Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 34 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 34 - Tăng Thanh Bình

Tuần 34

Tiết: 97

ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

- Dạng bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

- Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường.

- Lập luận trong văn nghị luận.

- Bố cục bài văn nghị luận.

- Diễn đạt trong văn nghị luận.

 2. Kỹ năng:

- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

- Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt trong viết đoạn văn, bài văn.

- Phát hiện và khắc phục các lỗi về diến đạt trong văn nghị luận.

- Viết văn bản tổng kết và hoạt động thực tiễn.

 

doc 8 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1532Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 34 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Tiết: 97
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức:
- Dạng bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học.. 
- Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường.
- Lập luận trong văn nghị luận.
- Bố cục bài văn nghị luận.
- Diễn đạt trong văn nghị luận.
	2. Kỹ năng:
- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. 
- Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt trong viết đoạn văn, bài văn.
- Phát hiện và khắc phục các lỗi về diến đạt trong văn nghị luận.
- Viết văn bản tổng kết và hoạt động thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm	
	2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV yêu cầu HS nhớ lại và thống kê các kiểu loại văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THPT và cho biết những yêu cầu cơ bản của các kiểu loại đó.
- HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm thống kê một khối lớp) và các nhóm lần lượt trình bày.
- GV đánh giá quá trình làm việc của HS và nhấn mạnh một số kiến thức cơ bản.
- Để viết được một văn bản cần thực hiện những công việc gì?
- HS nhớ lại những kiến thức đã học để trả lời.
*Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung và tương ứng với nội dung là hình thức thích hợp.
HĐ2
- GV nêu câu hỏi để HS ôn lại đề tài cơ bản của văn nghị luận:
+ Có thể chia đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành những nhóm nào? 
+ Khi viết nghị luận về các đề tài đó, có những điểm gì chung và khác biệt?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nêu câu hỏi ôn tập về lập luận trong văn nghị luận:
+ Lập luận gồm những yếu tố nào?
+ Thế nào là luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận? Quan hệ giữa luận điểm và luận cứ?
+ Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm.
+ Nêu các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục.
+ Kể tên các thao tác lập luận cơ bản? 
- HS nhớ lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
- GV nêu câu hỏi ôn tập về bố cục bài nghị luận:
+ Mở bài có vai trò như thế nào? Phải đạt những yêu cầu gì? Cách mở bài cho các kiểu nghị luận.
+ Vị trí phần thân bài? Nội dung cơ bản? Cách sắp xếp các nội dung đó? Sự chuyển ý giữa các đoạn?
+ Vai trò và yêu cầu của phần kết bài? Cách kết cho các kiểu nghị luận đã học?
- HS khái quát lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
- GV nêu câu hỏi ôn tập về diễn đạt trong văn nghị luận:
+ Yêu cầu của diễn đạt? Cách dùng từ, viết câu và giọng văn?
+ Các lỗi về diễn đạt và cách khắc phục.
- HS khái quát lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
HĐ3
- GV yêu cầu 1 HS đọc 2 đề văn (SGK) và hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện tập.
- Tìm hiểu đề:
+ Hai đề bài yêu cầu viết kiểu bài nghị luận nào?
+ Các thao tác lập luận cần sử dụng để làm bài là gì?
+ Những luận điểm cơ bản nào cần dự kiến cho bài viết?
b. Lập dàn ý cho bài viết.
Trên cơ sở tìm hiểu đề, GV chia HS thành hai nhóm, mỗi nhóm tiến hành lập dàn ý cho một đề bài. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trên bảng để cả lớp phân tích, nhận xét.
I. ÔN TẬP CÁC TRI THỨC CHUNG:
1.Các kiểu văn bản:
a. Tự sự: 
 Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân - quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ,
b.Thuyết minh: 
 Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, của sự vật, hiện tượng, vấn đề, giúp gười đọc có tri thức và thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thuyết minh.
c. Nghị luận: 
 Trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá, đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các
luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục.
Ngoài ra, còn có các loại văn bản: Kế hoạch cá nhân, quảng cáo, bản tin, văn bản tổng kết,
2. Cách viết văn bản:
- Nắm vững đặc điểm kiểu loại văn bản và mục đích, yêu cầu cụ thể của văn bản.
- Hình thành ý và sắp xếp thành dàn ý cho văn bản.
- Viết văn bản: Mỗi câu trong văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. 
II. ÔN TẬP CÁC TRI THỨC VĂN NGHỊ LUẬN:
1. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường:
a. Có thể chia đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành 2 nhóm: 
- Nghị luận xã hội (các đề tài thuộc lĩnh vực xã hội) 
- Nghị luận văn học (các đề tài thuộc lĩnh vực văn học)
b. Khi viết nghị luận về các đề tài đó, có những điểm chung và những điểm khác biệt:
- Điểm chung: 
+Đều trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá, đối với các vấn đề nghị luận.
+ Đều sử dụng các luận điểm, luận cứ, các thao tác lập luận có tính thuyết phục.
- Điểm khác biệt:
+ Đối với đề tài nghị luận xã hội, người viết cần có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội phong phú, rộng rãi và sâu sắc.
+ Đối với đề tài nghị luận văn học, người viết cần có kiến thức văn học, khả năng lí giải các vấn đề văn học, cảm thụ các tác phẩm, hình tượng văn học.
2. Lập luận trong văn nghị luận:
- Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới. Lập luận gồm những yếu tố: luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận.
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết (nói) về vấn đề nghị luận. Luận điểm cần chính xác, minh bạch. Luận cứ là những lí lẽ và bằng cứ được dùng để soi sáng cho luận điểm.
- Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm:
+ Lí lẽ phải có cơ sở, phải dựa trên những chân lí, những lí lẽ đã được thừa nhận.
+ Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu, phù hợp với lí lẽ.
+ Cả lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm, tập trung làm sáng rõ luận điểm.
- Các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục:
+ Nêu luận điểm không rõ ràng, trùng lặp, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.
+ Nêu luận cứ không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu chân thực, trùng lặp hoặc quá rườm rà, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày.
+ Lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm.
- Các thao tác lập luận cơ bản:
+ Thao tác lập luận phan tích.
+ Thao tác lập luận so sánh.
+ Thao tác lập luận bác bỏ.
+ Thao tác lập luận bình luận.
3. Bố cục của bài văn nghị luận:
- Mở bài có vai trò nêu vấn đề nghị luận, định hướng cho bài nghị luận và thu hút sự chú ý của người đọc (người nghe). 
->Yêu cầu của mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài; hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên; gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
->Cách mở bài: có thể nêu vấn đề một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thân bài là phần chính của bài viết. Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ với cách sử dụng các phương pháp lập luận thích hợp. 
->Các nội dung trong phần thân bài phải được sắp xếp một cách có hệ thống, các nội dung phải có quan hệ lôgíc chặt chẽ.
->Giữa các đoạn trong thân bài phải có sự chuển ý để đảm bảo tính liên kết giữa các ý, các đoạn.
- Kết bài có vai trò thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề; gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
4. Diễn đạt trong văn nghị luận:
- Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì; Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,) và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
- Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, câu dài, câu mở rộng thành phần, câu nhiều tầng bậc,Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ,
III. LUYỆN TẬP:
1. Đề văn (SGK).
2. Yêu cầu luyện tập:
a. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: 
+ Nghị luận xã hội (đề 1), 
+ Nghị luận văn học (đề 2).
- Thao tác lập luận: cả 2 đề đều vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. Tuy nhiên, đề 1 chủ yếu vận dụng thao tác bình luận; đề 2 chủ yếu vận dụng thao tác phân tích.
- Những luận điểm cơ bản cần dự kiến cho bài viết: 
+ Với đề 1: Trước hết cần khẳng định câu nói của Xô-cơ-rát với người khách và giải thích tại sao ông lại nói như vậy? Sau đó rút ra bài học từ câu chuyện và bình luận.
+ Với đề 2: Trước hết cần chọn đoạn thơ để phân tích. Sau đó căn cứ vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của đoạn để chia thành các luận điểm
b. Lập dàn ý cho bài viết:
 4. Hướng dẫn tự học: 
 - Củng cố và hoàn thiện kiến thức, kĩ năng qua việc thực hành lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
 - Soạn bài: Ôn tập phần văn học.
Tiết 98,99
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức:
- Các tác phẩm văn học Việt Nam được học ở học kỳ II lớp 12 thuộc giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỹ XX. 
- Nắm được nội dung nghệ thuật và một số đặc điểm của các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch và văn nhật dụng. 
- Các tác phẩm văn học nước ngoài: nắm được nội dung tư tưởng mang tinha nhân loại và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm..
	2. Kỹ năng:
- Đocj – hiểu truyện ngắn, đoạn trích tiểu thuyết và kich bản văn học hiện đại. 
- Vận dụng những kiến thức về thể loại, đề tài, chủ đề tư tưởng của tác phẩm văn học để kiến giải những vấn đề có tính khái quát của VHVNsau CM8/45 đến hết TK XX.
- Phát hiện và khắc phục các lỗi về diến đạt trong văn nghị luận.
- Viết văn bản tổng kết và hoạt động thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Hướng dẫn HS thảo luận, trình bày, trao đổi, góp ý trên lớp; tổng kết, nhấn mạnh những điểm cần thiết.
	2. Học sinh: HS chuẩn bị ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong SGK. Ngoài ra ôn lại các tác phẩm trên các vấn đề cơ bản sau :
 III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
+ GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh. 
+ HS phát biểu từng khía cạnh. 
+ GV nhận xét và hoàn chỉnh bảng so sánh.
- Tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.
+ GV hướng dẫn HS so sánh trên một số phương diện. 
+ HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
- Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?
+ GV gợi cho HS nhớ lại bài học. 
+ HS suy nghĩ và phát biểu.
