Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 25

Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 25

MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN

(Trích)

 Ma văn Kháng

A. Mục tiêu bài học: Gợi mở một vài vấn đề cơ bản để HS tự tìm hiểu:

 - Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Ma Văn Kháng,một trong số những cây bút có sức sáng tạo dồi dào trong đời sống văn học hiện nay.

 - Tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”, một trong những tiểu thuyết nổi tiếng của văn học Việt Nam đương đại.

 - Những nét lớn về nội dung của trích đoạn.( Vẻ đẹp giản dị ,hồn hậu của người phụ nữ Việt Nam, sức mạnh của những giá trị văn hoá truyền thống)và một nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động.

B. Phương pháp: Kết hợp các phương pháp: Vấn đáp, thuyết giảng, thảo luận nhóm nêu vấn đề,bình chú.

C. Phương tiện: Thiết kế dạy học của GV, SGK, SGV.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 12 tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần 25	 
Tiết PPCT 73– Đọc thêm.
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN 
(Trích)
	Ma văn Kháng
------------------------------------------------------------------
A. Mục tiêu bài học: Gợi mở một vài vấn đề cơ bản để HS tự tìm hiểu:
	- Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Ma Văn Kháng,một trong số những cây bút có sức sáng tạo dồi dào trong đời sống văn học hiện nay.
	- Tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”, một trong những tiểu thuyết nổi tiếng của văn học Việt Nam đương đại.
	- Những nét lớn về nội dung của trích đoạn.( Vẻ đẹp giản dị ,hồn hậu của người phụ nữ Việt Nam, sức mạnh của những giá trị văn hoá truyền thống)và một nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động.
B. Phương pháp: Kết hợp các phương pháp: Vấn đáp, thuyết giảng, thảo luận nhóm nêu vấn đề,bình chú... 
C. Phương tiện: Thiết kế dạy học của GV, SGK, SGV...
C. Tiến trình bài dạy:
 	1 .Kiểm tra bài cũ:
 	2. Bài mới:Giới thiệu: Sau 1975, đất nước ta bước vào một thời kỳ mới, xây dựng và phát triển.Hoàn cảnh xã hội và con người cũng có những thay đổi lớn Đặc biệt, vào những năm 80, khi đất nước ta chuyển mình từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, những thay đổi trong tư tưởng và tâm lý con người Việt Nam càng thể hiện rõ nét.Tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”của nhà văn Ma Văn Kháng là một trong số những tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực này.Tìm hiểu tác phẩm, chúng ta sẽ rút ra cho mình những bài học có giá trị trong cuộc sống hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phần tiểu dẫn
-Yêu cầu HS tự đọc SGK và rút ra những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng.
?Kể tên những tp tiêu biểu của MVK?
? Giới thiệu những nét chính về tác phẩm?
+ HS đọc SGK,tự tìm hiểu thêm theo gợi ý của GV.
I/ Giới thiệu:
1-Tác giả: Sinh năm 1936. Tên khai sinh Đinh Trọng Đoàn quê ở Hà Nội.
-Năm 1964, ông bắt đầu viết văn.
-Năm 1976, ông chuyển về Hả Nội công tác.
-Năm 1988, ông được tăng giải thưởng văn học ASEAN, giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
2 Tác phẩm:
-Tiểu thuyết MLRTV được viết năm 1985. 
- Lấy đề tài : “Gia đình Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ XX”
*Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thêm
- Hướng dẫn xác định vị trí đoạn trích.
- GV có thể tóm lược những sự kiện chính ngay trước và sau đoạn trích.
?Hình ảnh chị Hoài qua những miêu tả trực tiếp và gián tiếp đã gợi cho em ấn tượng gì?Vì sao mọi người trong gia đình lại rất yêu quý chị Hoài?
