Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 27 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 27 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 25

Tiết 76,77

THUỐC

(Lỗ Tấn)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

- Ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người.

- Ý nghĩa của hình tượng vòng hoa trên mộ người chiến sĩ CM Hạ Du.

 2. Kỹ năng:

 Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

 3. Thái độ:

 Thuốc chữa bệnh tinh thần rất quan trọng trong đời sống con người.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm

 2. Học sinh: Đọc và làm bài tập

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 27 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25	
Tiết 76,77
THUỐC
(Lỗ Tấn)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
- Ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người.
- Ý nghĩa của hình tượng vòng hoa trên mộ người chiến sĩ CM Hạ Du.
	2. Kỹ năng:
	 Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
	3. Thái độ:
	Thuốc chữa bệnh tinh thần rất quan trọng trong đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, bài chấm	
	2. Học sinh: Đọc và làm bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Những nét chính về Lỗ Tấn giúp hiểu thêm về truyện ngắn “Thuốc”?
- Vì sao Lỗ Tấn chuyển hẳn sang hoạt động văn nghệ? (HS nêu sự kiện xem phim khi học y ở Nhật)
* GV nói nhanh về xã hội TQ cận hiện đại:
- Chiến tranh Nha phiến (1840), sự xâm lấn của Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật đã biến TQ từ nước PK tự chủ -> nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
- Đại bộ phận nhân dân TQ ngu muội, lạc hậu. Họ ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt, không có cửa sổ (Lỗ Tấn) nhưng lại luôn hớn hở, tự đắc như chàng AQ. Trình độ về mọi mặt của TQ và các nước phương Tây có sự chênh lệch lớn.
- Mọi cuộc vận động và phong trào CM đều thất bại: Các cuộc KN nông nhân mà đỉnh cao là Thái Bình thiên quốc -> các phong trào phản đế mà tiêu biểu là Nghĩa Hòa đoàn; từ cuộc vận động “bách nhật duy tân” -> CM Tân Hợi (1911) lật đổ triều Mãn Thanh đưa lại cho TQ cái tên “Trung Hoa dân quốc” nhưng thực chất chỉ “thay thang mà không thay thuốc”.
HĐ2
- “Thuốc” đề cập đến vấn đề gì?
- GV hướng dẫn HS tóm tắt TP.
H: Bố cục mấy phần? (4 phần)
* Thử đặt tiêu đề cho 4 phần của tác phẩm? -->mua Thuốc (pháp trường - đêm)
-> uống Thuốc (bếp - sáng)
-> bàn về Thuốc (sáng - quán trà)
-> hậu quả của Thuốc (nghĩa địa - tiết thanh minh).
- Hành động, tâm lí, thái độ vợ chồng Hoa Thuyên? 
- HS thảo luận nhóm: trình bày, nhận xét.
*GV giảng: 
+Thời gian có tiến triển: thu -> xuân. Thu là buổi chiều của năm. Mùa thu lá vàng rơi để cây tích nhựa qua đông, đón xuân nảy lộc đâm chồi.
+ Không gian dung di: quán trà nghèo nàn, pháp trường vắng vẻ, bãi tha ma mộ dày khít với một con đường mòn mờ ảo. 
- Đám đông (người râu hoa râm, cậu Năm Gù, người mặt thịt ngang phè, bác Cả Khang,) có suy nghĩ và hành động gì? Em có nhận xét gì từ những suy nghĩ và hành động đó?(Việc lấy máu hạ Du làm thuốc chữa bệnh có ý nghĩa gì?)
*GV: Hệ thống nhân vật trong truyện gồm những mảng nào?
->đám đông quần chúng mê muội 
->người cách mạng cô đơn.
- Cái chết của Hạ Du và bé Thuyên có ý nghĩa gì?
- Em có suy nghĩ gì về hình ảnh vòng hoa? 
 “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên! Ai đã đến đây? Trẻ con không thể đến chơi. Bà con họ hàng nhất định là không ai đến rồi!... Thế này là thế nào?”.
- Câu hỏi của mẹ Hạ Du gợi cho em suy nghĩ gì?
“Du ơi ! Trời có mắt, thật tội nghiệp, chúng nó giết con thì rồi chúng nó sẽ bị báo ứng thôi !” và hình ảnh “con quạ xòe đôi cánh nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa”.
- Nghệ thuật tiêu biểu?
- HS trình bày và bổ sung.
- Gía trị của văn bản?
- HS trình bày, GV tổng hợp.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: 
- Lỗ Tấn (1881 – 1936), nhà văn cách mạng Trung Quốc;
- Người đã từ bỏ nghề thuốc để làm văn nghệ vì cho rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần..
2. Tác phẩm: 
Truyện viết năm 1919, nhằm chỉ ra thực trạng: 
- Nhân dân đắm chìm trong mê muội; 
- Người cách mạng thì xa lạ với quần chúng.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung: 
a. Tình trạng mê muội của người dân Trung Quốc qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:
- Hành động, thái độ, tâm lí của vợ chồng lão Hoa: 
+ Khi đi mua thuốc (chiếc bánh bao tẩm máu người):
+ Khi cho thằng Thuyên uống thuốc (ăn chiếc bánh bao) với niềm tin con mình sẽ khỏi bệnh.
- Thái độ, lời nói số đông người trong quán trà: 
+ Bàn luận về thuốc, cam đoan về khả năng chữa trị bệnh lao của chiếc bánh bao tẩm máu người; 
+ Kháo nhau về chuyện giao nộp người cách mạng để lĩnh thưởng, về cái chết của người cách mạng
b. Mong mỏi về sự thức tỉnh của quần chúng qua hình tượng vòng hoa trên mô Hạ Du:
- Hình ảnh mẹ Hạ Du ra nghĩa địa: suy nghĩ và băn khoăn của bà khi đứng trước mộ con. 
- Chú ý lời bà mẹ khóc con.
2. Nghệ thuật:
- Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng.
- Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc, lối cuốn.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.
- Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để động viên, giác ngộ họ.
 	 4. Hướng dẫn tự học:
	- Lỗ Tấn cảm nhận “căn bệnh” của người dân Trung Hoa như thế nào?
	- Soạn rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài.
Tiết: 78,79
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Vị trí, tầm quan trọng của mở bài, kết bài trong bàn văn nghị luận.
	- Các cách mở bài, kết bài thông dụng trong bài văn nghị luận.
	2. Kỹ năng:
	- Nhận diện và phân tích cách mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận.
	- Có kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong hành văn.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS đọc ngữ liệu 1, 2 phần I trang 112, 113 và trả lời theo yêu cầu sgk.
- HS thảo luận, trả lời, tổng hợp.
- HS đọc ngữ liệu 1, 2 phần II trang 112, 113 và trả lời theo yêu cầu sgk.
- HS thảo luận, trả lời, GV tổng hợp.
HĐ2
- GVgọi HS đọc bài làm đã chuẩn bị ở nhà.
- GV cho HS làm theo nhóm bài tập 3 trang 117. 
- Gọi bất kỳ HS nào đọc để lấy điểm.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Viết phần mở bài:
a. Tìm hiểu cách mở bài:
- Đề bài (1) được trình bày: giá trị nghệ thuật của tình huống truyện “Vợ nhặt” – Kim Lân.
- Thuộc cách mở bài thứ ba.
b. Phân tích cách mở bài:
- (1) quyền tự do, độc lập của dân tộc VN.
- (2) nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ thuật trong bài Tống biệt hành – Thâm Tâm.
- (3) những khám phá đặc sắc, độc đáo của Nam cao về đề tài người nông dân qua tác phẩm Chí Phèo.
 =>Cả ba cách đều gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, hấp dẫn sự chú ý của người đọc hướng tới đề tài.
2. Viết phần kết bài:
a.Tìm hiểu cách kết bài:
- Đề tài: suy nghĩ của anh/chị về nhận vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”.
- Cách (2) phù hợp.
b. Phân tích cách kết bài:
- (1) khẳng định độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân VN đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập.
- (2) ấn tượng đẹp đẽ, không bao giờ phai nhòa về hình ảnh một phố huyện nghèo trong câu chuyệnHai đứa trẻ - Thạch Lam.
=> Cả hai đề tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc.
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1,2:
Bài tập 3:
Duyệt tuần 27 - 24/01/2011
P.HT
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Làm bài tập 1,2 trang 117
	- Soạn Số phận con người.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA12T27 KTKN.doc