ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
40------------------------------------------------------------------------------------------------ThanhThảo
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor- ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ.
- Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. KT bài cũ.
3. Bài mới: .
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA 40------------------------------------------------------------------------------------------------ThanhThảo A.MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor- ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ. - Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. KT bài cũ. 3. Bài mới:.. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt *Hoạt động 1:HD Hs tìm hiểu Tiểu dẫn (sgk). - GV yêu cầu 1 Hs đọc Tiểu dẫn (sgk). GVH: Hãy trình bày những nét chính về nhà thơ Thanh Thảo; Những tác phẩm tiêu biểu và đặc điểm của thơ Thanh Thảo. GV: Gọi 1 Hs đọc bài thơ.Cho hs xác định bố cục. Nhận xét cách chia bố cục của hs và điều chỉnh, bổ sung. GV: Yêu cầu hs nêu cảm nhận về chủ đề của bài thơ. - Hs đọc Tỉểu dẫn. - Hs dựa vào Sgk trả lời. - Hs theo dõi, ghi chép. -Hs đọc bài thơ.(lưu ý cách đọc xúc cảm, luyến láy...như cung bậc đàn ghi ta) - Hs chia bố cục và lý giải về cách chia bố cục đó. -Hs tự ghi chép các ý chính. -Hs dựa vào định hướng ở bố cục để trả lời. I/ GIỚI THIỆU CHUNG 1/ Tác giả: (Sgk) 2/ Sự nghiệp: a/ Tác phẩm: (Sgk) b/ Đặc điểm thơ: Là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề XH và thời đại. - Thể hiện sự cách tân thơ Việt: đào sâu cái tôi nội cảm; cách biểu đạt mới với câu thơ tự do, xoá bỏ ràng buộc khuôn sáo bằng nhịp điệu, cách gieo vần 3/Bài thơ: a/ Xuất xứ: - Rút trong tập “Khối vuông Ru – bích”. - Thể hiện tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. b/ Bố cục: Gồm 4 phần: * Câu 1 – 6: Lor-ca – con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị, nghệ thuật TBN. * Câu 7- 18: Lor-ca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật. * Câu 19- 22: Niềm xót thương Lor-ca. * Câu 23- 31: Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca. c/ Chủ đề: - Khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất. - Thể hiện niềm ngưỡng mộ và xót thương của tác giả đối với Lor-ca. *Hoạt động 2: HD Hs tìm hiểu bài thơ: - GV: đọc lại 18 dòng thơ đầu. GVH: Em có suy nghĩ gì khi bắt gặp h/ả “Áo choàng đỏ gắt”, “ tiếng đàn ghi ta?” GVH: Các h/ả “đi lang thang, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, hát nghêu ngao, li la” giúp ta liên tưởng đến điều gì? GVH: dẫn dắt chuyển ý: Từ bối cảnh chính trị và nghệ thuật TBN lúc bấy giờà số phận bi thương của Lor-ca. GV:Tác giả đã tái hiện cái chết oan khuất của Lor-ca qua các h/ả, chi tiết nào ? GVH: Cảm nhận của em về các bpnt được tác giả sử dụng trong bài thơ? (ý nghĩa của các bpnt đó?) -Hs lắng nghe, nhập cảm. -Hs nêu cảm nhận. -Hs lý giải, phân tích các h/ả. -Hs theo dõi, nêu cảm nhận chung về hình tượng Lor-ca trên cơ sở định hướng của GV. -Hs dựa vào văn bản, tìm các h/ả, chi tiết liên quan. -Hs liệt kê các bpnt, thảo luận nhanh giữa các thành viên trong bàn về ý nghĩa của các bpnt và trình bày trước lớp. (Khuyến khích những cách hiểu riêng). II/ NỘI DUNG CHÍNH 1/ Hình tượng nghệ sĩ Lor-ca: a/ Lor-ca, một con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN: - Áo choàng đỏ: + Gợi bản sắc văn hoá TBN. + H/ả Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị TBN độc tài lúc bấy giờ. - Tiếng đàn: + Ghi ta: nhạc cụ của người TBN. + Tài năng nghệ thuật của Lor-ca với khát vọng cách tân nghệ thuật - Đi lang thang; vầng trăng chếnh choáng; yên ngựa mỏi mòn; hát nghêu ngao; li la: + Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do. + Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật TBN già cỗi. b/ Lor-ca và cái chết oan khuất: - Hình ảnh: + Áo choàng bê bết đỏ – Gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của Lor-ca. + Tiếng ghi ta: . nâu: trầm tĩnh, nghĩ suy. . xanh: thiết tha, hy vọng. . tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tưởi. . ròng ròng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào. => Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, sinh thể. - Biện pháp nghệ thuật: + Đối lập: Hát nghêu ngao >< áo choàng bê bết đỏ khát vọng >< hiện thực phũ phàng (giữa tiếng hát yêu đời vô tư , giữa tình yêu cái Đẹp và hành động tàn ác, dã man). + Nhân hoá: Tiếng ghi ta máu chảy. + Hoán dụ: Áo choàng, tiếng ghi ta àLor-ca. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta vỡ ra thành màu sắc, hình khối, hành động * Với việc sử dụng bpnt tài tình, tác giả đã khắc hoạ thật ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ Lor-ca. GV: Đọc phần thơ còn lại. GVH: Theo em, Lor-ca muốn nhắn gửi thông điệp gì qua câu nói “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”? GV: Cho hs nêu cảm nhận 4 câu thơ “Không ai chôn cỏ mọc hoang”. GV: Yêu cầu hs giải mã các h/ả “giọt nước mắt , đường chỉ tay, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc”. GV: Định hướng cách hiểu -Hs theo dõi sgk -Hs thảo luận nhóm và nêu cảm nhận. - Hs dựa vào văn bản, suy nghĩ, trả lời. (Khuyến khích những cách hiểu riêng). -Hs theo dõi, ghi chép. 2/ Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor-ca: - Lời Lor-ca (đề từ): “Khi tôi chết cây đàn.” + Niềm đam mê nghệ thuật. + Hãy biết quên nghệ thuật của Lor-ca để tìm hướng đi mới. - “Không ai chôn cất cỏ mọc hoang” + Nghệ thuật của Lor-ca (cái Đẹp): có sức sống và lưu truyền mãi mãi như “cỏ mọc hoang”. + Phải chăng không ai dám vượt qua cái cũ, thần tượng để làm nên nghệ thuật mới. - Giọt nước mắt trong đáy giếng: + Vầng trăng nơi đáy giếngàsự bất tử của cái Đẹp. - Đường chỉ tay: ẩn dụ về định mệnh nghiệt ngã. -... dòng sông, ghi ta màu bạc...à gợi cõi chết, siêu thoát. - Các hành động: ném lá bùa, ném trái tim: có ý nghĩa tượng trưng cho một sự giã từ, một sự lựa chọn. * Tiếng lòng tri âm sâu sắc đối với người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca. GV: Tiếng “Li la- li la- li la” trong bài thơ có ý nghĩa gì? GV: định hướng. Hs tìm hiểu yếu tố âm nhạc trong bài thơ. Nêu ý nghĩa? -Hs ghi chép. 3/Yếu tố âm nhạc trong bài thơ: - Chuỗi âm thanh “Li la- li la- li la” luyến láy ở đầu và cuối như khúc dạo đầu và kết thúc bản nhạc. - Sự kính trọng và tri âm Lor-ca- nghệ sĩ thiên tài. *Hoạt động 3: HD hs tổng kết, dặn dò. GV: Yêu cầu hs tự tổng kết bài học về phương diện nội dung và nghệ thuật. GV: Nhận xét, định hướng ý chính. -Hs dựa vào nội dung tìm hiểu văn bản để tổng kết. -Hs ghi lại những nét chính. III/ Tổng kết: 1/ Nghệ thuật: - Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc. - Sử dụng h/ả, biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung. - Kết hợp hài hoà hai yếu tố thơ và nhạc. 2/ Nội dung: Tác giả bày tỏ nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết oan khuất của thiên tài Lor-ca- một nghệ sĩ khát khao tự do, dân chủ, luôn mong muốn cách tân nghệ thuật. 4. Dặn dò: Yêu cầu hs học thuộc lòng bài thơ. Làm bài tập và chuẩn bị bài mới 5. Rút kinh nghiệm - bổ sung: Đọc thêm: TỰ DO ½- 41------------------------------------------------------------------------------------------P. Ê-LUY-A A.Mục tiêu cần đạt : - Hiểu được bài thơ là khát vọng tự do mãnh liệt không chỉ của cá nhân nhà thơ mà còn là của nhân dân Pháp khi bị phát xít Đức xâm lược trong chiến tranh thế giới lần thứ 2. - Nắm được các biện pháp nghệ thuật cơ bản của bài thơ: điệp khúc, kết cấu vòng tròn, nhân cách hóa ... góp phần diễn tả cảm xúc dào dạt, tuôn trào. - Vun đắp tình yêu tự do, nhận thức tự do của mỗi cá nhân phải luôn gắn với tự do của tổ quốc, dân tộc. B. Phương tiện giảng dạy : - Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản thiết kế C. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp : 2. Lời vào bài : Tự Do là một đề tài lớn mang tính nhân văn phổ quát, thể hiện khát vọng vĩnh cửu của con người mọi thời đại. Đề tài Tự Do trở thành thánh ca của cuộc kháng chiến chống phát xít Đức trong thế chiến thứ 2, và bài thơ Tự Do của nhà thơ Pôn Ê-luy-a đã trở thành tiếng lòng đồng vọng của hàng triệu con tim nước Pháp đang rên xiết vì bị mất nước. .... Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học *Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc hiểu phần TD I. Tiểu dẫn. GVH: em hãy tóm lược những nét cơ bản nhất về tác giả và tác phẩm ? GV: Nhận xét phần trả lời của hs, nhấn mạnh nội dung chính. GVH: Lưu ý hs: nguyên tác bài thơ có 21 khổ thơ (không kể dòng cuối cùng: Tự Do), không vần, không dấu chấm câu- trừ dòng cuối cùng. Bản dịch có 12 khổ thơ. HS (đã đọc TD ở nhà) phát biểu. - Nêu được các nét lớn về tác giả. - Nêu được hoàn cảnh ra đời bài thơ. 1. Tác giả: - Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là nhà thơ lớn nước Pháp. - Từng tham gia trào lưu siêu thực. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông thoát ly chủ nghĩa siêu thực, cùng nhân dân Pháp kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít. - Thơ ông mang đậm chất trữ tình chính trị, hơi thở của thời đại 2. Bài thơ "Tự do": - Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào mùa hè 1941, lúc nước Pháp đang bị phát xít Đức xâm lược. - Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập "Thơ ca và chân lý, 1942" (1942). *Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu. II. Hướng dẫn đọc thêm GV: Hướng dẫn cách đọc: giọng tha thiết, bồi hồi; nhấn giọng ở câu kết mỗi khổ thơ và từ TỰ DO. Gọi 1 hs đọc bài. HS đọc. *Hoạt động 3: HD đọc hiểu chi tiết. GVH: Em hãy nêu ngắn gọn ấn tượng chung nhất của mình sau khi đọc bài thơ ? (Về hình thức, về nhân vật em, về tứ thơ ?) GVH: Dựa vào đặc điểm hình thức và nội dung bài thơ, em hãy chia đoạn và gọi tên các đoạn thơ ? GV:Gọi đại diện nhóm 1 trình thuyết trình theo phân công. GV: Nhận xét. Gợi ý hs phát biểu bổ sung (nếu cần). Kết luận các nội dung chínhè Hình ảnh thơ giản dị lấy từ cuộc sống nhưng vẫn rất sâu xa. GV:HD tìm hiểu khổ thơ cuối. - Tự Do có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả và mọi người ? Yêu cầu hs tóm tắt những đặc sắc về nghệ thuật bài thơ ? HS trả lời được: - Dựa vào HCRĐ rút ra tứ thơ. HS chia bài thơ làm 2 đoạn, dùng điệp khúc để gọi tên. Nhóm 1 trình bày (C2,3 sgk): (2-3 phút) - Nổi bật hình thức lặp kết cấu, điệp từ trên... trên theo kiểu "xoáy tròn"; câu thứ tư mỗi khổ như một điệp khúc. - "Tôi viết tên em" lên mọi không gian, thời gian (Hữu hình: Viết trên trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan). (Vô hình: Viết trên thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh...) Hs trả lời được các nét nghĩa của đoạn thơ. Em = TỰ DO (nhân hóa) Tứ thơ bao trùm: Khát vọng tự do. 1. Nội dung. a, 11 khổ đầu: Tôi viết tên em: Tự Do. - Từ "trên" thể hiện cả không gian và thời gian: + Chỉ địa điểm - không gian( tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu) + Chỉ thời gian ( tôi viết Tự Do khi nào) - Tôi viết tên em lên mọi không gian bao la, lên mọi thời gian; Viết tên em lên những vật cụ thể hữu hình và cả những cái vô hình. ® Hình ảnh được liên tưởng ngẫu hứng. Tình yêu, khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ b, Khổ cuối: Tôi gọi tên em - Tự Do. - Tự do- sức mạnh nhiệm màu. - Tự do- tái sinh những cuộc đời ® Tình yêu tự do cũng là lời kêu gọi hy sinh vì tự do. 2. Nghệ thuật: - Trùng điệp thủ pháp liệt kê, nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc ... qua các khổ thơ. - Hiệu quả: Nhạc điệu thơ gợi mạch cảm xúc hướng về tự do tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ. *Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết III. Kết luận. GV: Gọi đại diện nhóm 2 trình thuyết trình theo phân công. (Giải thích gọn về tính đa chủ thể của bài thơ) GV: DG thêm: tác động rộng lớn của bài thơ khi nó ra đời và khát vọng tự do vĩnh cửu của con người, của các dân tộc. Nhóm 2 trình bày (C4 sgk). Từ đó khái quát chủ đề bài thơ.(1-2 phút) - Chủ đề: Khát vọng tự do cũng là lời kêu gọi hành động vì tự do của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) khi đất nước bị phát xít xâm lăng. - Không thể sống trong nô lệ, Tự Do trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, là lương tâm của thời đại.Vì thế, bài thơ được xem là thánh ca của thơ kháng chiến Pháp. 3. Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu hs tóm tắt thật gọn những cốt lõi về nội dung và nghệ thuật. - Sau khi học bài thơ, em hãy bàn về hai chữ Tự Do trong cuộc sống hôm nay. - Chuẩn bị bài: “Luyện tập vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt” 4. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:.......................................................................................... Đọc thêm: BÁC ƠI ½-41------------------------------------------------------------------------------------------------Tố Hữu A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Cảm nhận được tình cảm của nhà thơ Tố Hữu, của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. - Hiểu hơn về con người Hồ Chí Minh với đầy đủ những phẩm chất cao đẹp. B. Phương tiện thực hiện: - SGK 12, SGV 12,Thiết kế bài học. C . Tiến trình bài học: 1- Kiểm tra bài cũ 2- Giới thiệu bài mới 3-Tiến hành bài học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt * Hoạt Động 1: GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác. GVH: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? * Hoạt động 2: GV: Hướng dẫn HS đọc và chia bố cục. Nhận xét cách đọc và cách chia của HS. *Hoạt động 3: GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu 4 khổ thơ đầu GVH: Nỗi đau xót lớn lao khi Bác qua đời được thể hiện như thế nào? (Cảnh vật? Lòng người?) Giữa cảnh vật và con người có gì tương đồng? GV: Nhận xét, khái quát ý cho HS nắm *Hoạt động 4: GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu 6 khổ tiếp theo GVH: Hình tượng Bác Hồ được thể hiện như thế nào? (GV gợi mở: về tình thương yêu, lý tưởng, lẽ sống...) + Nhận xét, khái quát ý *Hoạt động 5: GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu 3 khổ cuối GVH: Hãy cho biết cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi? + Nhận xét, khái quát ý * Hoạt động 6: GV: Hướng dẫn HS tổng kết về tác phẩm đã học. - HS đọc tiểu dẫn SGK/167 và trả lời 1 HS đọc bài thơ, các HS khác đọc thầm, theo dõi - HS căn cứ vào văn bản, chia bố cục, và nêu đại ý từng phần. -Các HS khác theo dõi và nêu cách chia của mình. -Trên cơ sở những gợi ý và phân công về nhà, dưới sự hướng dẫn của GV, trình bày ý kiến theo nhóm -Nhóm 1 cử người trình bày ý kiến Tiếp thu nhận xét của GV, thấy được chỗ được và chưa được trong trả lời của nhóm -HS nhóm 2 cử người trình bày ý kiến qua chuẩn bị đã được phân công - Nhóm 3 trình bày, bổ sung - Nhóm 4 trình bày - HS đọc, tổng kết bài học. I/ Hoàn cảnh ra đời: - Ngày 02/9/1969, Bác Hồ từ trần, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Bác ơi”. II/ Hướng dẫn đọc thêm 1- Bố cục: chia 3 phần: - Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót trước sự kiện Bác qua đời. - Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ. - Ba khổ cuối: Cảm nghĩ khi Bác qua đời 2- Tìm hiểu văn bản: a) Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời. - Lòng người: + Xót xa, đau đớn: chạy về, lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác. + Bàng hoàng không tin vào sự thật: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi” - Cảnh vật: + Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác (phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng...) + Thừa thải, cô đơn, không còn bóng dáng Người. - Không gian thiên nhiên và con người như có sự đồng điệu “ Đời tuôn nước mắt/ trời tuôn mưa”® Cùng khóc thương trước sự ra đi của Bác Þ Nỗi đau xót lớn lao bao trùm cả thiên nhiên đất trời và lòng người. b) Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ. - Giàu tình yêu thương đối với mọi người. - Giàu đức hy sinh. - Lẽ sống giản dị, tự nhiên, khiêm tốn. Þ Hình tượng Bác Hồ cao cả, vĩ đại mà giản dị, gần gũi c) Ba khổ cuối: Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi: - Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ - Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu. - Yêu Bác® quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp CM Þ Lời tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam III/ Tổng kết: - Bài thơ là tình cảm ngợi ca Bác, đau xót, tiếc thương khi Bác qua đời. Đó cũng là tấm lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu, cũng là của cả dân tộc Việt Nam - Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của thơ Tố Hữu IVCủng cố: Nêu những phẩm chất đáng quý của Hồ Chí Minh ? 4. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ, nắm vững nội dung bài học - Soạn bài “Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” 5. Rút kinh nghiệm - Bổ sung: LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN 42------------------------------------------------------------------------------------------------------------- A. Mục tiêu cần đạt : - Củng cố vững chắc hơn kiến thức và kĩ năng về các thao tác lập luận chứng minh, phân tích, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận. - Nắm vững hơn về nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó trong một văn bản nghị luận. - Vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài (đoạn hoặc một phần bài) văn nghị luận, trong đó có sử dụng kết hợp ít nhất là 2 trong 6 thao tác lập luận nói trên. B. Phương tiện thực hiện: -Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập ngữ văn, bảng phụ. C. Tiến trình dạy học: 1- Ổn định lớp. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: GV giúp HS ôn tập kiến thức đã học. -Hãy kể tên các thao tác lập luận đã học? -Hãy phân biệt các thao tác lập luận trên? - HS trả lời: 6 thao tác. (giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ). - HS trả lời: căn cứ vào mục đích để phân biệt các thao tác trên. I. Ôn tập kiến thức: 6 thao tác lập luận Chứng minh là để người ta tin. Giải thích là để người ta hiểu. Phân tích giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo. So sánh nhằm nhận rõ giá trị của sự việc, hiện tượng này so với sự việc, hiện tượng khác. Bác bỏ nhằm phủ nhận một điều gì đó. Bình luận là thuyết phục người khác nghe theo sự đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng, vấn đề. *Hoạt động 2 GV giúp HS luyện tập nhận biết sự kết hợp các thao tác lập luận. - Trong đoạn trích ở SGK trang 174, tác giả đã vận dụng kết hợp các thao tác lập luận nào? Đâu là thao tác chính? Căn cứ vào đâu mà xác định như thế? GV dùng bảng phụ ghi lại đoạn văn SGK 176. (GV có thể sử dụng văn bản khác) - HS trả lời: II. Luyện tập nhận biết: Hãy xác định các thao tác lập luận được vận dụng kết hợp trong các văn bản sau: 1/ Đoạn trích trang 174: +Thao tác chính: phân tích (để thấy việc bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái áp bức đồng bào ta). + Thao tác kết hợp: chứng minh (về chính trị, về kinh tế). 2/ Văn bản giáo viên cung cấp:. + Thao tác chính: bình luận (về việc nâng cao dân trí, nhằm cổ vũ cho công cuộc đổi mới, hướng nước nhà đi đến văn minh). + Thao tác kết hợp: so sánh và bác bỏ. *Hoạt động 3: GV giúp HS vận dụng lí thuyết vào thực hành viết văn bản. - Thao tác 1: * GV ra đề (đề tùy thuộc ở GV song phải gần gũi với thực tế đời sống và học tập để HS có điều kiện phát biểu những suy nghĩ, ý kiến thật của mình). + Đề: Hãy bàn về bệnh quay cóp của HS trong thi, kiểm tra. * GV chia HS thành 4 nhóm theo tổ. yêu cầu HS viết thành đoạn văn có vận dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận. - HS đọc và phân tích đề theo nhóm. - HS thảo luận nhóm để: + Tìm ý + Chọn thao tác lập luận phù hợp (từ 2 thao tác trở lên) + Viết thành văn bản. - HS chú ý theo dõi để nhận xét hay bổ sung. - HS nghe nhận xét của GV, tự rút kinh nghiệm và nắm vững bài học. III. Luyện viết đoạn văn vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: 1/ Đề bài: + Đề: Hãy bàn về bệnh quay cóp của HS trong thi kiểm tra. 2/ Luyện viết văn bản theo chủ đề: * Gợi ý về nội dung: + Có thể triển khai đoạn theo bố cục sau: Thực trạng của bệnh quay cóp trong HS ngày nay. Tác hại của bệnh quay cóp. Lời khuyên . + Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn. * Về kĩ năng: Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận Thực hành bài tập 1, 2 trang 176 SGK. Thực hành bài tập ở sách Bài tập. 4. Dặn dò: - Nắm vững nội dung bài học - Soạn bài mới ở nhà. 5. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:.................................................................................................. .....................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: