VIỆT BẮC
TỐ HỮU
I- Giới thiệu:
1. Nhan đề: VB là căn cứ CM, là đầu não của cuộc KCCP. ĐB các DTVB, TNVB đã c/mang, ch/chở cho Đ, cho CP, cho BĐ trong ~ ngày KC g/khổ. VB cũng là nơi có ~ ch/công lừng lẫy.
2. HCST: Sau chiến thắng ĐBP, tháng 10/1945, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, TH đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ là đỉnh cao của thơ TH, cũng là một TP xuất sắc của VHVN thời kì KCCP.
3. Bố cục: Bài thơ gồm 150 câu chia 2 phần. Phần 1: 90 câu đầu được chia như sau
- Câu 1 – câu 8: Cuộc chia tay đầy lưu luyến
- Câu 9 – câu 20: Lời người VB nhắn nhủ về xuôi
- Câu 21 – câu 90: Lời người cách mạng.
§ Câu 21-52: Nhớ cảnh và người VB với bao kỉ niệm trong sinh hoạt, lao động.
§ Câu 53-74: VB anh hùng trong chiến đấu.
§ Câu 75-90: VB, niềm tin cách mạng.
VIỆT BẮC TỐ HỮU I- Giới thiệu: Nhan đề: VB là căn cứ CM, là đầu não của cuộc KCCP. ĐB các DTVB, TNVB đã c/mang, ch/chở cho Đ, cho CP, cho BĐ trong ~ ngày KC g/khổ. VB cũng là nơi có ~ ch/công lừng lẫy. HCST: Sau chiến thắng ĐBP, tháng 10/1945, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, TH đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ là đỉnh cao của thơ TH, cũng là một TP xuất sắc của VHVN thời kì KCCP. Bố cục: Bài thơ gồm 150 câu chia 2 phần. Phần 1: 90 câu đầu được chia như sau Câu 1 – câu 8: Cuộc chia tay đầy lưu luyến Câu 9 – câu 20: Lời người VB nhắn nhủ về xuôi Câu 21 – câu 90: Lời người cách mạng. Câu 21-52: Nhớ cảnh và người VB với bao kỉ niệm trong sinh hoạt, lao động. Câu 53-74: VB anh hùng trong chiến đấu. Câu 75-90: VB, niềm tin cách mạng. Chủ đề: Ca ngợi con người và cuộc sống ở chiến khu VB trong thời kì cách mạng và KCCP gian khổ, hào hùng, đồng thời thể hiện tình nghĩa thủy chung giữa người cách mạng và nhân dân VB. II- Phân tích: Phần 1, phần được coi là kết tinh nghệ thuật của toàn bài. Viết theo kiểu đối đáp giữa nam và nữ, phỏng theo lối hát giao duyên dân ca, nhà thơ dùng lối xưng hô thân mật mình – ta để diễn đạt tình cảm cách mạng. Tâm tình kẻ ở người về trong buổi chia tay (câu 1-8): Ta, mình: Tiếng gọi, cách xưng hô đầy thân thiết, cảm mến. Đây là đại từ truyền thống của ca dao, gợi lên tiếng hát giao duyên, tình nghĩa. Ta: Người ở lại (đồng bào VB và cả rừng núi VB) Mình: Người về miền xuôi (cán bộ kháng chiến) Mình – ta có sự chuyển hóa, hai mà như một (trong ta có mình, trong mình có ta, ta – mình thống nhất, hòa hợp). Vì thế mới có cách viết “Mình đi, mình có nhớ mình. Mình đi, mình lại nhớ mình”. Dùng ta – mình trong cuộc chia tay lịch sử này là tạo cho bài thơ một cách nói, cách thể hiện tâm tình rất TH. 4 câu đầu: là lời ướm hỏi ân tình của VB, VB hỏi người cán bộ kháng chiến khi về thủ đô có còn nhớ đến ngọn nguồn nơi khai sinh ra phong trào CM trong 15 năm không? “Mười lăm năm ấy ”. Từ láy thiết tha gợi lên tình cảm gắn bó giữa VB và cán bộ cách mạng. 4 câu tiếp: VB nhớ lại buổi chia tay với cán bộ kháng chiến. Các từ láy thiết tha, bâng khuâng,bồn chồn gợi lên sự gắn bó, tâm trạng xao xuyến bịn rịn của người ra đi và người ở lại. Nghệ thuật hoán dụ áo chàm chỉ các dân tộc ở chiến khu VB nói lên sự bình dị, chân tình của họ. Hình ảnh cầm tay nhau biết nói gì hôm nay với nhịp thơ ngập ngừng, nói lên sự vấn vương vì xúc động không thể nói thành lời đã phản ánh đúng tâm trạng của kẻ đi người ở. Họ không nói được gì với nhau trong lúc chia tay vì quá nghẹn ngào, nhưng chính lúc này là lúc họ hiểu nhau nhiều nhất. Lời Việt Bắc hỏi: Có nhớ VB, cội nguồn quê hương cách mạng: Những không gian, địa điểm cứ hiện dần từ mờ xa mưa nguồn, suối lũ, mây mù là những khó khăn gian khổ trong ngày kháng chiến, đến xác định như một điểm chốt vững vàng chiến khu rồi dậy lên một sức mạnh đấu tranh khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh, khai sinh những địa danh lịch sử được liệt kê trong những ngày tổng khởi nghĩa giành chính quyền là Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa. Có nhớ Việt Bắc với những kỉ niệm đầy ân tình: Những chi tiết về cuộc sống và tình người từ hình ảnh đối xứng miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai t/g cụ thể hóa khái niệm trừu tượng để nói lên tình đoàn kết, chung lưng đấu cật, vượt qua khó khăn để chiến thắng kẻ thù chung, quả trám bùi, đọt măng mai, mái nhà lau xám hắt hiu đến mối thù hai vai chung gánh, những tấm lòng son không bao giờ phai nhạt có sống mãi trong lòng người về hay chăng. Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ rừng núi nhớ ai, hình ảnh đối lập hắt hiu lau xám đậm đà lòng son nói lên nỗi buồn và những tình cảm của VB nghèo vật chất nhưng lại giàu tình cảm.trám để rụng, măng để già, điệp từ mình về, mình đi, có nhớ, còn nhớ, nhịp thơ 2/2,4/4 đều đặn, tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm. “Mình” cũng là “ta”, “ta” cũng là “mình” . Tóm lại với thể thơ truyền thống dân tộc, với việc sử dụng nhuần nhuyễn sáng tạo và hình ảnh đối kháng trong ca dao trữ tình với cặp nhân xưng “mình – ta”, đoạn thơ trên miêu tả khá thành công tình cảm tha thiết gắn bó thủy chung của nhân dân VB với người cán bộ cách mạng và chính nó cũng là một trong những yếu tố tạo nên thắng lợi vĩ đại của cuộc KCCP của nhân dân ta. Có thể nói đoạn thơ trên là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Lời người cách mạng đáp: Nhớ cảnh và người VB: Nhớ những hình ảnh thiên nhiên VB hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng trong thời gian và không gian khác nhau trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, sớm khuya bếp lửa (câu 21-32) Nhớ người VB cần lao gian khổ người mẹ nắng cháy lưng đầy tình thương yêu chia ngọt sẻ bùi chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng (câu 33-36). Nhớ hình ảnh sinh hoạt của cán bộ cách mạng trong chiến khu lớp học I tờ, những giờ liên hoan hòa lẫn sinh hoạt của người dân VB tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối (câu 37-42). Đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên luôn gắn bó với cuộc sống làm cho cảnh bớt hoang sơ, hiu hắt và trở nên gần gũi thân thiết với con người “Ta về thủy chung” (câu 43-52) : Thiên nhiên 4 mùa mà mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng bằng âm thanh, màu sắc t/g thể hiện nét đẹp hoang sơ nhưng hữu tình. Và đẹp hơn vẫn là con người luôn gắn bó với công việc lao động. Chính họ đã góp phần vào thắng lợi của cuộc KC. Đẹp nhất và ấn tượng hơn cả ở VB là tình thủy chung không thay đổi của con người VB. Nhớ VB đánh giặc, VB anh hùng (câu 53-74) Hình ảnh thơ hùng tráng tả hình ảnh đoàn quân và đoàn dân công với vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn lại vừa hào hùng qua nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, náo nức, diệp từ, điệp ngữ Nghệ thuật điệp âm rung vang, mạnh mẽ: rất nhiều âm r, đ trobng các câu 64,65,67. Hình ảnh khoa trương đầy sức mạnh bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Miêu tả tài tình những cuộc hành quân trong rừng đêm: nghe âm vang đất rung – rầm rập, thấy ánh sáng ánh sao, đỏ đuốc, tàn lửa Liệt kê những địa danh gắn liền với thắng lợi trên khắp các mặt trận: từ nhỏ đến lớn, từ Nam ra Bắc Hòa Bình, Tây Bắc với khí thế hào hùng sử thi. Nhớ VB, niềm tin cách mạng: Tám câu thơ đẹp tả cuộc họp cấp cao với nhiều chi tiết, hình ảnh tươi sáng (câu77,78). Bác Hồ là ánh sáng soi đường, là niềm tin của cả dân tộc và VB là quê hương cách mạng (câu 83-90). Nhớ về VB chính là nhớ về cội nguồn, nhớ một chặng đường lịch sử cách mạng . III- Kết luận: Đoạn trích 90 câu thơ VB đậm đà màu sắc dân tộc từ hình thức nghệ thuật đến nội dung tình cảm, đặc biệt là tình cảm của nhân vật trữ tình. Qua giọng điệu ca dao ngọt ngào, đoạn thơ là một hoài niệm. Kẻ ở người về, người hỏi người đáp đều đắm chìm vào những cảm xúc êm ái, trong tâm trạng xao xuyến bâng khuâng. Tất cả đã thể hiện tình cảm đôn hậu của người VB, ân tình thủy chung của người cách mạng là không phụ nghĩa đồng bào, không quên những ngày kháng chiến gian khổ. Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ, phong cách thơ TH: Thơ trữ tình chính trị, đặc biệt sự rung động nghĩa tình với VB. Bài thơ như một bản tình ca về lòng chung thủy son sắt của CM đ/v ND, của ND đ/v CM, Đảng và Bác.
Tài liệu đính kèm: