Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 7 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 7 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 07

Tiết: 19, 20

TÂY TIẾN

(Quang Dũng)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng và hào hoa.

 - Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

 - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 7 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07
Tiết: 19, 20
TÂY TIẾN
(Quang Dũng)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng và hào hoa.
	- Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
	- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, phát vấn, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: 
- HS phát biểu nét cơ bản về tác giả.
- Hiểu biết của em về bài thơ Tây Tiến?
- HS trả lời và nhận xét bổ sung, GV tổng hợp.
* Cảm hứng chủ đạo:
 - Cảm hứng lãng mạn.
 - Tinh thần bi tráng
HĐ2: 
- Những câu thơ nào là dòng hồi tưởng của nhà thơ về thiên nhiên và con người Tây Bắc?
- HS trả lời GV tổng hợp.
* “Nỗi nhớ chơi vơi” không rõ nét, không gắn với một đối tượng cụ thể nào, chỉ biết rằng đó là nỗi nhớ da diết thường trực.
- Thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào trong các câu còn lại?
- GV gợi ý để HS phát biểu.
“Dốc lên>< mưa xa khơi”
- Kỉ niệm của người lính? 
 “Doanh trại  xây hồn thơ”
- Đoạn thơ chàn đầy màu sắc, âm thanh.
- Hình ảnh huyền ảo, xa xăm, nửa hư nửa thực.
=> Nét bút tài hoa, cái nhìn tinh tế (màu sắc lãng mạn anh hùng)
- Hình ảnh người lính hiện lên như thế nào? 
+ Không mọc tóc, xanh màu lá -> cực tả vẻ ngoài tiều tụy > cốt cách khỏe khoắn, lẫm liệt, dũng mãnh.
+ Gửi mộng qua biên giới. Đêm mơ dáng kiều thơm -> mơ mộng, tình tứ, khát khao lãng mạn, trẻ trung.
=> Bút pháp lãng mạn -> nét hào hoa
- Cảm nhận về chất lãng mạn và vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến. 
+ Rải rác biên cương chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh -> lý tưởng quên mình, bất chấp hy sinh.
+ Áo bào thay  Sông Mã chất sử thi bi hùng.
=> Bút pháp lãng mạn + hiện thực -> vẻ đẹp hiên ngang, tráng lệ (bức tượng đài bất hủ về người lính).
- Nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ?
+ HS dựa vào phần ghi nhớ phát biểu.
+ GV tổng hợp.
- Ý nghĩa của văn bản?
- HS phát biểu, GV nhận xét.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Tác giả : 
 - Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc.
 - Một nhà thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của “xứ đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc, chất hoạ.
 2. Tác phẩm:
 - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào 
 - Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, họ chiến đấu gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất. Tuy vậy các chiến sĩ Tây tiến vẫn phới phới, tinh thần lãng mạn.
 - Quang Dũng gia nhập Tây Tiến 1947, năm 1948 chuyển đơn vị; viết bài thơ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh năm 1948, nhan đề ban đầu là Nhớ Tây Tiến. 
II. ĐỌC – HIỂU 
1. Nội dung:
a. Bức tranh thiên nhiên:
- Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình.
- Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh, chung vui với bản làng xứ lạ.
- Cảnh thiên nhiên sông nước miền tây một chiều sương giăng hư ảo.
- Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: 
+ Gian khổ, hy sinh.
+ Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn.
b. Bức chân dung về người lính:
- Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa và lãng mạn.
- Vẻ đẹp bi tráng.
2. Nghệ thuật:
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
- Cách sử dụng ngôn ngữ đặt sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt
- Kết hợp chất nhạc và chất hoạ.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội.
- Hình tượng người lính mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc trong mỗi chúng ta.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Đối sánh phần một và phần hai của bài thơ để chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và búp pháp miêu tả của tác giả.
	- So sánh hình ảnh người lính trong Tây Tiến và hình ảnh người lính trong Đồng Chí Của Chính Hữu.
	- Xem trước bài: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
Tiết: 13
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Đối tượng của dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
	- Cách thức triển khai bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
	2. Kỹ năng:
	- Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho một bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
	- Huy động cảm xúc và những kiến thức, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận bàn về văn học (tác giả, tác phẩm, vấn đề lí luận văn học)
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, xem phần luyện tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý đề 1
- GV cho lớp tiến hành thảo luận nhóm 4 HS.
- GV theo dõi kết quả trình bày của nhóm và chỉnh sửa phần tìm hiểu đề, lập dàn ý đối với đề 1chốt lại phần kiến thức đề, học sinh ghi bài.
- GV: Đề 2 (sử dụng máy chiếu)
 1.Tìm hiểu đề: 
 a:Thể loại: Nghị luận (giải thích – bình luận) một ý kiến bàn về văn học. 
 b: Nội dung:
 -Tìm hiểu nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
 + Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ: chỉ thấy được trong phạm vi hẹp
 + Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: tầm nhìn được mở rộng hơn khi kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn theo thời gian (khi đọc sách)
 + Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: Theo thời gian, con người càng giàu vốn sống, kinh nghiệm và vốn văn hóa thì khả năng am hiểu khi đọc sách sâu hơn, rộng hơn.
 -Tìm hiểu nghĩa của câu nói: Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hoá và kinh nghiệmcàng nhiều thì đọc sách càng hiệu quả hơn.
 c: Phạm vi tư liệu: Thực tế cuộc sống
 2. Lập dàn ý: 
 a: Mở bài: 
 Giới thiệu ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
 b: Thân bài:
 - Giải thích hàm ý của ba hình ảnh so sánh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
 + Sự khác nhau trong cách đọc và kết quả đọc ở mỗi lứa tuổi. 
 + Khả năng tiếp nhận khi đọc sách (tác phẩm văn học) tùy thuộc vào điều kiện, trình độ, và năng lực chủ quan của người đọc.
 -Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng của vấn đề: 
 +Đọc sách tùy thuộc vào vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm, tâm lý, của người đọc.
 +VD: Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du
->Tuổi thanh niên: Có thể xem là câu chuyện về số phận đau khổ của con người.
->Lớn hơn: Hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, hiểu được ý nghĩa xã hội to lớn của Truyện Kiều
->Người lớn tuổi: Cảm nhận thêm về ý nghĩa triết học của Truyện Kiều.
 -Bình luận bổ sung những khía cạnh chưa đúng của vấn đề: 
 +Không phải ai từng trải cũng hiểu sâu sắc tác phẩm khi đọc. Ngược lại, có những người trẻ tuổi nhưng vẫn hiểu sâu sắc tác phẩm (do tự nâng cao vốn sống, trình độ văn hóa, trình độ lý luận, ham học hỏi,)
 +Ví dụ: Những bài luận đạt giải cao của các bạn học sinh giỏi về tác phẩm văn học (tự học, ham đọc, sưu tầm sách, nâng cao kiến thức)
 c: Kết bài: Tác dụng, giá trị của ý kiến trên đối với người đọc:
-Muốn đọc sách tốt, tự trang bị sự hiểu biết về nhiều mặt
-Đọc sách phải biết suy ngẫm, tra cứu
HĐ2
- HS phát biểu đối tượng và nội dung nghị luận.
- GV HD HS đọc ghi nhớ sgk.
HĐ3
- HS làm bài tập 1 trang 93.
- HS phát biểu phần tìm hiểu đề
*GV gợi ý phần lập dàn ý: sử dụng máy 
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: 
-Giới thiệu tác giả Thạch Lam.
-Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về chức năng của văn học.
b.Thân bài:
- Giải thích về ý nghĩa câu nói: Thạch Lam nêu lên chức năng to lớn và cao cả của văn học.
- Bình luận và chứng minh ý kiến:
+ Đó là một quan điểm rất đúng đắn về giá trị văn học: 
->Trứơc CM Tháng Tám: quan điểm tiến bộ.
->Ngày nay: vẫn còn nguyên giá trị.
+Chọn và phân tích một số dẫn chứng (Truyện Kiều, Số đỏ, Chí Phèo, Hai đứa trẻ,..) để chứng minh 2 nội dung:
->Tác dụng cải tạo xã hội của văn học.
->Tác dụng giáo dục con người.của văn học 
c:Kết bài:
-Khẳng định sự đúng đắn và tiến bộ trong quan điểm sáng tác của Thạch Lam.
-Nêu tác dụng của ý kiến trên đối với người đọc:
+Hiểu và thẩm định đúng giá trị của tác phẩm văn học.
+Trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tác phẩm văn học tiến bộ của từng thời kỳ.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1.Tìm hiểu đề:
 a. Thể loại: nghị luận (bao hàm giải thích, chứng minh, bình luận) về một ý kiến về văn học.
 b. Nội dung:
 - Tìm hiểu nghĩa của các từ khó:
 + Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau
 + Chủ lưu: dòng chính (bộ phận chính) khác với phụ lưu, chi lưu
 + Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.
 -Tìm hiểu ý nghĩa của các vế câu và cả câu:
 +Văn học VN rất đa dạng, phong phú
 +Văn học yêu nước là chủ lưu
 c. Phạm vi tư liệu:
 Các tác phẩm tiêu biểu có nội dung yêu nước của VHVN qua các thời kỳ.
2. Lập dàn ý:
 a. Mở bài: Giới thiệu câu nói của Đặng Thai Mai
 b.Thân bài: 
 - Giải thích ý nghĩa của câu nói:
 + Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng (Đa dạng về số lượng tác phẩm, đa dạng về thể loại, đa dạng về phong cách tác giả)
 +Văn học yêu nước là một chủ lưu, xuyên suốt.
 - Bình luận, chứng minh về ý nghĩa câu nói:
 + Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng
 + Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử VH Việt Nam.
 + Nêu và phân tích một số dẫn chứng: Nam quốc sơn hà, Cáo bình Ngô, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập 
c. Kết bài: 
 - Giúp đọc hiểu hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm văn học dân tộc.
 - Biết ơn, khắc sâu công lao của cha ông trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước.
 - Giữ gìn, yêu mến, học tập những tác phẩm văn học có nội dung yêu nước của mọi thời đại.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG NGHỊ LUẬN
 1.Đối tượng: của một bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học lịch sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học
 2.Cách làm: Tùy từng đề để vận dụng thao tác một cách hợp lí nhưng thường tập trung vào: 
 - Giải thích
 - Chứng minh
 - Bình luận
III. LUYỆN TẬP: 
Bài tập 1:
1. Tìm hiểu đề:
 a. Thể loại: 
 Nghị luận (Giải thích, bình luận, chứng minh) một ý kiến bàn về một vấn đề văn học.
 b. Nội dung:
 -Thạch Lam không tán thành quan điểm văn học thoát li thực tế: Thế giới dối trá và tàn ác
 -Khẳng định giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục của văn học
 c.Phạm vi tư liệu:
 -Tác phẩm Thạch Lam
 -Những tác phẩm văn học tiêu biểu khác.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Củng cố, hoàn thiện các kiến thức văn học được học trong chương trình.
	- Soạn bài Việt Bắc – Tố Hữu.
NTL, ngày 13 tháng 9 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docT7.doc