 -GV tổng hợp nhanh ý kiến, định hướng những nét cơ bản về nhân vật, điểm sơ lược các chi tiết để thuyết minh.
? Em có cảm nhận gì về tâm lý của mọi người, đặc biệt là chị Hoài và ông Bằng trong cảnh gặp gỡ?Theo em cuộc gặp gỡ này ý nghĩa thế nào đối với ông Bằng giữa lúc gia đình đang có nhiều biến động? 
-( Cần gợi ý thêm về nhân vật Cừ, lá thư của ông Bằng kể về Cừ)
-GV điểm lược một số chi tiết chính.
?Em có cảm nhận gì về khung cảnh gia đình trong lễ cúng tất niên?Hình ảnh ông Bằng hiện lên như thế nào?
 ?Qua việc tạo dựng không khí này, theo em nhà văn muốn gửi gắm điều gì đến người đọc?
*Hoạt động 3:
-GV đặt vấn đề, HS tự tìm hiểu.
?Theo em, đoạn trích trên đã đạt được những thành công cơ bản nào về nội dung, nghệ thuật?
- HS dựa vào SGK xác định vị trí đoạn trích.
- HS phát biểu ấn tượng về nhân vật chị Hoài và nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật này.
HS tự tìm hiểu các chi tiết theo gợi ý
- HS suy nghĩ .
( Lưu ý tình cảm yêu thương và tin cậy mà ông Bằng dành cho chị Hoài)
-HS tự tìm hiểu các chi tiết theo gợi ý
- HS phát biểu cảm nhận về không khí chung và phát hiện điều gửi gắm của tác giả.
(Chú ý việc ông không nhắc đến tên Cừ trong lời khấn trước bàn thờ tổ tiên..)
HS lắng nghe – ghi nhớ.
HS ghi câu hỏi để tự tìm hiểu.
II/ Đọc và bình chú đoạn trích:
1/ Vị trí đoạn trích:
- Trích từ chương 2 của tiểu thuyết.
- Ông Bằng và mọi người đang rất buồn vì Cừ bỏ xí nghiệp và có tin là đã vượt biên. Ông viết thư cho chị Hoài và chị đã lên thăm gia đình vào buổi chiều tất niên.
2/Tìm hiểu:
 a/ Hình ảnh chị Hoài :
- Qua miêu tả trực tiếp (diện mạo, ngôn ngữ) và gián tiếp ( trong hồi
ức của mọi người), nhà văn đã tạo ra ở người đọc một ấn tượng đầy thiện cảm về một vẻ đẹp giản dị, hồn hậu.
- Với tâm hồn nhân hậu và lối sống nghĩa tình, thuỷ chung, chị đã chinh phục trái tim người khác.
 - Chị là một hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
b/ Cuộc gặp gỡ cảm động và lễ đón tất niên ấm cúng:
+ Cuộc gặp gỡ : 
 -.Cảnh gặp gỡ vừa vui mừmg vừa xót thương. Nó xoa dịu niềm cô đơn và tiếp thêm niềm tin cho ông Bằng trong cảnh ngộ gia đình hiện tại.
+ Lễ cúng tất niên:
- Không khí trang nghiêm, lời khấn thành kính, bữa cơm tất niên tươm tất được chuẩn bị chu đáo, sự vui vẻ, hân hoan của mọi người làm nên cái ấm áp của tình cảm gia đình.
- Ông Bằng hiện lên như là sự đại diện cho nề nếp, kỷ cương trong gia đình
=> Tất cả như toát lên một sức sống vững bền của tình cảm gia đình, tình cảm cộng đồng.
3/ Chủ đề:
- Đoạn văn đã góp phần thể hiện rõ nét chủ đề của tác phẩm. Đó là sự khẳng định mạnh mẽ sức mạnh của những giá trị tinh thần mà tình cảm gia đình, cộng đồng đã tạo dựng trong mỗi con người.
	3. Củng cố - Dặn dò: Soạn bài Một người Hà Nội
	4. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Giáo án tuần 25	 
Tiết PPCT 74– Đọc thêm.
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
	Nguyễn Khải
-------------------------------------------------------------------
A. Mục tiêu bài học: 
- HS cảm nhận được vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội qua hình tượng nhân vật bà Hiền.
- HS nắm được một số nét cơ bản trong nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn Khải: cách kể chuyện, giọng văn, chất triết lý...
B.Phương pháp: 
Đọc diễn cảm, phát vấn, thảo luận.
Các hình thức trực quan như xem phim, ảnh tư liệu về Hà Nội
C. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, Thiết kế bài giảng.
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