- Phân tích đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm rõ sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người.
+GV định hướng cho HS những ý chính cần phân tích và giao việc cho các nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một ý- đại diện nhóm phân tích.
+ GV nhận xét, khắc sâu những ý cơ bản.
HĐ2 
-Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp.
+ GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Số phận con người, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. 
+ HS làm việc cá nhân và phát biểu.
- Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
+GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Thuốc, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. 
+ HS làm việc cá nhân và phát biểu.
- Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê?
+ GV yêu cầu HS xem lại bài Ông già và biển cả, trên cơ sở đó để thảo luận. 
+ HS làm việc cá nhân và phát biểu, thảo luận.
I. ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM:
1. Vợ nhặt (Kim Lân) - Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Vợ nhặt
Vợ chồng A Phủ
Số 
phận 
và 
cảnh ngộ 
của 
con người
Tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói năm 1945.
Thân phận và cuộc đời nghèo hèn của mẹ con Tràng: ngụ cư, nghèo túng, không lấy nổi vợ cho con... tiêu biểu cho người dân xóm nghèo, thế nhưng tình cảnh người đàn bà theo Tràng làm vợ còn thê thảm và đáng thương hơn nữa:
diện mạo, ăn mặc, ý thức theo Tràng kiếm miếng ăn...
Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng.
Mị – nhân vật chính, là người con dâu gạt nợ của gia đình thống lí Pá Tra, sống trong cảm giác chai lì, lầm lũi, ý thức dường như tê liệt, thế nhưng từ đáy sâu tâm hồn của cô là sức sống tiềm tàng mãnh liệt chỉ đợi thời cơ để bừng sáng. 
Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm
Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống và hi vọng vào một tương lai tươi sáng.
Ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng.
2. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. 
- Lòng yêu nước, căm thù giặc.
- Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống kẻ thù xâm lược.
- Đời sống tâm hồn, tình cảm cao đẹp.
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng hình tượng và những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa,...
3. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu:
- Cuộc sống có những nghịch lí mà con người buộc phải chấp nhận, "sống chung" với nó.
- Muốn con người thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn.
- Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa giống như một gợi ý về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng. Khi quan sát từ "ngoài xa", người nghệ sĩ sẽ không thể thấy hết những mảng tối, những góc khuất. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con người. Nghệ thuật mà không vì cuộc sống con người thì nghệ thuật phỏng có ích gì. Người nghệ sĩ khi thực sự sống với cuộc sống, thực sự hiểu con người thì mới có những sáng tạo nghệ thuật có giá trị đích thực góp phần cải tạo cuộc sống.
4. Đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ:
- Phân tích hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba qua độc thoại nội tâm, đối thoại với các nhân vật đặc biệt là đối thoại với xác anh hàng thịt.
+ Trương Ba bây giờ không còn là Trương Ba ngày trước.
+ Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng.
+ Mọi người xót xa trước tình cảnh của Trương Ba, xác anh hàng thịt cười nhạo Trương Ba, bản thân Trương Ba vô cùng đau khổ, dằn vặt.
- Phân tích thái độ, tâm trạng của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba để rút ra chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung.
+ Cuộc đối thoại với Đế Thích, đặc biệt lời thoại mang ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
+ Cái chết của cu Tị và những hình dung của Hồn Trương Ba khi Hồn nhập vào xác cu Tị.
+ Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba: xin cho cu Tị sống và mình chết hẳn- ý nghĩ nhân văn của quyết định ấy.
- Tổng hợp những điều đã phân tích, đánh giá chiều sâu triết lí và ý nghĩa tư tưởng của vở kịch: sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người.
II. ÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI:
1. Số phận con người của Sô-lô-khốp:
- Ýnghĩa tư tưởng:
Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận.
- Đặc sắc nghệ thuật: 
Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc
2. Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn:
- Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX:
+ Bệnh u mê lạc hậu của người dân.
+ Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong.
- Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
+ Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc.
+ Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,... 
+ Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa ..
3. Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê:
- Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.
- Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.
- Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên. 
- Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời.
4. Hướng dẫn tự học: 
 - Đọc lại toàn bộ phần hướng dẫn học bài của các tác phẩm đã học.
 - Trả lời các câu hỏi sgk.
 - Đọc và soạn bài lí luận văn học.
Duyệt tuần 34 - 14/3/2011
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA12T34KTKN.doc