Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 22 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 22 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 22

Tiết 61,62

VỢ NHẶT

(Kim Lân)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tinh yêu vào cuộc sống, tình thương yêu đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

- Xây dựng tình huuống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

 2. Kỹ năng:

 - Củng cố, nâng cao các kĩ năng đọc – hiểu truyện hiện đại.

- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

 3.Thái độ: Yêu thương, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người.

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 22 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
Tiết 61,62
VỢ NHẶT
(Kim Lân)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tinh yêu vào cuộc sống, tình thương yêu đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
- Xây dựng tình huuống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc..
	2. Kỹ năng:
	- Củng cố, nâng cao các kĩ năng đọc – hiểu truyện hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
	3.Thái độ: Yêu thương, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, phát vấn, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn và nêu những nét chính về nhà văn Kim Lân.
- Nêu xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt ?
* GVgợi ý chia bố cục:
+ Đoạn 1 : Tràng đưa người vợ nhặt về nhà.
+ Đoạn 2: Kể lại chuyện hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng.
+ Đoạn 3: Tình thương của người mẹ già nghèo khó đối với đôi vợ chồng mới. 
+ Đoạn 4: Lòng tin về sự đổi đời trong tương lai.
* GV sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh để giới thiệu cho HS hiểu thêm về bối cảnh xã hội Việt Nam năm 1945.
HĐ2: 
* GV dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt, Tình huống truyện?
+ Những người hành khất: “từ Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ”
+ Không khí chết chóc bao trùm: “Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây năm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”
+ Đàn quạ săn xác người cứ lượn từng đàn như những đám mây đen. 
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Tràng?
- HS phân tích, dẫn chứng và tổng hợp.
->giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ;
-> Câu “nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình và Tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà.
*GV diễn giảng:Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn chưa ý thức thật đầy dủ (hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trên đê Sộp).
“Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”,“Bây giờ hắn mới nên người, hắn thấy có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”
- Vì sao thị quyết định theo không Tràng? 
- Trên đường về biểu hiện của thị ra sao?
+“Thị cắp hẳn cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn”
+ Khi nhận thấy những cái nhìn tò mò của người xung quanh, “thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước níu cả vào chân kia”
- Diễn biến tâm trạng của bà cụ tứ khi Tràng đưa vợ nhặt về ra mắt mẹ?
 “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.”
“Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được”
“Sáng hôm sau, bà cảm thấy “nhẹ nhỏm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”
- Trong bữa cơm đầu tiên bà cụ Tứ nói những chuyện gì? Qua đó cho ta có cảm nhận gì về suy nghĩ của người mẹ nghèo này? 
"Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra mà ông giời cho khá .. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. "khi nào có tiền ta mua lấy đôi gài, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem".
- Nhận xét của em như thế nào về ba nhân vật?
- Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân?
 (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí ngân vật, ngôn ngữ,)
- HS thảo luận và trả lời theo những gợi ý, định hướng của GV.
-> Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
- Hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
- HS phát biểu và tổng hợp.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả:
Kim Lân (1920 - 2007): thành công về đề tài nông thôn và người nông dân; có một số tác phẩm có giá trị về đề tài này.
2.Tác phẩm:
Vợ nhặt (in trong tập Con chó xấu xí, 1962) được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Nhân vật Tràng: 
- Người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở;
- Luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc;
b. Người “vợ nhặt”: 
- Nạn nhân của nạn đói. 
- Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến “thị” chao chát, thô tục và chấp nhận làm “vợ nhặt”. 
- Sâu thẳm trong con người này vẫn khao khát một mái ấm. “Thị” là một con người hoàn toàn khác khi trở thành người vợ trong gia đình.
c. Bà cụ Tứ: 
- Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; 
- Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha; 
- Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.
=>Ba nhân vật có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng và ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai”.
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng được tình huống truyện độc đáo; 
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
- Ngôn ngữ một mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
3. Ý nghĩa văn bản:
Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Tìm đọc trọn vẹn Vợ chồng A Phủ và tóm tắt tác phẩm.
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong “đêm tình mùa xuân” và đêm cởi trói cứu A Phủ.
-
Tiết: 63,64
RỪNG XÀ NU
(Nguyễn Trung Thành)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	2. Kỹ năng:
	3.Thái độ:
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV kết hợp với những hiểu biết cá nhân, hãy giới thiệu về nhà văn Nguyễn Trung Thành (cuộc đời, sự nghiệp, đặc điểm sáng tác,) ?
- Tác phẩm: 
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối. 
- Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. 
- Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm cả nước sục sôi đánh Mĩ, được hoàn thành ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung bộ.
 - Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trước 1960, nhưng chủ đề tư tưởng tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình
HĐ2
*Ý nghĩa nhan đề:
- Chứa đựng cảm xúc của nhà văn và tư tưởng chủ đề tác phẩm. 
- Gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, sức sống bất diệt của cây và tinh thần bất khuất của con người. 
-> Mang cả ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng. 
- Hình tượng rừng xà nu? 
*Gợi ý dẫn chứng:
"vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết". 
- Sức sống mãnh liệt của rừng xà nu mang ý nghĩa gì? 
"trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy". 
"Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên”.
 "cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời".
"Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng". 
“ đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”
- Hình ảnh cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt chạy tít đến tận chân trời xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm gợi cho em ấn tượng gì?
- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày và tranh luận với các nhóm khác.
- Phẩm chất của người anh hùng Tnú? 
+ được học chữ, đã có ý thức lớn lên sẽ thay cho anh Quyết lãnh đạo cách mạng, cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết, làm giao liên
+ giặc tra tấn tàn bạo, lưng ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng vẫn gan góc, trung thành
- Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết 4 lần nhắc tới ý: "Tnú không cứu được vợ con" để rồi ghi tạc vào tâm trí người nghe câu nói: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo".
- Cảm nhận về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man?
+ HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày và tranh luận với các nhóm khác.
+ GV định hướng, nhận xét và điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ bản.
- GV nêu vấn đề để HS tìm hiểu vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.
- GV khuynh hướng sử thi được thể hiện qua những phương diện nào?
- Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả?
- Ý nghĩa của văn bản?
- HS phát biểu, GV tổng hợp.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả: 
 Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.
2. Tác phẩm: 
 Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965; đăng trên tạp chí văn nghệ quân đội giải phóng Trung Trung bộ (Số 2-1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung: 
a. Hình tượng cây xà nu: 
- Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man.
- Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh CM. 
- Vẻ đẹp, những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu, những đặc tính của xà nulà hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sự khát khao tự do và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung.
b. Hình tượng nhân vật Tnú: 
- Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí;
- Có tính kỉ luật cao, trung thành với CM;
- Có một trái tim yêu thương và sôi sục căm thù: Sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: 
+ Thù của bản thân, 
+ Thù của gia đình, 
+ Thù của buôn làng.
- Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của Tnú điển hình cho con đường đến với CM của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: 
+ Phải dùng bạo lực CM để tiêu diệt bạo lực phản CM; 
+ Đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
c. Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau: 
- Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như T nú; - Sự hi sinh của những con người như Tnú góp phần là cho những cánh rừng mãi mãi xanh tươi.
2. Nghệ thuật:
- Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (cụ Mết; Tnú, Dít...)
- Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu-một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc-tạo nên màu sắc sử thi và lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.
- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm,
3 Ý nghĩa văn bản:
- Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người VN nói chung trong cuộc đấu tranh GP dân tộc;
- Khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
4. Hướng dẫn tự học:
	- Tóm tắt truyện Rừng xà nu và giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
	- Phân tích các nhân vật: cụ Mết; Dít; Heng.
Duyệt tuần 22 - 27/12/2010
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA12T22CHUAN KTKN.doc