3.Bài mới: ( Lời giới thiệu vào bài): Nguyễn Khải tâm sự về Hà Nội:
Bây giờ Hà Nội lại đang đẹp. Mỗi ngày lại đẹp ra. Lắm lúc nghĩ cũng tiếc vì đã trót đưa vợ con vào sống trong Sài Gòn. Tiếc thì tiết thì chứ không thể làm lại được. Một chân đã thông vào cõi hư vô rồi thì không nên bắt đầu bất cứ việc gì nữa. Không còn thì giờ để ganh ghét, để hờn giận. Chỉ còn đủ thời gian để làm lành, có thua thiệt vẫn cứ nên làm lành. Văn chương làm lành cố nhiên là không hay rồi. Thôi kệ! vì cũng chẳng còn hơi sức đâu mà gây sự, dầu chỉ là gây sự vặt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1 : H.dẫn HS tìm Tiểu dẫn.
- Nêu những nét chính về Nguyễn Khải?
- Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu của ông.
- Tại sao Nguyễn Khải đặt tên cho tác phẩm là “Một người Hà Nội”?
HS đọc Tiểu dẫn, trả lời.
HS nêu tên tác phẩm.
- HS trả lời theo cách cảm nhận riêng của mình.
-HS đọc văn bản và phần chú thích.
- HS trả lời.
I. Giới thiệu:
 1. Tác giả (1930-2008):
- Nhà văn được rèn luyện, trưởng thành trong quân ngũ.
- Một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi VN từ sau cách mạng tháng 8/1945.
- Nhà văn luôn xông xáo, bám sát thời sự, khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm lý sâu sắc.
- Tác phẩm tiêu biểu (SGK)
 2. Tác phẩm “Một người Hà Nội”:
 a) Hoàn cảnh ra đời:
- 1960, gắn với công cuộc đổi mới của đất nước, đổi mới của văn học.
 b) Xuất xứ:
- Rút từ tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi” (NXB Hà Nội 1995).
 c) Nhan đề: thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
- Là sự trình bày cảm nhận, cách nhìn, quan niệm về người Hà Nội của nhà văn.
- Định hướng tư tưởng của tác phẩm.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc văn bản, chú thích, tìm hiểu văn bản.
- Nhân vật trung tâm của tác phẩm là ai?
- Nhân vật này được thể hiện qua cái nhìn của ai? 
- Giới thiệu vài nét về cô Hiền? 
- Nếp sống của cô Hiền thể hiện ở những mặt nào? Tìm chi tiết và nhận xét?
- Cách dạy con của cô Hiền có gì đáng lưu ý?
- Trước những biến động của thời cuộc, nếp sống cô Hiền có thay đổi không? ® Vậy cô Hiền là người như thế nào?
(GV giảng giải về hoàn cảnh đất nước những năm trước 1955, thời chống Pháp)
- Vì sao bà Hiền vẫn ở lại Hà Nội khi nhiều người đã tản cư?
?Từ đó cho thấy điều gì về nhân vật cô Hiền?
(GV diễn giảng về không khí ở Hà Nội sau hòa bình lập lại)
- Thái độ của cô Hiền trước niềm vui chiến thắng và cách cư xử của người chung quanh? Qua đó cho thấy cô Hiền là người như thế nào?
-Trong hoàn cảnh cả nước ra trận, thái độ của cô Hiền như thế nào khi các con tình nguyện ra chiến trường? Điều đó thể hiện qua những câu nói nào?
-Ta phát hiện ra điều gì trong nhân cách cô Hiền? 
- Qua những gì vừa tìm hiểu, hãy cho biết vì sao tác giả gọi cô Hiền là “một người Hà Nội”? 
- Theo em người Hà Nội phải có phong thái và cốt cách như thế nào?
- Em có nhận xét gì về nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm?
- HS trả lời (nhân vật cô Hiền được thể hiện qua sự khám phá của nhân vật “tôi”).
- HS trả lời: cách ăn ở, quản lý gia đình...
. Chọn bạn trăm năm là một ông giáo tiểu học hiền lành, chăm chỉ...
. Nghĩ đến việc nuôi dạy con chu đáo khác cách nghĩ của người cùng thời. 
- “chúng mày là người Hà Nội”
- HS trả lời (không thay đổi : kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, sau 1975)
- HS trả lời (chỉ vì bà không thể rời xa Hà Nội) 
HS trả lời (không hài lòng trước ngôn ngữ ồn ào, xô bồ; nhận xét “vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”
- HS trả lời:bằng lòng cho con ra trận, “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè...”
