Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 26

Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 26

THUỐC

 Lỗ Tấn

A. Mục tiêu bài học:

 1. Veà kieán thöùc: Giuùp hoïc sinh :

- Hiểu được thuốc là hồi chuông cảnh báo sự mê muội đớn hèn của người Trung Hoa vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và cấp thiết phải có một phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân: làm cho người dân giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với người dân.

 2. Veà kó naêng:

- Nắm được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của Lỗ Tấn trong tác phẩm này.

B. Phương pháp thực hiện

 - Gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết giảng.

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần 26	 
Tiết PPCT 76, 77– Văn học.
THUỐC
	Lỗ Tấn
---------------------------------------
A. Mục tiêu bài học: 
 1. Veà kieán thöùc: Giuùp hoïc sinh :
- Hiểu được thuốc là hồi chuông cảnh báo sự mê muội đớn hèn của người Trung Hoa vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và cấp thiết phải có một phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân: làm cho người dân giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với người dân.
 2. Veà kó naêng:
- Nắm được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của Lỗ Tấn trong tác phẩm này.
B. Phương pháp thực hiện
 - Gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
C. Phương tiện thực hiện:
1.Chuaån bò cuûa giaùo vieân: 
 - Ñoà duøng daïy hoïc : Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng. 
2. Chuaån bò cuûa hoïc sinh : 
	+ ChuÈn bÞ SGK, vë ghi ®Çy ®ñ
	+ ChuÈn bÞ phiÕu tr¶ lêi c©u hái theo mÉu.
D. Tiến trình lên lớp:
 	1. OÅn ñònh tình hình lôùp : (1phuùt) Kieåm tra neà neáp, só soá, taùc phong hoïc sinh.
 	2. Kieåm tra baøi cuõ : (5 phuùt)
 -Nỗi lo lắng phấp phỏng vì sợ truyền thống gia đình bị ran nứt được thể hiện ntn trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn?
 -Vì sao mọi người trong gia đình đều yêu quý chị Hoài – Người con dâu đã đi lấy chồng , đã có gia đình mới từ lâu?
 -Bà cô Hiền là một người Hà Nội có những phẩm cách gì tiêu biểu cho người Hà Nội? Vì sao tác giả ví bà như hạt bụi vàng chìm vào lòng đất cổ nghìn năm văn hiến?
 -Nhận xét giọng văn và lời văn tự sự của Nguyễn Khải trong truyện Một người Hà Nội?
	3. Giaûng baøi môùi: 
Tại buổi lễ kỉ niệm 110 năm ngày sinh của Lỗ Tấn (25/9/1991) ở Bắc Kinh, nhà thơ Hạ Kính Chi ca ngợi:
	Lỗ Tấn – Ngọn cờ của cuộc vận động văn hóa Trung Quốc, người mở đường của phong trào văn nghệ, nhà văn, nhà tư tưởng, nhà cách mạng vĩ đại. Cả đời, Lỗ Tấn phấn đấu không chỉ cho sự nghiêp giải phóng dân tộc và cho đất nước giàu mạnh, không ngừng phê phán văn hóa cũ, xây dựng văn hóa mới. Trong cuộc đấu tranh cách mạng, Lỗ Tấn đã trở thành người cộng sản. Phương hướng Lỗ Tấn là phương hướng của nền văn hóa dân tộc Trung Hoa.
	Ở Việt Nam, Lỗ Tấn được yêu mến như là Gorki của Trung Quốc. Bác Hồ là người ngay từ thời trẻ đã thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc.
	GV cho hs xem chân dung của tác giả.
Hoạt động của GV
H/đ HS
Yêu cầu cần đạt
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tác giả- SGK.
GV yêu cầu HS đọc SGK và tóm tắt những nét chính về tác giả.
GV thuyết giảng thêm vài nét về bối cảnh lịch sử của TH thời ấy.
? Lỗ Tấn chủ trương dùng văn chương để làm gi?
?Trong vai trò là một nhà văn thì Lỗ Tấn là một nhà văn ntn?
?Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn?
HS đọc phần Tiểu dẫn
HS đọc và gạch chân ý chính phần Tiểu dẫn.
HS trả lời.
I. Giới thiệu:
