Giáo án Ngữ văn 12 tuần 2 - Trường THPT Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 2 - Trường THPT Lê Hồng Phong

Tuần 2 / Tiết 4

đọc văn:

TUYÊN NGÔN đỘC LẬP

Phần một: Tác giả

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

− Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản

trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

− Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu bài văn học sử.

− Có thái độ học tập nghiêm túc và trân trọng những tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh

pdf 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tuần 2 - Trường THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG – GIÁO ÁN NGỮ VĂN 12 Giáo viên: Nguyễn Văn Ưng 
Trang 9 
Tuần 2 / Tiết 4 
 ðọc văn: 
TUYÊN NGÔN ðỘC LẬP 
Phần một: Tác giả 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 Giúp HS: 
− Hiểu ñược những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan ñiểm sáng tác và những ñặc ñiểm cơ bản 
trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. 
− Rèn luyện kĩ năng ñọc – hiểu bài văn học sử. 
− Có thái ñộ học tập nghiêm túc và trân trọng những tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh. 
B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra: 
* Bài cũ: 
Câu hỏi: Nêu các bước làm văn bài nghị luận về một tư tưởng, ñạo lí. Viết dàn ý chung lên bảng. 
− Kiểm tra bài tập về nhà của HS. 
* Việc chuẩn bị bài mới: Kết hợp trong khi hướng dẫn HS tìm hiểu bài mới. 
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV ñọc một ñoạn văn trong bài làm của một HS ñể dẫn vào bài: “Hồ Chí Minh 
là anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ ñại của cách mạng Việt Nam, Người còn là một nhà văn, nhà 
thơ lớn. Sự nghiệp văn chương của Người lớn lao về tầm vóc, ña dạng, phong phú về thể loại và ñặc sắc 
về phong cách nghệ thuật. Sáng tác của Người gồm ba lĩnh vực: văn chính luận, truyện kí và thơ ca.” 
* Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
HOẠT ðỘNG CHÍNH CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ðẠT 
 Hð 1: Tìm hiểu mục I. 
- GV y/c HS ñọc sgk, chú ý nhận ñịnh ñể giới 
thiệu tác giả khi làm văn. 
 Hð 2: Tìm hiểu mục II. 
- Mục 1: GV gọi 1 HS ñọc mục 1. 
H: Quan sát mục 1, cho biết quan ñiểm sáng tác 
của Bác gồm mấy ñiểm chính ? 
- HS trả lời, GV kết luận: ba ñiểm chính. 
H: Hãy nêu nội dung chủ yếu nhất của từng ñiểm 
chính ? 
- HS trả lời, GV củng cố ba ý chính. 
- Mục 2: GV y/c HS quan sát sgk, trả lời câu hỏi 
H: Bác Hồ sáng tác những thể loại văn học nào ? 
- HS trả lời ba thể loại. 
- Mục a: Y/c HS tự ñọc sgk, trả lời 
H: Về văn chính luận của Bác, có mấy nhóm tác 
phẩm ? 
- HS trả lời, GV củng cố: ba nhóm. 
H: GV nêu nhóm thứ nhất gồm những bài ñăng 
I. Vài nét về tiểu sử: 
- ðọc sgk, chú ý nhận ñịnh: Hồ Chí Minh là anh 
hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ ñại của 
cách mạng Việt Nam. 
II. Sự nghiệp văn học: 
1. Quan ñiểm sáng tác: Ba ñiểm chính: 
- Coi Vh có tính chiến ñấu, là vũ khí phục vụ cách 
mạng. Nhà văn là chiến sĩ. 
- Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc, giữ gìn 
sự trong sáng của tiếng Việt, nhà văn phải luôn 
sáng tạo. 
- Phải chú ý ñến mục ñích, ñối tượng tiếp nhận ñể 
có hình thức, nội dung thích hợp, nêu kinh 
nghiệm viết với 4 câu hỏi () 
2. Di sản văn học: Học theo Sgk, chú ý những 
ñiểm chính: 
a. Văn chính luận: 
- Những bài ñăng trên báo: “Nhân ñạo”, “ðời 
sống thợ thuyền”, “Người cùng khổ”, t/p “Bản 
án chế ñộ thực dân Pháp”. ND: Lên án tội ác 
thực dân, kêu gọi nhân dân thuộc ñịa ñoàn kết 
ñấu tranh. 
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG – GIÁO ÁN NGỮ VĂN 12 Giáo viên: Nguyễn Văn Ưng 
Trang 10 
báo ở Pháp và tác phẩm “Bản án chế ñộ thực dân 
Pháp, có nội dung chủ yếu là gì ? 
- HS trả lời, GV củng cố ý chính. 
- GV nêu nhóm 2 là “Tuyên ngôn ðộc lập”, tóm 
tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm. 
H: Giá trị của “Tuyên ngôn ðộc lập” là gì ? 
- HS trả lời, GV nhấn mạnh hai giá trị. 
- GV giới thiệu nhóm 3. 
H: Nội dung chủ yếu của “Lời kêu gọi toàn quốc 
kháng chiến” và “Không có gì quí hơn ñộc lập tự 
do” là như thế nào ? 
- HS trả lời, GV tóm tắt nội dung. 
- Mục b: Y/c HS tự ñọc sgk, trả lời 
H: Truyện kí của Bác viết chủ yếu ở ñâu, những 
tác phẩm tiêu biểu nào ? Nội dung chủ yếu là gì ? 
- HS trả lời, GV củng cố ý. Ví dụ truyện “Vi 
hành”. 
- Mục c: Y/c HS tự ñọc sgk, trả lời 
H: ðọc Sgk phần nói về hoàn cảnh sáng tác tập 
“Nhật kí trong tù” ? 
H: Quan sát Sgk, hãy tóm tắt ND cơ bản của 
“Nhật kí trong tù”. 
- HS trả lời, GV củng cố ý chính. 
H: Ngoài “Nhật kí trong tù”, Bác còn sáng tác loại 
thơ nào ? ND những bài thơ này là gì ? 
- HS trả lời, GV củng cố ý chính. 
- Mục 3: 
H: Hãy tóm tắt những ñiểm chính về phong cách 
nghệ thuật văn chính luận của Bác ? 
- HS trả lời, GV củng cố ý chính. Ví dụ ngắn gọn 
về “Tuyên ngôn ðộc lập” 
H: Khái Quát ñặc ñiểm nghệ thuật truyện và kí 
của Bác ? 
- HS trả lời, GV củng cố ý chính. Ví dụ về “Vi 
hành”. 
H: Thơ Bác có hai loại, hãy khái quát về ñặc ñiểm 
nghệ thuật từng loại ? 
- HS trả lời, GV củng cố ý. 
- “Tuyên ngôn ðộc lập”: vừa có ý nghĩa lịch sử, 
vừa có giá trị văn học. 
- Các bài “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” 
(1946), “Không có gì quí hơn ñộc lập tự do” 
(1966): kêu gọi nhân dân cả nước ñấu tranh 
chống ngoại xâm, giành ñộc lập tự do. 
b. Truyện và kí: 
- Chủ yếu viết ở Pháp, những tác phẩm tiêu biểu 
(theo sgk). ND: vạch trần sự tàn ác của thực dân, 
châm biếm sâu cay bọn tay sai, ñề cao tấm 
gương yêu nước. 
c. Thơ ca: 
∗ Tiêu biểu nhất là “Nhật kí trong tù”: 
- Hoàn cảnh sáng tác: (theo Sgk) 
- ND: Phản ánh, phê phán chế ñộ nhà tù Quốc dân 
ñảng tại Quảng Tây - Trung Quốc. Phản ánh tâm 
hồn và nhân cách cao ñẹp của Bác (yêu thiên 
nhiên, con người, yêu nước, lòng kiên cường, 
lòng lạc quan, trí tuệ sắc sảo) 
∗ Những chùm thơ lẻ: 
- Thơ thuần Việt, thơ chữ Hán: Sáng tác ở Việt 
Bắc trước 1945, trong kháng chiến chống Pháp 
và sau ngày hòa bình. 
- ND: Tuyên truyền, chúc tết, bộc lộ phong thái 
ung dung, hòa nhập với thiên nhiên, nỗi lòng với 
ñất nước, niềm tin chiến thắng. 
3. Phong cách nghệ thuật: 
a. Văn chính luận: 
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, chứng cứ xác 
ñáng, giàu tính luận chiến. 
- Giọng ñiệu ña dạng, giàu cảm xúc, giàu hình 
ảnh. 
b. Truyện và kí: 
- Cốt truyện sáng tạo, tình huống ñộc ñáo, hình 
tượng sinh ñộng. 
- Bút pháp hiện ñại, tính chiến ñấu mạnh mẽ, nghệ 
thuật trào phúng sắc bén. 
c. Thơ ca: 
- Thơ thuần Việt: giản dị, mộc mạc, dễ hiểu. 
- Thơ chữ Hán: kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ 
ñiển và hiện ñại. 
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG – GIÁO ÁN NGỮ VĂN 12 Giáo viên: Nguyễn Văn Ưng 
Trang 11 
- Kết thúc bài học, GV yêu cầu 1 HS ñọc phần kết 
luận trong Sgk.. 
 Hð 3: Củng cố bài học: 
- Dựa vào mục tiêu cần ñạt, GV yêu cầu HS nắm 
vững những kiến thức trọng tâm: Quan ñiểm 
sáng tác, sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ 
thuật. 
- ðọc Ghi nhớ. 
 Hð 4: Hướng dẫn luyện tập 
- GV hướng dẫn HS làm bài tại lớp (nếu còn thời 
gian) hoặc về nhà. 
III. Kết luận: ðọc Sgk 
IV. Luyện tập 
 Bài 1: Có thể phân tích theo hướng: 
- Nghệ thuật cổ ñiển: Bút pháp miêu tả, tính hàm 
súc, phong thái nhân vật trữ tình, .. 
- Bút pháp hiện ñại: tả thực, hình tượng thơ luôn 
vận ñộng, nhân vật trữ tình là chiến sĩ. 
 Bài 2: Bài học trên cơ sở hiểu về tâm hồn 
nhân cách cao ñẹp của Bác qua tập thơ. 
4. Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài: 
a. Học bài: 
− Học về quan ñiểm sáng tác: Cần nêu và giải thích ñược từng nội dung. 
− Về sự nghiệp sáng tác: Nắm vững các thể loại, tác phẩm tiêu biểu, nội dung chủ yếu. 
− Về phong cách nghệ thuật: nắm vững phong cách nghệ thuật trong từng thể loại. 
b. Chuẩn bị bài mới: 
− ðọc kĩ bài viết Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong sgk, nắm vững nội dung của các ñề mục. 
− Làm thử các bài tập luyện tập ra vở nháp. 
   
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG – GIÁO ÁN NGỮ VĂN 12 Giáo viên: Nguyễn Văn Ưng 
Trang 12 
Tuần 2 / Tiết 5 
 Tiếng Việt: 
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG 
CỦA TIẾNG VIỆT 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 Giúp HS: 
− Nhận thức ñược sự trong sáng là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn ñấu lâu 
dài của ông cha ta. Phẩm chất ñó ñã ñược biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau. 
− Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quí trọng di sản của cha ông; có kĩ năng 
nói và viết nhằm ñạt ñược sự trong sáng; ñồng thời biết phê phán và khắc phục những hiện tượng làm 
vẩn ñục tiếng Việt. 
B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra: 
* Bài cũ: 
Câu hỏi 1: Trình bày những nội dung cơ bản về quan ñiểm sáng tác Vh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Câu hỏi 2: Hồ Chí Minh sáng tác những thể loại Vh nào ? Tóm tắt về mảng văn chính luận của Hồ Chí 
Minh. 
* Việc chuẩn bị bài mới: Kết hợp trong khi hướng dẫn HS tìm hiểu bài mới. 
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV hỏi HS: 
− Có 2 câu văn: “Bọn hải tặc ñã ngang nhiên xâm phạm vào hải phận nước ta.” Và “Bọn cướp biển ñã 
ngang nhiên xâm phạm vùng biển nước ta.” 
− Câu văn nào dễ hiểu hơn, vì sao ? 
− HS trả lời, từ ñó GV dẫn vào bài. 
* Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
HOẠT ðỘNG CHÍNH CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ðẠT 
 Hð 1: Tìm hiểu mục I. 
H: Em hiểu dùng tiếng Việt “trong sáng” nghĩa là 
thế nào ? 
- HS trả lời, GV củng cố ý. 
H: Cơ sở nào ñã tạo nên sự trong sáng ấy ? (gợi ý: 
ñọc các mục 1,2,3) 
- HS trả lời, GV củng cố ý: các mục 1,2,3 chính là 
cơ sở tạo nên sự trong sáng của tiếng Việt. 
- Mục 1: 
H: Sgk trình bày một biểu hiện về sự trong sáng 
của tiếng Việt, biểu hiện ñó là gì ? 
- HS trả lời, GV củng cố ý, diễn giảng về một số 
chuẩn mực và qui tắc chung của tiếng Việt như: 
chuẩn dùng từ  chuẩn về câu  bài văn ... 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu vd về sự sáng tạo và 
chú ý. 
- Mục 2, GV yêu cầu HS quan sát mục 2: 
H: ðảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt còn phải 
như thế nào ? 
I. Sự trong sáng của tiếng Việt: 
∗ “Trong sáng”: Nội dung, hình thức rõ ràng, 
dễ hiểu. 
∗ Cơ sở tạo nên sự trong sáng: 
1. Có hệ thống chuẩn mực và qui tắc chung. 
(xem các Vd sgk) 
- Chú ý: Sáng tạo phải dựa trên quy tắc chung. 
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG – GIÁO ÁN NGỮ VĂN 12 Giáo viên: Nguyễn Văn Ưng 
Trang 13 
- HS trả lời, GV chốt ý. 
- Mục 3: GV yêu cầu HS ñọc ñoạn văn ví dụ 
H: Tìm một số từ ngữ thể hiện sự ứng xử có văn 
hóa của hai nhân vật, từ ñó cho biết biểu hiện thứ 
ba về sự trong sáng của tiếng Việt là gì ? 
- HS trả lời, GV củng cố ý. 
 Hð 2: GV hướng dẫn HS luyện tập. 
Bài tập 1: 
- HS ñọc và nêu yêu cầu của bài tập 1. 
H: Hãy phân tích những biểu hiện về sự trong 
sáng trong cách dùng từ ? 
- 1 HS trả lời, HS khác bổ sung, GV nhận xét. 
Bài tập 2: 
- 1 HS ñọc và nêu yêu cầu của bài tập 2. GV yêu 
cầu HS làm bài. 
- Gọi 1 HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV nhận 
xét. 
Bài tập 3: 
- 1 HS ñọc và nêu yêu cầu của bài tập 2. GV yêu 
cầu HS làm bài. 
- Gọi 1 HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV nhận 
xét. 
 Hð 3: Củng cố bài 
- GV hỏi HS ñể củng cố bài học 
H: Kiến thức cần tiếp thu qua bài học này là gì ? 
H: ðể ñảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt cần 
phải làm gì ? 
- HS trả lời, GV củng cố nội dung bài học. 
2. Có vay mượn ngôn ngữ khác nhưng 
không tùy tiện, lạm dụng. 
(xem các Vd sgk) 
3. Lời nói lịch sự, có văn hóa 
(xem các Vd sgk) 
LUYỆN TẬP 
Bài 1: 
- Dùng từ chuẩn xác, hay vì giàu hình ảnh, súc 
tích. 
Bài 2: 
 [Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông 
vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận – (dọc ñường ñi 
của mình) – những dòng nước khác. Dòng ngôn 
ngữ cũng vậy: một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu 
của dân tộc, nhưng nó không ñược phép gạt bỏ, từ 
chối những gì mà thời ñại mang lại.] 
 cần sử dụng dấu câu hợp lí. 
Bài tập 3: 
- file = tệp tin 
- hacker = tin tặc = kẻ ñột nhập trái phép hệ thống 
máy tính. 
 tránh lạm dụng từ ngữ nước ngoài. 
4. Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài: 
a. Học bài: Căn cứ kiến thức cần ñạt ñể học bài. 
b. Chuẩn bị bài mới: ðọc sgk tr. 35-36, xem hướng dẫn ñể chuẩn bị viết bài viết số 1. 
   
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG – GIÁO ÁN NGỮ VĂN 12 Giáo viên: Nguyễn Văn Ưng 
Trang 14 
Tuần 2 / Tiết 6 
 Làm văn: 
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 Giúp HS: 
− Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận ñã học ñể viết ñược bài nghị luận xã hội bàn về một 
vấn ñề tư tưởng, ñạo lí. 
− Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu ñề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội 
như giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận,  
− Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện. 
B. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN: 
1. Học sinh: Ôn kiến thức, kĩ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng, ñạo lí. 
2. Giáo viên: Ra ñề, ñáp án. 
ðỀ BÀI 
Viết bài văn nghị luận (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về truyền thống “Tôn sư 
trọng ñạo” của dân tộc ta. 
ðÁP ÁN VÀ THANG ðIỂM 
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, ñạo lí. Bố cục rõ ràng, kết cấu 
chặt chẽ, diễn ñạt lưu loát; chữ viết cẩn thận, sạch sẽ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
2. Yêu cầu về kiến thức: HS ñạt ñược yêu cầu về kĩ năng. Xác ñịnh ñúng yêu cầu của ñề: trên cơ sở 
những hiểu biết về ñời sống thực tế, trình bày ñược cụ thể, sâu sắc những suy nghĩ về truyền thống “Tôn 
sư trọng ñạo” của dân tộc ta. HS có thể có cách trình bày khác nhau nhưng cần có ñủ các ý sau: 
a. Giải thích (1,0 ñ): “Tôn sư” là kính trọng thầy. Thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy ñạo lí làm người. 
“Trọng ñạo” là coi trọng việc học hành, tiếp thu kiến thức, rèn luyện nghề nghiệp, coi trọng ñạo lí. Ý cả 
câu: “Tôn sư” luôn gắn liền với “trọng ñạo”. “Trọng ñạo” thì phải “tôn sư” và ngược lại. 
b. Trình bày ý kiến (lí lẽ, dẫn chứng). Chủ yếu ñứng trên phương diện là HS ñể bàn luận trong 
phạm vi nhà trường (1,5 ñ): 
- Là truyền thống ñạo lí tốt ñẹp của dân tộc: Tôn vinh người thầy, quí trọng việc học, quí trọng ñạo lí. 
ðặt ra nhiều suy nghĩ trong tư tưởng, hành ñộng trong việc học tập, rèn luyện. 
- Truyền thống ấy càng cần ñược phát huy trong thời ñại ngày nay: thời ñại của tri thức, và khi hiện 
tượng lười biếng, xói mòn ñạo ñức có xu hướng lan rộng trong HS. 
c. Phê phán hiện tượng coi thường thầy cô, lười biếng học hành, gian lận trong thi cử, vi phạm ñạo 
ñức. (HS có thể bàn về ñạo ñức người thầy nhưng phải hợp lí, cụ thể, xác thực; không lợi dụng ñể bịa ñặt, 
nói xấu) 
d. Rút ra bài học cho bản thân (1,5 ñ): Về nhận thức: Hiểu rõ và coi trọng truyền thống của dân tộc. 
Kính trọng, biết ơn, nghe lời thầy cô. Có hành ñộng ñúng: Nói năng, chào hỏi ñến học hành, tu dưỡng  
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC LÊN LỚP 
 Hoạt ñộng 1: GV nêu y/c HS làm bài nghiêm túc, không sử dụng tài liệu, không trao ñổi bài, 
 Hoạt ñộng 2: GV viết ñề lên bảng, HS viết vào giấy làm bài. 
 Hoạt ñộng 3: GV theo dõi, nhắc nhở HS làm bài. 
 Hoạt ñộng 4: Hết giờ làm bài, GV thu bài. 
 Hoạt ñộng 5: GV dặn dò HS: 
− Học bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
− Chuẩn bị cho tiết học sau: Soạn bài Tuyên ngôn ðộc lập. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfGiao an Ngu van 12 Tuan 2.pdf