HS khái quát
- Người Hà Nội phải có phong thái, cốt cách: từ lối sống, cách nghĩ, cách nhìn nhận, cách ứng xử đều phải có chuẩn, cái quan trọng là phải luôn giữ gìn văn hóa đất kinh kì.
II. Đọc - hiểu:
 1. Hình tượng nhân vật cô Hiền:
a) Lai lịch: gốc Hà Nội, có nhan sắc, thông minh, gia đình nề nếp, yêu văn chương.
 b) Nếp sống:
- Hôn nhân: Nghiêm túc, thực tế
- Sinh con: Có ý thức trách nhiệm.
- Quản lý gia đình: Chủ động, tự tin trong vai trò của người mẹ, người vợ.
- Dạy con: Chú ý đến “văn hóa của người Hà Nội”
- Cách sinh hoạt: không thay đổi trước biến động của thời cuộc.
* Cô Hiền là người bản lĩnh, thức thời, khôn ngoan và sắc sảo.
 c) Cách ứng xử trước thời cuộc:
- Trước 1955: Ở lại Hà Nội.
" Có tình yêu Hà Nội, gắn bó với Hà Nội.
- Sau năm 1955: Nhận ra niềm vui hơi quá mức và có phần thỏa mãn của con người sau chiến thắng.
" Trầm tĩnh, từng trải và tỉnh táo
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ: tôn trọng danh dự của con, bằng lòng cho con ra trận.
" Là người giàu lòng tự trọng, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. 
* Cô Hiền là người luôn có ý thức giữ gìn nền nếp gia phong, truyền thống của đất kinh kì, là một nhân cách sống biết tự trọng.
2. Nhân vật người kể chuyện:
- Yêu Hà Nội, hiểu Hà Nội, say mê nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.
-Có cái nhìn lịch lãm, sâu sắc.
-Cách kể chuyện vừa thân tình vừa hóm hỉnh nhưng vẫn khẳng định được giá trị của kinh nghiệm cá nhân.
- Giọng kể: Chiêm nghiệm- triết lý.
- Ngôn ngữ: vừa giản dị vừa giàu ngụ ý và triết lý.
- Tác phẩm đã có những thành công nào về mặt nghệ thuật?
1. Cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn là biểu hiện của văn hóa Hà thành và cũng là biểu tượng của truyện ( cây si nghiêng đổ " cây si sống lại...)
 2. “Hạt bụi vàng...” là hình ảnh đặt sắc thể hiện sự khái quát nghệ thuật cao... Nói lên phẩm chất phong phú của nhân vật.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
- HS trả lời (điểm nhìn, cách kể , giọng điệu, ngôn ngữ)
Nghệ thuật trần thuật, xây dựng nhân vật, cách tổ chức cốt truyện, chi tiết nghệ thuật...
- HS chia làm 4 nhóm, 2 nhóm thảo luận 1 câu.
3. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật trần thuật:
 + Đặt một sự việc, một hiện tượng trước nhiều cách đánh giá.
 + Kể bằng đối thoại, bằng phân tích, bình luận.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa tính cách nhân vật qua lời kể và đối thoại.
- Chi tiết nghệ thuật đặc sắc: Hình ảnh cây si cổ thụ, hạt bụi vàng...
III- Luyện tập: 
 1. Hình ảnh cây si ở cuối truyện gợi cho em suy nghĩ gì?
 2. Vì sao tác giả gọi cô Hiền là “hạt bụi vàng của Hà Nội”?
4. Củng cố - Dặn dò: Về nhà, làm bài tập nâng cao vào vở. Soạn bài: "Thực hành về hàm ý"
5. Rút kinh nghiệm, bổ sung.
Giáo án tuần 25	 
Tiết PPCT 75– Tiếng Việt.
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý (tt) 
-------------------------------
A. Mục tiêu bài học: 
	Giúp Hs nắm được:
1. Kiến thức: Tiếp tục ôn tập, củng cố, nâng cao những hiểu biết về hàm ý, hành động nói, về hội thoại và về các phương châm hội thoại.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phát hiện và giải mã các hàm ý trong hoạt động giao tiếp và trong cảm thụ các tác phẩm thơ văn.
B. Phương pháp thực hiện
 - Gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
C. Phương tiện thực hiện:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án .
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
 Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị bài học theo HDHB.
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút
Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ: 4ph
 3. Giảng bài mới: 
 - Tạo tâm thế tiếp thu bài mới.
- Giới thiệu bài: 
Hoạt động của GV
H/đ của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm để giải quyết các bài tập.
*Hoạt động 2: Sau khi hs trả lời, GV sửa chữa, hoàn thiện và củng cố. 
HS đọc đoạn trích rồi phân tích theo các câu hỏi.
Bài tập 1
a) Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, ông lí đã đáp lại bằng một hành động nói mỉa: (theo ông, việc quan cần phải lí trí, cứng rắn, khách quan,...). Bằng hành động nói mỉa đó, ông lí đã kiên quyết khước từ lời van xin của bác Phô.
b) Ông lí bác bỏ với hàm ý mỉa mai và cả hàm ý: Ta là người có quyền, ta không cho phép thì làm gì được ta. Như vậy theo hàm ý thì phương án D là hợp lí.
HS đọc đoạn trích và phân tích theo các câu hỏi.
Bài tập 2
a) Câu hỏi đầu tiên của Từ không chỉ hỏi về thời gian mà quan trọng hơn là còn có hàm ý nhắc khéo Hộ đã đến ngày nhận tiền nhuận bút như hàng tháng à Hộ cần đi nhận. Hàm ý đó được Hộ suy ra, nhận biết được ngay và nói rõ lượt trả lời.
b) Câu nhắc khéo của từ (lượt lời thứ hai) thực chất có hàm ý là: muốn Hộ đi nhận tiền vẻ để trả nợ tiền thuê nhà (thực hiện gián tiếp thông qua hành động thông báo vê việc người thu tiền nhà sáng nay đã đến).
c) Tại cả hai lượt lời, Từ tránh nói trực tiếp đến vấn đễ cơm áo gạo tiền: Từ đã chọn cách nói gián tiếp, có hàm ý, nhằm nhiều mục đích: Cách dùng hàm ý của từ thể hiện sự tế nhị với chồng, tránh làm tổn thương đến mặc cảm của chồng. Và Từ sẽ có cớ để tự bào chữa nếu chồng có nổi giận.
HS xem lại bài thơ Sóng Của Xuân Quỳnh và nhận định: 
Bài tập 3
-Lớp nghĩa tường minh của bài thơ là nói về sóng biển.
 -Hàm ý là nói đến các trạng thái tình cảm vô cùng phức tạp của một người con gái đang yêu.
 -Đã là tác phẩm văn học thì hiển nhiên phải có hàm ý, nếu không nó sẽ trở thành văn bản hành chính. Hàm ý tạo nên tính hàm xúc, tính đa nghĩa cho tác phẩm văn học. Do đó tìm hàm ý trong tác phẩm văn học thường là không dễ dàng, không giống nhau đối với mọi người.
Bài tập tổng kết kiến thức. GV cần nhấn mạnh các ý trả lời để chọn được một đáp án đúng nhất.
Qua các bài tập hai tiết thực hành về hàm ý, HS đi đến nhận định: 
Bài tập 4
Dùng cách nói có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết mang lại những tác dụng và hiệu quả giao tiếp rất lớn. Tuy nhiên, tuỳ theo từng ngữ cảnh mà hàm ý có một tác dụng hay một số tác dụng. Chẳng hạn: 
Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh (ví dụ: lời ông lí nói với bác Phô gái, lời Chí Phèo nói với Bá Kiến,...). 
- Thể hiện được sự tế nhị, khéo léo trong giao tiếp ngôn ngữ, giữ được thể diện của các nhân vật giao tiếp và tính lịch sự trong giao tiếp (ví dụ: lời Từ nói với Hộ, lời bà đồ nói với chồng,...). 
- Tạo ra những lời nói hàm súc, nói được nhiều hơn những điều mà từ ngữ thể hiện (ví dụ: lời của A Phủ nói với Pá Tra, bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh,...).
- Người nói không phải chịu trách nhiệm về hàm ý (ví dụ: lời Từ nói vời Hộ,...).
Như vậy, phương án D là câu trả lời đúng và đủ ý nhất.
Bài tập 5
Trong những câu trả lời ở bài tập, chỉ có hai câu trả lời thuộc loại trực tiếp, không dùng hàm ý (Rất thích; Thích nhất trong các truyện ngắn Việt Nam). Còn lai đều là những câu trả lời có hàm ý, dù là ý khẳng định hay phủ định.
	Dặn dò:	
	-Nhận xét chung tiết học
-Tiết sau: Soạn bài Thuốc của Lỗ Tấn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12 moi hoc ki IITuan 25.doc