1. Tác giả: (1881-1936)
- Tên thật: Chu Thụ Nhân, Lỗ Tấn là bút danh (lấy từ họ mẹ và chữ Tấn hành).
- Quê: phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc.
- Trước khi trở thành nhà văn, ông đã học nhiều nghề: Hàng hải (mong được đi đây đi đó để mở rộng tầm mắt), khai mỏ (làm giàu cho đất nước), nghề y (chữa bệnh những người nghèo ốm mà không thuốc như bố ông). Cuối cùng ông chuyển sang làm văn nghệ với mong muốn cứu nước, cứu dân.
-Ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.
- Tác phẩm gồm 3 tập truyện ngắn, 16 tập tạp văn, 75 bài thơ, 
Þ là nhà văn hiện thực xuất sắc Trung Quốc, có tư tưởng yêu nước tiến bộ.
- Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá thế giới.
2. Truyện ngắn Thuốc
-Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào ngày 25-04-1919 đăng trên tạp chí Tân thanh niên tháng 05-1919, đúng vào ngày bùng nổ phong trào học sinh sinh viên Bắc Kinh, mở đầu cuộc vận động cứu vong (cứu Trung Hoa khỏi diệt vong), thường gọi là Ngũ Tứ. Sau đó in chung trong tập Gào thét, xuất bản năm 1923.
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
GV thuyết trình về tên truyện và mục đích sáng tác truyện của Lỗ Tấn để. HS khắc sâu hơn ý nghĩa nhan đề Thuốc. (lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa)
?: Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người mang ý nghĩa như thế nào?
+ Đối với cách mạng TQ: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
HS đọc và tóm tắt tác phẩm.
HS suy nghĩ các câu hỏi đã soạn ở nhà.
HS trả lời
HS suy nghĩ, tìm ra những tầng ý nghĩa và trình bày.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
*.Đọc- tóm tắt tác phẩm: Một buổi sáng, có người tử tù bị chém. Bố mẹ thằng Thuyên(Vợ chồng lão Hoa) dồn tiền bạc đưa cho tên đao phủ để mau chiếc bánh bao tẩm máu tử tù về chữa bệnh lao cho con. Ăn rồi, thằng Thuyên vẫn không khỏi bệnh mà lại chết. Đến tiết thanh minh, hai người mẹ đều đi thăm mộ con, găp nhau ở nghĩa trang. Trước nỗi đau mất con, họ bắt đầu có sự cảm thông, bước qua con đường mòn cố hữu ngăn cách giữa nghĩa đại người chết chém và người chết bệnh để an ủi nhau.
1. Ý nghĩa nhan đề truyện Thuốc: 
- Thuốc (chiếc bánh + máu người = thuốc chữa bệnh lao) có nhiều tầng ý nghĩa:
+ Thuốc chữa bệnh lao của những người dân u mê, lạc hậu.
+ Đó không phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc độc, mọi người phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh được sùng bái vốn là thuốc độc, phải tìm một thứ thuốc khác.
+Chiếc bánh bao tẩm máu người CM vừa bị giết à Tg muốn gọi ra căn bệnh thờ ơ, không hiểu CM , người Cm lại xa rời quần chúng à hi sinh trong sư cô đơn, thờ ơ của người dân Trung Hoa
?Hạ Du được tác phẩm nói đến như thế nào? 
?Việc làm ấy chứng tỏ Hạ Du là người như thế nào?
? Người TQ lúc ấy nói về anh ta ntn?
?Nguyên nhân vì sao người dân TQ lại nói về anh ta như vậy?
?Qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du em thấy cảm nhận của người dân về người CM ntn? Tác giả muốn nói lên điều gì?
HS suy nghĩ, trao đổi và trả lời.
HS trả lời
2. Hình tượng người cách mạng Hạ Du:
-Là một thanh niên có lí tưởng cách mạng rõ ràng: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành lại độc lập.
- Dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu việc anh làm và không ai ủng hộ.
+ Bị mọi người cho là điên, là làm giặc.
+ Mẹ anh ta không hiểu việc làm của con
+ Người dân lấy máu của anh ta để chữa bệnh.
à Sự xa rời quần chúng nhân dân của những người làm cách mạng là căn bệnh cần chữa trị.
· Những lời bàn luận của đám đông quần chúng: 
+ dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm
+ mê muội, chưa giác ngộ cách mạng. 
à căn bệnh cũng cần chữa trị.
GV nói sơ về chi tiết những nấm mồ được so sánh nhiều như bánh bao nhà giàu mừng thọ. Hình ảnh con đường mòn ở nghĩa địa.
?Trông thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du, cảm xúc của hai bà mẹ ntn? Cảm xúc ấy thể hiện qua câu nói nào?
? Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du có ý nghĩa gì? 
HS theo dõi câu hỏi 3 ở phần Hướng dẫn học bài.
HS trả lời
-Hai bà ngạc nhiên quá đỗi
3. Vòng hoa trên mộ Hạ Du và niềm lạc quan của tác giả:
- Câu hỏi của bà mẹ Hạ Du: Thế này là thế nào? à vừa nói lên sự bàng hoàng sửng sốt, vừa ẩn giấu một niềm vui có người hiểu con mình và hàm chứa đòi hỏi phải có một câu trả lời.
- Đây là vòng hoa tưởng niệm, bày tỏ sự cảm phục và nối bước người đã khuất.
GV thuyết giảng phần này để HS khắc sâu nghệ thuật viết truyện của Lỗ Tấn.
HS lắng nghe.
4. Nghệ thuật:
- Sự cô đọng, súc tích truyền thống Trung Hoa: Tả mà không tả, không tả mà tả. 
- Sắc thái mới mẻ của truyện:
+ Tên tác phẩm: Một sự chú ý nghệ thuật, một sự lựa chọn thâm thuý của tác giả. Thuốc chứa đựng nhiều lớp ý nghĩa.
+ Kết cấu tác phẩm: dung dị, trầm lắng và sâu sắc.
+ Cốt truyện đơn giản: tìm thuốc, mua thuốc, uống thuốc.
+ Thời gian có sự vận động: mùa thu sang mùa xuân à lạc quan của tác giả vào tiền đồ cách mạng. 
+ Không gian truyện rất hiện thực: trầm lắng, tĩnh lặng, chất chứa nỗi niềm.
*Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết.
GV cho HS đọc Ghi nhớ. 
HS đọc Ghi nhớ
III. Tổng kết: 
* Ghi nhớ: (SGK)
*Hoạt động 4: Hướng dẫn HS giải bài tập.
Bài tập 1: GV nêu câu hỏi, gợi ý, yêu cầu HS làm bài tập.
Bài tập 2: GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS giải bài tập ở nhà.
HS thực hiện giải bài tập.
HS làm bài tập ở nhà.
IV. Luyện tập:
Bài tập 1: Gợi ý
- Con đường mòn là biểu tượng của tập quán xấu đã trở thành thói quen, trở thành suy nghĩ đương nhiên.
- Con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém (người phản nghịch, người cách mạng) với nghĩa địa người chết bệnh (nhân dân lao động nghèo khổ)
- Cuối truyện, phải qua một thời gian giác ngộ, hai bà mẹ mới bước qua con đường mòn để đến với nhau.
Bài tập 2: HS làm ở nhà.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Tác giả Lỗ Tấn.
- Nội dung và nghệ thuật văn bản.
Chuẩn bị bài mới: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận.
5. Rút kinh nghiệm, bổ sung
Giáo án tuần 26	 
Tiết PPCT 78– Làm Văn.
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
---------------------------------------------------------------------------
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
	- Ôn tập, củng cố về văn nghị luận nói chung, về chức năng của phần mở bài và kết bài nói riêng
	- Hiểu một cách đầy đủ về chức năng của mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận.
	- Nắm vững hơn các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận.
	- Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài khi viết văn nghị luận.
	- Biết nhận diện những lỗi thường mắc khi viết mở bài, kết bài và có ý thức tránh 
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế dạy học.
C. Phương pháp thực hiện: Kết hợp làm việc cá nhân và tổ chức thảo luận theo nhóm để phân tích ngữ liệu, rút ra các kết luận cần thiết của bài học.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới: 
Lời dẫn của GV: Trong chương trình Ngữ văn THCS, các em đã được tìm hiểu cách viết mở bài và kết bài. Nắm vững nguyên tắc, thuần thục cách viết, chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện đúng phần mở bài, kết bài. Tuy nhiên, từ đúng đến hay là một khoảng cách. Vậy, chúng ta cần phải dày công rèn luyện các kĩ năng này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:
- Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu theo yêu cầu của mục I.1- SGK (chia lớp học thành 4 nhóm để thảo luận) 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến. GV tóm tắt ý kiến của HS ghi lên phần bảng nháp.
- GV đi đến kết luận.
- HD HS phân tích ngữ liệu theo yêu cầu của mục I.2- SGK ( 4 nhóm tiếp tục thảo luận) 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến. GV tóm tắt ý kiến của HS ghi lên phần bảng nháp.
- HD học sinh khác cho ý kiến bổ sung. GV đi đến kết luận.
-Theo anh (chị), phần MB cần đáp ứng Y/C gì trong quá trình tạo lập VB?
- 4 nhóm tiến hành thảo luận.
- Lần lượt trình bày ý kiến.
- Cho ý kiến bổ sung và nghe GV kết luận.
- 4 nhóm tiến hành thảo luận.
- Lần lượt trình bày ý kiến.
- Cho ý kiến bổ sung và nghe GV kết luận.
- Dựa vào hoạt động tìm hiểu ngữ liệu suy nghĩ trả lời theo tinh thần 
I. Viết phần mở bài:
Tìm hiểu ngữ liệu:
Ngữ liệu 1.
- MB (1) chưa đạt yêu cầu. Lí do: nêu những thông tin thừa, không nêu rõ được vấn đề cần trình bày trong bài viết, bắt đầu từ những phạm vi quá rộng so với vấn đề NL.
- MB (2) và (3) là những MB phù hợp với yêu cầu của đề bài: đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, nêu bật được nội dung cần bàn luận.
Ngữ liệu 2.
Vấn đề được triển khai:
MB (1): Quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc là quyền phải có của mỗi người và mỗi dân tộc.
MB (2): Khẳng định vị trí của bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm: một trong mười bài thơ Đường hay nhất.
MB (3): hướng khai thác riêng của Nam cao trong truyện ngắn Chí Phèo về một đề tài quen thuộc - đề tài nông thôn trong VH HTPP.
Mỗi phần MB có những cách thức khác nhau để nêu vấn đề nghị luận một cách linh hoạt, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận:
MB (1): Nêu vấn đề bằng cách sử dụng 1 số tiền đề sẵn có (dẫn lời của những bản Tuyên ngôn nổi tiếng) có nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề cần trình bày.
MB (2): Nêu vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu đối tượng đang được trình bày trong VB (bài thơ Tống biệt hành – Thâm Tâm) với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm tương đồng nổi bật (theo quan niệm của người viết) để từ đó nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày.
MB (3): Nêu vấn đề cũng bằng thao tác so sánh, liên tưởng đối tượng cần trình bày với một số đối tượng khác có đặc điểm tương đồng nhưng chủ yếu nhấn mạnh vào sự khác biệt của đối tượng được nêu trong vấn đề đang trình bày, để từ đó gợi hứng thú cho người đọc, giới thiệu được phạm vi vấn đề một cách rõ ràng.
Cách viết phần mở bài:
è MB không phải là phần nêu tóm tắt toàn bộ nội dung sẽ trình bày trong VB mà điều quan trọng nhất là phải thông báo được một cách ngắn gọn và chính xác về vấn đề nghị luận, gợi cho người đọc hứng thú với vấn đề sẽ trình bày trong VB.
*Hoạt động 2:
- HD HS phân tích ngữ liệu theo yêu cầu của mục II.1- SGK (4 nhóm tiếp tục thảo luận)
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến.
-Yêu cầu các thành viên khác cho ý kiến bổ sung, GV chốt, kết luận.
- HD HS phân tích ngữ liệu theo yêu cầu của mục II.2- SGK (4 nhóm tiếp tục thảo luận)
-Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến.
-Yêu cầu các thành viên khác cho ý kiến bổ sung, GV chốt, kết luận.
-HD HS rút ra kết luận về cách viết phần KB qua câu hỏi trắc nghiệm II. 3- SGK.
-GV kết luận
- 4 nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
- Bổ sung ý kiến và nghe GV kết luận.
- 4 nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
- Bổ sung ý kiến và nghe GV kết luận.
-Dựa vào hoạt động tìm hiểu NL để lựa chọn đáp án đúng (đáp án C)
-Nghe GV kết luận.
II. Viết phần kết bài:
Tìm hiểu ngữ liệu:
Ngữ liệu 1.
KB (1) không đạt yêu cầu:
+ Phạm vi nội dung quá rộng so với YC của đề bài, không chốt lại vấn đề, hoặc tóm tắt lại những nội dung đã trình bày mà không đánh giá, khái quát được ý nghĩa của vấn đề.
+ Không có những phương tiện liên kết cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa KB với các phần đã trình bày trước đó của VB, không có những yếu tố hình thức đánh dấu việc trình bày VB đã hoàn tất.
KB (2) phù hợp với YC của đề bài:
+ Nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề đã trình bày trong toàn bộ VB, có những nhận định đánh giá được ý nghĩa của vấn đề, gợi liên tưởng sâu sắc, phong phú.
+ Có những phương tiện liên kết để củng cố mối quan hệ giữa phần kết và các phần trước của VB, đánh dấu việc kết thúc quá trình trình bày vấn đề nghị luận.
Ngữ liệu 2.
- KB (1): Người viết đã nêu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa của vấn đề đã trình bày: Nước độc lập, đồng thời liên hệ mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề: Toàn thểđộc lập ấy.
- KB (2): Nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước phần kết. Vì thế trong phần kết chỉ cần nhấn mạnh, khẳng định lại bằng 1 câu văn ngắn gọn: Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này. Đồng thời liên hệ mở rộng và nêu nhận định khái quát.
- Cả 2 KB đều dùng các phương tiện liên kết để biểu thị quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần trước đó của VB, dùng những dấu hiệu đánh dấu việc kết thúc quá trình trình bày vấn đề: Vì những lẽ trên, Hơn thế nữa, Bây giờ và mãi sau này
Cách viết phần kết bài
èKB thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề; gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
*Hoạt động 3:
-GV kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức, kĩ năng thực hành của HS qua phần luyện tập.
-Gợi ý bài 1
-Yêu cầu HS lên bảng làm bài 2.
-Yêu cầu HS làm ở nhà bài 3 và chấm điểm thực hành.
-Nghe GV gợi ý.
- Lên bảng trình bày.
III. Luyện tập
1. Bài 1:
- MB (1) người viết giới thiệu trực tiếp vấn đề cần trình bày: trình bày thật ngắn gọn, khái quát về TP và nội dung cần NL trong TP. Ưu điểm: nhấn mạnh ngay phạm vi vấn đề, nêu bật được luận điểm quan trọng nhất cần trình bày, giúp người tiếp nhận nắm bắt một cách rõ ràng vấn đề sắp trình bày.
- MB (2): Giới thiệu nội dung bàn luận bằng cách gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chính qua một số luận cứ và luận chứng, được tổ chức theo trình tự lôgích chặt chẽ: từ phạm vi rộng hơn đến vấn đề chủ yếu. Ưu điểm: giới thiệu vấn đề tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận. Cần lưu ý: phải chọn những luận chứng, luận cứ có giá trị, liên quan đến bản chất của vấn đề.
2. Bài 2:
Những MB, KB được nêu có những lỗi sau:
- MB trình bày quá kĩ, thông tin thừa- không liên quan đến bản chất của vấn đề cần nghị luận; phần giới thiệu vấn đề chính chưa có tính khái quát (sa đà vào việt tóm tắt các luận điểm mà không nhấn mạnh được bản chất của vấn đề)
- KB tiếp tục tóm tắt vấn đề đã trình bày, không nêu được nhận định về ý nghĩa của vấn đề, trùng lặp với MB.
4. Củng cố; Dặn dò:
5. Rút kinh nghiệm, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12 moi hoc ki II Tuan 26.doc