Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 16 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 16 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 16

Tiết: 46,47

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

(Trích - Hoàng Phủ Ngọc Tường)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

 - Vẻ đẹp độc đáo đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước.

 - Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị; nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình.

2. Kĩ năng: Đọc- hiểu thể ký văn học theo đặc trưng thể loại.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 16 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16
Tiết: 46,47
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
(Trích - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức:
	 - Vẻ đẹp độc đáo đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước.
	 - Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị; nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình.
2. Kĩ năng: Đọc- hiểu thể ký văn học theo đặc trưng thể loại.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
- Tìm hiểu về tác giả.
+ GV Hướng dẫn học sinh đọc “Tiểu dẫn” và rút ra những nét chính về tác giả.
+ HS Nêu những nét chính về tác giả. 
- Trình bày những hiểu biết của em về bài bút kí này: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, kết cấu, vị trí và nội dung của đoạn trích?
* Kết cấu: 
 + Phần 1: Sông Hương ở thượng nguồn.
 + Phần 2: Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế.
 + Phần 3: Sông Hương giữa lòng thành phố Huế. 
* Vị trí văn bản: chỉ là một đoạn trích trong bài bút kí dài về dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế. 
HĐ2
- Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của sông Hương ở thượng lưu?
+ HS (T1,2) hoạt động nhanh và trả lời? 
+ GV Để làm nổi bật được vẻ đẹp ấy nhà văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu quả nghệ thuật của nó?
- Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của sông Hương ở đồng bằng?
+ HS (T3,4) hoạt động và trả lời.
+ GV Sông Hương ở đồng bằng được miêu tả như thế nào? Nêu dẫn chứng minh họa?
- Sông Hương khi đi giữa thành phố được miêu tả như thế nào?
* GV giảng điệu “slow”
- Sông Hương trước khi đi ra biển cả có điểm gì đặc biệt?
- Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của sông Hương được khám phá dưới góc độ văn hóa, lịch sử, đời thường?
+ HS (T1,2) tìm hiểu về văn hoá.
+ HS (T3,4) tìm hiểu lịch sử, đời thường.
“Dòng sông trắng- lá cây xanh”
 (Chơi xuân - Tản Đà)
“Trường giang như kiếm lập thanh thiên”
 (Cao Bá Quát)
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy
 Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
 (Thu Bồn)
* Điều gì đặc sắc trong kết thúc văn bản?
Kể lại huyền thoại về cách lí giải nguốn gốc tên của dòng sông Hương?
- Tìm hiểu Nét đẹp của văn phong HPNT?
+ GV gợi:
->Văn phong của HPNT có điểm gì nổi bật? 
-> biện pháp nghệ thuật đã sử dụng?
- Hướng dẫn học sinh tổng kết.
+ HS đọc phần Ghi nhớ.
+ GV nhấn mạnh những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
 - HPNT là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực;
 - Chuyên về bút ký, là một trong mấy nhà văn viết ký hay nhất của văn học ta hiện nay (Nguyên ngọc); 
- Sáng tác luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.
2. Tác phẩm: 
 - Ai đã đặt tên cho dòng sông? Viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. 
 - Tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích thuộc phần thứ nhất. 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Thủy trình của Hương giang:
 - Ở nơi khởi nguồn: Sông Hương có vẻ đạp hoang dại, đầy cá tính, là bản trường ca của rừng già, là cô gái di-gan phóng khoáng và man dại, là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
 - Đến ngoại vi TP Huế: Sông Hương như người gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến dánh thức. Thủy trình của SH khi bắt đầu về xuôi tựa một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.
 - Đến giữa TP Huế: SH như tìm được chính mình vui hẳn lênmềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu . Nó có những đường nét tinh tế, đẹp như điệu “slow” tình cảm dành riêng cho Huế, như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya 
 - Trước khi từ biệt Huế: SH giống như người tình dịu dàng và chung thủy. Con sông như nàng Kiều trong đêm tình tự, trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa
b. Dòng sông của lịch sử và thi ca:
 - Trong lịch sử: SH mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc.
 - Trong đời thường: SH mang vẻ đẹp giản dị của một người con gái dịu dàng của đất nước.
 - Trong thi ca: là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.
2. Nghệ thuật:
 - Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa;
 - Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm; 
 - Câu văn giàu nhạc điệu.
 - Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả.
3. Ý nghĩa văn bản: 
 - Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; 
 - Bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
4. Hướng dẫn tự học:
- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm,. Viết cảm nghĩ đoạn văn yêu thích nhất ;
- Tìm và phân tích những cách ví von, so sánh độc đáo của HPNT trong đoạn trích./
Tiết: 48
NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI
(Trích Những năm tháng không thể nào quên - Võ Nguyên Giáp)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	 - Qua hồi ức của một vị tướng tài ba mà khiêm nhường, cảm nhận được những nỗ lực to lớn của Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta trong những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám để giữ vững nền độc lập, đêm lại hạnh phúc cho nhân dân, khẳng định vị thế của nước Việt Nam mới. 
- Thấy được tác giả của hồi kí đã có những dòng viết vừa khách quan, vừa dạt dào cảm xúc, tái hiện chân thực những người thực việc thực, những sự kiện lịch sử quan trọng ở vào một thời điểm trọng đại, một giai đoạn đầy khó khăn và vinh quang của đất nước. 
	2. Kỹ năng: Biết cách đọc - hiểu thể loại hồi kí.
	3.Thái độ: Biết trân trọng và không quên những năm tháng đầy khó khăn và vinh quang của đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Dựa vào phần “Tiểu dẫn” trong SGK, giới thiệu những nét chính về tác giả? 
+ HS đọc SGK và trả lời.
- Hãy cho biết tác phẩm ra đời? Nội dung cơ bản của tác phẩm? Hình thức nghệ thuật gì? 
- Tìm hiểu chung về đoạn trích. 
+ Xuất xứ: 
 Đoạn trích “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” là chương XII của tập hồi kí (do nhà văn Hữu Mai thể hiện) 
+ Bố cục: 
 + Đoạn 1 (Từ đầu đến “ập vào miền Bắc”): Giới thiệu.
 + Đoạn 2 (“nước Việt Nam dân chủ cộng hoà .... thêm trầm trọng” ): Những khó khăn mọi mặt của đất nước. 
 + Đoạn 3 (“trong hoàn cảnh như vậy ... ki – lô – gam vàng”): Những biện pháp và nỗ lực của Dảng, Chính phủ, Hồ Chủ Tịch, nhân dân.
 + Đoạn 4 (phần còn lại): Hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh. 
HĐ2 
GV chia lớp thành 4 nhóm - thảo luận trong 8 phút:
- Nhóm 1: Để hồi tưởng về những ngày đầu của nước Việt Nam mới, tác giả đã xuất phát từ điểm nhìn hiện tại nào? Những cảm nghĩ cụ thể của tác giả? 
*Từ hiện tại tác giả hồi tưởng về quá khứ. Tác giả xuất phát từ điểm nhìn của hiện tại và dùng thủ pháp nghệ thuật: đối lập, tương phản.
* Mục đích của tác giả: Nhấn mạnh những khó khăn trong những ngày đầu của nước Việt Nam mới, nhấn mạnh và khẳng định dân tộc ta đã có thế dứng vững mạnh, hiên ngang. 
- Nhóm 2: Phần trích đã nêu rõ những khó khăn, nguy nan của nước Việt Nam mới ra sao? 
- Nhóm 3: Đảng và chính phủ được sự ủng hộ của toàn dân đã có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt như thế nào để đưa đất nước vượt qua gian khó? 
Nhóm 4: Trong cả phần trích đâu là hình tượng tiêu biểu gây ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? 
* GV gợi ý về phần nghệ thuật và ý nghĩa đoạn trích.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: 
- Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911, tại Lộc Thuỷ - Lệ Thuỷ - Quảng Bình.
- Là vị tướng tài ba của quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cách mạng Việt Nam. 
- Là uỷ viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1956 – 1980), Phó Thủ tướng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1978 – 1992) 
2. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh ra đời: Năm 1970 - những năm tháng gay go của cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
- Nội dung: Tác giả hồi tưởng lại và ghi chép lại những sự kiện lịch sử trọng yếu có tính chất bước ngoặt của Cách mạng Việt Nam từ những ngày đầu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến những ngày đầu năm 1970.
- Nghệ thuật: Tác phẩm viết theo thể hồi kí mang tính chân thực, biểu cảm tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của người đọc. 
3. Đoạn trích: 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Những ngày đầu của nước VN mới:
Hiện tại (1970)
Quá khứ
(những ngày đầu của nước VN mới)
- Thời kì làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc đã qua.
- Nước VN đã có tên trên bản đồ thế giới. 
- Mọi hành động xâm lược đều bị trừng trị. Lực lượng CM, chính quyền đã vững mạnh. 
- Bọn Tưởng Giới Thạch chỉ còn là những bóng ma. 
- Thời kì chủ nghĩa đế quốc đang làm mưa làm gió.
- Nước ta chưa có tên trên bản đồ thế giới.
- Gặp mọi khó khăn, lực lượng chính quyền cách mạng còn non trẻ.
- Mấy chục vạn quân Tưởng ập vào miền Bắc để chống phá chính quyền còn non trẻ. 
2. Những khó khăn về mọi mặt: 
- Về chính trị: 
 + “Nước Việt Nam mới sinh nằm giữa bốn bề hùm sói”. 
 + Đảng của giai cấp công nhân mới 15 tuổi. 
 + Chính quyền cách mạng “chưa được nước nào công nhận”.
- Về kinh tế: 
 + Ruộng đất bị bỏ hoang, vẫn ở trong tay địa chủ, lũ lụt, hạn hán liên miên. 
 + Hàng hoá khan hiếm vì các nhà máy hầu như không dùng được. 
- Về tài chính: 
 + Chỉ còn 1 triệu bạc rách, lại “đang xuống giá”, 
 + Bọn Pháp và Tưởng tung tiền làm rối loạn thị trường.
- Về xã hội: 
 + Đời sống nhân dân xuống thấp, 
 + Thất nghiệp tăng, 
 + Có người chết đói, 
 + Dịch tả phát sinh, 
 + Quân Tưởng vào đem theo dịch chấy rận, 
-> Pháp nổ súng xâm lưược Nam Bộ làm cho khó khăn càng thêm chồng chất.
3. Những biện pháp và nỗ lực của Đảng, Chính phủ, Hồ chủ tịch và nhân dân: 
- Chính trị: 
 + Củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng: mở cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước để bầu ra Quốc dân đại hội.
 + Ra sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp. 
 + Giải tán chính quyền cũ – chính quyền thực dân phong kiến.
 + Mở rộng khối đoàn kết toàn dân, thực hiện công nông chuyên chính.
 + Công bố dự án hiến pháp cho toàn dân góp ý.
- Kinh tế: 
 + Địa chủ giảm tô 25%, xoá nợ cho nông dân, 
 + Công nhân làm 8 giờ, quyền lợi rõ ràng,
 + Toàn dân học chữ quốc ngữ, học tập và thi cử đều miễn phí
 + Bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ thuế vô lí khác
- Nâng cao năng lực tài chính:
 + Động viên thành lập Quỹ độc lập,
 + Kêu gọi hưởng ứng Tuần lễ vàngaodeiehoua.
 + Chỉ trong thời gian ngắn góp được 20 triệu và 70 kg vàng.
=> Sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ làm cho nội lực của đất nứơc tăng lên nhanh chóng.
 4. Hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh: 
- Nét đẹp trong nhân cách của Bác: toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân đất nước 
(“Ở Ngưười ... tình cảm”)
- Bác thấy rõ nhiệm vụ lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân: Xác định mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân.
- Đề ra ba mục tiêu quan trọng: “Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” và phải dựa vào dân.
- Tấm lòng của Bác: 
 + làm mọi việc để đem lại hanh phúc cho dân
 + thẳng thắn chỉ ra và phê bình những khuyết điểm của cán bộ “Những khuyết điểm kể trên là lỗi tại chúng tôi”.
=> Bác Hồ - hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng, của chính quyền mới, chế độ mới. 
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân qua đoạn trích.
Duyệt tuần 16 - 08/11/2010
P.HT
	- Soạn ôn tập phần văn học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 12 KTKN T16.doc