Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 20 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 20 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 20

Tiết: 55,56

VỢ CHỒNG A PHỦ

(Trích – Tô Hoài)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ánh sáng thống trị của phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ.

 2. Kỹ năng:

 - Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm.

- Và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

 3.Thái độ: Yêu thương, trân trọng số phận con người

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 20 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Tiết: 55,56
VỢ CHỒNG A PHỦ
(Trích – Tô Hoài)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ánh sáng thống trị của phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào vùng cao.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chân thực; miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn ngôn ngữ mang phong vị và màu sắc dân tộc, giàu tính tạo hình và đầy chất thơ.
	2. Kỹ năng:
	- Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm.
- Và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
	3.Thái độ: Yêu thương, trân trọng số phận con người.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV nêu những nét chính về tác giả? 
- HS dựa vào bài soạn qua đọc tiểu dẫn và nêu những nét chính về tác giả.
- GV nêu xuất xứ tác phẩm?
- HS dựa vào bài soạn trả lời.
- GV Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cốt truyện 
HĐ2
- GV cho HS đọc đoạn văn giới thiệu sự xuất hiện của nhân vật Mị? nêu em cảm nhận ban đầu như thế nào về Mị?
- HS tìm chi tiết Mị rất đẹp, rất tài hoa, rất tự trọng.
 *lời giới thiệu về Mị, công việc, không gian căn buồng của Mị,
- GV ban đầu, Mị có những phản kháng nào?
* GV bình giảng ý định ăn lá ngón của Mị.
- GV cho HS thảo luận về hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân?
->thiên nhiên, tiếng sáo gọi bạn, bữa rượu,
->kỉ niệm sồng dậy, sống với tiếng sáo, ý thức về thời gian, thân phận,
->thắp đèn, quấn tóc,
- HS cho HS đọc đoạn văn thể hiện nỗi đau về tinh thần của Mị?
- HS đọc đoạn văn thể hiện tâm trạng Mị lúc thấy A Phủ trói đứng trong đêm? Bình luận?
- GV nguyên nhân nào đã khiến Mị có hành động cắt dây trói cho A Phủ?
- GV vì sao nói A Phủ là nhân vật có số phận đặc biệt?
- HS trả lời và nhận xét.
*GV bình luận trên cơ sở so sánh với văn bản Chí Phèo của Nam Cao.
- GV giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực mà Tô Hoài muốn nêu lên?
- HS phát biểu, GV tổng hợp.
- GV nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm ?
- HS thảo luận theo nhóm bàn trong 5 phút và cử đại diện trả lời.
- GVghi nhận các ý kiến và chốt lại theo đáp án.
- GV nêu ý nghĩa nội dung tác phẩm?
- HS dựa vào mục Ghi nhớ va trả lời
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. 
- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước.
2. Tác phẩm:
- Vợ chồng A Phủ (1952) là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc, in trong tập Truyện Tây Bắc; 
- Giải Nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tác phẩm gồm hai phần, đoạn trích trong SGK là phần một
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Nhân vật Mị:
- Cuộc sống thống khổ: Mị là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời nhưng vì món nợ “truyền kiếp”, bị bắt làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống 
- Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc: 
+ Mùa xuân đến; 
+ Mị đã thức tỉnh; 
+ Mị muốn đi chơi. 
->Khi bị A Sử trói vào cột, Mị “như không biết mình đang bị trói”, vẫn thả hồn theo tiếng sáo.
- Sức phản kháng mạnh mẽ: 
+ Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng “vô cảm”. 
+ Khi nhìn thấy “dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị xúc động, nhớ lại mình, đồng cảm với người, nhận ra tội ác của bọn thống trị. 
->Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt, đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình.
b. Nhân vật A Phủ:
- Số phận éo le, là nạn nhân ủa hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi (mồ côi cha mẹ, lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ).
- Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm; yêu tự do, yêu lao động; có sức sống tiềm tàng mãnh liệt
c. Giá trị của tác phẩm:
- Giá trị hiện thực: 
+ Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo; 
+ Phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi.
- Giá trị nhân đạo: 
+ Thể hiện tình yêu thương, sự đổng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mang; 
+ Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai thống trị; 
+ Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc;
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yêu khắc họa tâm tư,).
- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ,
3. Ý nghĩa văn bản:
- Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân; 
- Thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; 
- Phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Tìm đọc trọn vẹn Vợ chồng A Phủ và tóm tắt tác phẩm.
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong “đêm tình mùa xuân” và đêm cởi trói cứu A Phủ.
Duyệt tuần 20 - 13/12/2010
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA12T20CHUAN KTKN.doc