương mình và từ đó Mị thương người cùng cảnh ngộ + Mị thấy căm thù kẻ đã gieo tội ác + Mị sẵn sàng chết thay cho A Phủ.Từ những ý nghĩ đó Mị đã đi đến một hành động hết sức bất ngờ cắt giây trói cho A PhủMị hoảng sợ.. Tô Hoài đã diễn tả từng hành động, từng suy nghĩ của Mị hết sức tự nhiên hợp quy luật, chứng tỏ tài năng và tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài đã giúp ông có những trang viết thành công. Nhà văn đã nói được một cách thấm thía và xúc động: Dù cho có bị chế độ phong kiến miền núi cùng với những hủ tục hà khắc trói buộc thì tận đáy sâu tâm hồn Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mà chỉ cần có cơ hội thì sức sống ấy sẽ trỗi dậy không thể bị dập tắt NX: Thông qua nhân vật Mị chúng ta thấy được tấm lòng nhân đạo của và tài năng phân tích tâm lí nhân vật hết sức đặc sắc của Tô Hoài. Chính điều đó đã khiến Hội Văn nghệ Việt Nam trao giải nhất và cũng chính nó đã làm nên sức sống lâu bền cho tác phẩm. Bên cạnh việc xây dựng thành công nhân vật Mị, tác phẩm còn xây dựng được một nhân vật cũng thành công không kém đó là A Phủ * Tiết:3 2) Nhân vật A Phủ: - ở cuộc đời A Phủ chúng ta thấy có những nét khá giống với cuộc đời của Mị. Nếu Mị là cô gái có đầy đủ khả năng để hưởng một cuộc sống HP thì A Phủ cũng là niềm mơ ước của nhiều cô gái. “Đứa nào có được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy chốc mà giàu”.. Nhưng A Phủ lại chẳng thể nào lấy nổi vợ bởi A Phủ không cha không mẹ, không bạc tiền, không ruộng nương - A Phủ sống tự lập và có tính cách cứng cỏi chỉ vì đánh con quan (A Sử) mà A Phủ bị hành hạ rất rã man. Cứ một đợt hút thuốc phiện lại một lần đánh: “Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu”. A Phủ đã phải trả nợ bằng cả một cuộc đời, không phải một kiếp mà là nhiều kiếp - Nếu Mị bị đày đoạ cả về thể xác lẫn tinh thần thì A Phủ cũng chẳng kém gì, AP cũng phải cuốc nương, đốt rừng,làm rẫy, chăn bò con người ngang tàng ngày nào đã phải sống cuộc đời nô lệ - Khi để hổ bắt mất một con bò của nhà thống lí, AP đã phải chịu cảnh trói cọcchi tiết miêu tả cảnh AP bị trói “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”cho thấy biết bao nhiêu tủi nhục và đoạ đày - Nhìn cảnh AP bị trói chờ chết : chết đau, chết đói, chết rét Mị đã nghĩ người kia sao phải chết như thế..chúng nó thật độc ác . Tô Hoài thông qua những suy nghĩ của Mị để lên án sự bạo ngược, tàn ác của thống lí Pá Tra... Cuộc đời đi ở của AP trên thực tế là kiếp sống nô lệ thê thảm của những con người nghèo khổ ở vùng cao Tây Bắc. - ở AP tiềm tàng một sức mạnh bản năng. A Sử là con quan vẫn bị AP trừng trị, khi phải chịu những trận đòn AP im lìm như tượng đá như dồn nén, chất chứa những hờn căm, khi bị trói anh tìm cách thoát thân, không thoát được, trong đôi mắt không chỉ là những giọt lệ tủi hờn mà còn bập bùng hai ngọn lửa nó phản chiếu sức mạnh từ bên trong, khi được cởi trói lúc đầu anh khuỵu xuống sau đó lại quật sức đứng lên NX: Mặc dù không được Tô Hoài dành cho nhiều trang viết nhưng nhân vật A Phủ cũng thể hiện sự thành công trong việc miêu tả nhân vật và bộc lộ tấm lòng nhân đạo của nhà văn 3) Kết luận: a) Giá trị nhân đạo - Tô Hoài đã thể hiện sự đồng cảm đối với những con người bị áp bức, trà đạp. Ông đã đứng về phía họ để tố cáo tội ác của giai cấp thống trị. - Tô Hoài thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp (Mị), lòng vị tha , niềm khát khao hạnh phúc , sức mạnh phản kháng của nhân vật, những nét đẹp không thể bị vùi dập. - Lòng nhân đạo mới của TH ở chỗ ông đã chỉ ra được con đường giải thoát cho những nhân vật của mình ( so sánh với chị Dậu) b) giá trị nghệ thuật: - Nhà năn đã khắc hoạ nhân vật hết sức sinh động, tâm lí, tính cách diễn biến tâm lí hợp logic rất thật, rất sống, nhất là nhân vật Mị -Ngôn ngữ giàu chất thơ, đậm phong vị miền núi, phù hợp với con người, cảnh vật Tây Bắc như đoạn miêu tả những đêm tình mùa xuân nhất là hình ảnh tiếng sáo. - Bố cục tác phẩm hấp dãn bởi các tình huống chặt chẽ hợp lí. * Củng cố : - Tóm tắt tác phẩm theo hai chặng của cuộc đời Mị và A Phủ - Phân tích hai cảnh đêm tình mùa xuân và đêm đông Mị cởi trói cho A Phủ.
Tài liệu đính kèm: