Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 13, 14 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 13, 14 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 13

Tiết: 37,38

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA

(Thanh Thảo)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lor-ca.

 - Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc- hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.

 - Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng

 

doc 12 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 13, 14 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Tiết: 37,38
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA 
(Thanh Thảo)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
 	 - Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lor-ca.
 	- Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.
	2. Kĩ năng:
	 - Đọc- hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.
	 - Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS: Nêu những nét chính về nhà thơ Thanh Thảo; Những tác phẩm tiêu biểu và đặc điểm của thơ Thanh Thảo.
-GV: Bổ sung các kiến thức về Lor-ca; về trào lưu văn học siêu thực; về trào lưu văn học tượng trưng
HĐ2
-HS: chia bố cục của HS và điều chỉnh, bổ sung.
+ Bố cục: 
 * Câu 1 – 6: Lor-ca – con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị, nghệ thuật TBN.
 * Câu 7- 18: Lor-ca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật.
 * Câu 19- 22: Niềm xót thương Lor-ca.
 * Câu 23- 31: Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca.
- GV: Em có suy nghĩ gì khi bắt gặp hình ảnh “Áo choàng đỏ gắt”, “ tiếng đàn ghi ta?”
- HS trả lời GV tổng hợp.
- GV:Các hình ảnh “đi lang thang, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, hát nghêu ngao, li la” giúp ta liên tưởng đến điều gì?
- GV dẫn dắt chuyển ý: Từ bối cảnh chính trị và nghệ thuật TBN lúc bấy giờ. Số phận bi thương của Lor-ca.
- Tác giả đã tái hiện cái chết oan khuất của Lor-ca qua các hình ảnh, chi tiết nào?
- Cảm nhận của em về các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ? 
- HS liệt kê các biện pháp nghệ thuật, thảo luận nhanh về ý nghĩa. 
- Khái quát ý nghĩa của văn bản.
* Chủ đề: 
 - Khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất. 
 - Thể hiện niềm ngưỡng mộ và xót thương của tác giả đối với Lor-ca.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tìm hiểu chung:
 a. Tác giả:
 - Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 - Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, dất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới.
 b. Tác phẩm:
 - Đàn ghi ta của Lor-ca in trong tập thơ Khội vuông ru-bich (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng trưng.
 - Lor-ca(1898-1936): Nhà thơ thiên tài của TBN, người có khát vọng tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại. 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
- Hình tượng Lor-ca được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực.
->Lor-ca hiện lên mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập gềnh xa thẳm.
 - Hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ tượng trưng.
 -> Ttái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca. 
- Tiếng đàn (linh hồn của người nghệ sĩ)vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau
->Lời thơ di chúc của Lor-ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt.
 - Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước TBN trở thành bất tử trong chính cuộc giả từ này.
2. Nghệ thuật:
 - Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. 
 - Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.
3. Ý nghĩa văn bản:
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
ĐỌC THÊM
HĐ1 
* Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là nhà thơ lớn nước Pháp. 
 - Từng tham gia trào lưu siêu thực. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông thoát ly chủ nghĩa siêu thực, cùng nhân dân Pháp kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít.
 - Thơ ông mang đậm chất trữ tình chính trị, hơi thở của thời đại
- Hướng dẫn cách đọc: giọng tha thiết, bồi hồi; nhấn giọng ở câu kết mỗi khổ thơ và từ TỰ DO.
- Em hãy nêu ngắn gọn ấn tượng chung nhất của mình sau khi đọc bài thơ ?
(Về hình thức, về nhân vật em, về tứ thơ ?)
* Diễn giảng thêm: Bài thơ trữ tình chính trị, khắc họa không khí thời đại - mang đậm PC của tác giả.
- Nhận xét. Gợi ý hs phát biểu bổ sung (nếu cần). Kết luận các nội dung chính.
GV: Hình ảnh thơ giản dị lấy từ cuộc sống nhưng vẫn rất sâu xa.
(Có thể lưu ý về tính siêu thực của bài thơ: ngẫu hứng, phi logic, phá vỡ sự ngăn cách khách thể và chủ thể, chú trọng hình ảnh thị giác ...)
- Hướng dẫn tìm hiểu khổ thơ cuối.
- Tự Do có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả và mọi người ? 
* DG thêm: tác động rộng lớn của bài thơ khi nó ra đời và khát vọng tự do vĩnh cửu của con người, của các dân tộc.
HĐ2.
* GV hướng dẫn HS cách đọc.
- Nỗi đau khi Bác qua đời?
- HS trả lời và tổng hợp.
I. TỰ DO -P. Ê-LUY-A.
- Em = TỰ DO (nhân hóa)
- Tứ thơ bao trùm: Khát vọng tự do.
1. 11 khổ đầu: Tôi viết tên em - Tự Do:
- Từ "trên" thể hiện cả không gian và thời gian:
 + Chỉ địa điểm - không gian (tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu)
 + Chỉ thời gian (tôi viết Tự Do khi nào)
- Tôi viết tên em lên mọi không gian bao la, lên mọi thời gian; Viết tên em lên những vật cụ thể hữu hình và cả những cái vô hình.
-> Hình ảnh được liên tưởng ngẫu hứng. Tình yêu, khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ.
2.Khổ cuối: Tôi gọi tên em - Tự Do:
 - Tự do- sức mạnh nhiệm màu.
 - Tự do- tái sinh những cuộc đời
-> Tình yêu tự do cũng là lời kêu gọi hy sinh vì tự do.
II. BÁC ƠI – Tố Hữu.
- Khái quát về nỗi đau đớn của đất nước, cả vũ trụ, cỏ cây và con người.
- Về lí tưởng và lẻ sống của Người.
- Niềm vui và tình thương của Người biểu hiện ở nhiều cung bậc, góc độ.
- Di sản để lại: tình thương, một đời thanh bạch ...
- Tiếng lòng của người VN và lời hứa với Bác.
	4. Hướng dẫn tự học:
	 - Nêu nhận xét về những sáng tạo nghệ thuật của Thanh Thảo trong bài thơ.
	 - Tìm và phân tích những hình ảnh biểu tượng giàu sức gợi trong bài thơ (cây đàn, tiếng ghi ta).
Tiết: 39
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
- Củng cố vững chắc hơn kiến thức và kĩ năng về các thao tác lập luận chứng minh, phân tích, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
	- Nắm vững hơn về nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó trong một văn bản nghị luận.
	2. Kỹ năng:
- Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong một số văn bản.
- Vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài (đoạn hoặc một phần) văn nghị luận, trong đó có sử dụng kết hợp ít nhất là 2 trong 6 thao tác lập luận nói trên.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
- Hãy kể tên các thao tác lập luận đã học
- HS trả lời: 6 thao tác.
(giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ).
- Hãy phân biệt các thao tác lập luận trên
- HS trả lời: căn cứ vào mục đích để phân biệt các thao tác trên.
HĐ2
- Trong đoạn trích ở SGK trang 174, tác giả đã vận dụng kết hợp các thao tác lập luận nào?
- HS trả lời:
+Thao tác chính: phân tích (để thấy việc bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái áp bức đồng bào ta).
+ Thao tác kết hợp: chứng minh (về chính trị, về kinh tế).
- Đâu là thao tác chính? Căn cứ vào đâu mà xác định như thế?
- GV dùng bảng phụ ghi lại đoạn văn (b) trang 89 sách Bài tập ngữ văn 12 Tập 1 để yêu cầu HS nhận biết các thao tác lập luận đã được kết hợp trong văn bản.
 (GV có thể sử dụng văn bản khác)
HĐ3
GV giúp HS vận dụng lí thuyết vào thực hành viết văn bản.
- Thao tác 1:
 * GV ra đề (đề tùy thuộc ở GV song phải gần gũi với thực tế đời sống và học tập để HS có điều kiện phát biểu những suy nghĩ, ý kiến thật của mình).
. * GV chia HS thành 4 nhóm theo tổ.
- Thao tác 2: GV yêu cầu HS viết thành đoạn văn có vận dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận.
HS thảo luận nhóm để:
 + Tìm ý
 + Chọn thao tác lập luận phù hợp (từ 2 thao tác trở lên)
 + Viết thành văn bản.
- Thao tác 3: Sau 15 phút, GV gọi một vài HS đại diện nhóm trình bày văn bản đã viết và chỉ ra các thao tác lập luận mà nhóm mình đã sử dụng.
- Thao tác 4: 
 * GV nhận xét phần trình bày của HS, củng cố bài học.
HĐ4 
*GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS tiếp tục luyện tập ở nhà
- HS xem và nghe để về làm.
GV: hướng dẫn HS thực hành bài tập 1,2 SGK 
I. ÔN TẬP KIẾN THỨC: 
- Chứng minh là để người ta tin.
- Giải thích là để người ta hiểu.
- Phân tích giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo.
- So sánh nhằm nhận rõ giá trị của sựviệc, hiện tượng này so với sự việc, hiện tượng khác.
 Bác bỏ nhằm phủ nhận một điều gì đó.
- Bình luận là thuyết phục người khác nghe theo sự đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng, vấn đề.
II. LUYỆN TẬP NHẬN BIẾT:
1. Đoạn trích (trang 174):
 - Thao tác chính: phân tích.
 - Thao tác kết hợp: chứng minh.
2.Văn bản giáo viên cung cấp:
 - Thao tác chính: bình luận.
 - Thao tác kết hợp: so sánh và bác bỏ.
III. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN:
1.Đề bài:
 Đề: Hãy bàn về bệnh quay cóp của HS trong thi kiểm tra.
2. Luyện viết văn bản theo chủ đề:
* Gợi ý về nội dung:
 - Có thể triển khai đoạn theo bố cục sau:
 + Thực trạng của bệnh quay cóp trong HS ngày nay.
 +Tác hại của bệnh quay cóp.
 + Lời khuyên .
 - Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn. * Về kĩ năng: Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận
3. Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng:
IV. LUYỆN TẬP Ở NHÀ:
 1.Hãy xác định các thao tác lập luận trong đoạn văn sau của Hồ Chí Minh:
“Liêm là trong sạch, không tham lam.” 
 Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm, chữ liêm ấy có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi.
 Ngày nay, chữ liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải liêm. Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân.
Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được, vì xa xỉ sẽ sinh tham lam.
Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm.
 Người cán bộ, cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công thành của tư; người buôn bán, mua một bán mười hoặc mua gian bán lậu chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ; người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào; người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình,.. đều là tham lam, đều là bất liêm. ” 
2.Thực hành bài tập 1, 2 trang 176 SGK.
	4. Hướng dẫn tự học:
- Về nhà HS cần rèn luyện kĩ năng viết văn bản kết hợp nhiều thao tác lập luận, làm bài tập GV yêu cầu.
 	- Chuẩn bị bài mới: “Quá trình văn học và phong cách văn học”.
Duyệt tuần 13 - 25/10/2010
P.HT
Tuần: 14
Tiết: 40,41
QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Khái niệm quá trình văn học và trào lưu văn học.
	- Phong cách văn học.
	2. Kỹ năng:
	- Nhận diện các trào lưu văn học.
	- Thấy được những biểu hiện của phong cách văn học.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1:
- HS đọc mục I trong Sgk trang 178 và trả lời 
các câu hỏi?
- GV tổng hợp.
*Quan hệ gắn bó khắng khít với nhau. Kế thừa và cách tân.
- Qui luật chung tác động đến quá trình văn học?
- GV gợi ý:
+ Bản chất của đời sống xã hội trong từng thời kỳ lịch sử sẽ qui định nội dung, tính chất của văn học 
+ Kế thừa là dựa trên nền tảng truyền thống, là cơ sở tồn tại của văn học .
Cách tân là làm ra cái mới, làm cho văn học luôn vận động và phát triển
+ Văn học mỗi dân tộc để tồn tại và phát triển phải giao lưu với Vh các nước khác đồng thời biết chọn lọc, cải biến để làm giàu cho Vh dân tộc mình.
*GV giảng: Trào lưu văn học là một hiện tượng có tính chất lịch sử. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc một thời đại
* Nhóm 1, 2: 
 +VH thời phục hưng?
 + Chủ nghĩa cổ điển?
-> Đại diện trình bày cả, lớp góp ý. 
* Nhóm 3 : 
 + Chủ nghĩa lãng mạn?
 + Chủ nghĩa hiện thực phê phán?
-> Đại diện trình bày, cả lớp góp ý. 
* Nhóm 4 :
 + Chủ nghĩa hiện thực XHCN?
 + Chủ nghĩa siêu thực
 + Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
-> Diện trình bày cả lớp góp ý. 
- GV: Nhận xét chung các nhóm, kết luận
- Sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận và nhiều xu hướng ở bài khái quát?
- HS trả lời, nhận xét.
* GV giảng: Các trào lưu văn học ở VN.
HĐ2 
- Phong cách văn học là gì?
- HS trả lời GV tổng hợp.
- Nêu những biểu hiện của phong cách VH
- HS trả lời và nhận xét.
* Dựa vào một số tác phẩm đã học giảng thêm.
* Ghi nhớ : Sgk trang 183
I. QUÁ TRÌNH VĂN HỌC:
1. Khái niệm:
 - Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội luôn vận động biến chuyển
 - Diễn tiến của văn học như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại thay đổi có mối quan hệ khắng khít với thời kỳ lịch sử
 - Quá trình văn học là diễn tiến, hình thành, tồn tại, phát triển và thay đổi của văn học qua các thời kỳ lịch sử.
* Những quy luật chung tác động đến quá trình văn học.
 + Qui luật VH gắn bó với đời sống xã hội. 
 + Qui luật kế thừa và cách tân.
 + Qui luật bảo lưu và tiếp biến. 
2. Trào lưu văn học:
 * Trên thế giới.
 a. Văn học thời phục hưng (ở Châu Âu vào TK XV- XVI )
 - Đặc trưng: Đề cao con người, giải phóng cá tính chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời trung cổ.
 - Tác giả tiêu biểu : Sêch-xpia ( Anh), Xec- van- tec ( TBN)
 b. Chủ nghĩa cổ điển (Pháp VàoTK XVII)
 - Đặc trưng: Coi Văn hóa cổ đại là hình mẫu lý tưởng, luôn đề cao lý trí, sáng tác theo các quy phạm chặt chẽ.
 - Tác giả tiêu biểu: Cooc- nây, Mô-li-e (Pháp)
 c. Chủ nghĩa lãng mạn:
(Ở các nước Tây Âu sau cách mạng tư sản Pháp 1789)
 - Đặc trưng : Đề cao những nguyên tắc chủ quan, lấy đề tài trong thề giới tưởng tượng của nhà văn, hình tượng nghệ thuật thường có vẻ đẹp khác thường
 - Tác giả tiêu biểu:V.Huygô(Pháp) F. Si-le(Đức) 
 d. Chủ nghĩa hiện thực phê phán 
 (Châu âu TK.XIX)
 - Đặc trưng : Thiên về những nguyên tắc sáng tác khách quan. thường lấy đề tài từ đời sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình, vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể.
 -Tác giả tiêu biểu : H. Ban- dăc (Pháp) 
L. Tôn-tôi (Nga)
 e. Chủ nghĩa hiện thực XHCN
(TK XX sau Cách mạng tháng 10 Nga)
 - Đặc trưng : Miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng
 - Tác giả tiêu biểu:M.Gooc-ki(Nga)
Giooc – giơ A-ma- đô (Braxin)
 g.Chủ nghĩa siêu thực: (Pháp-Vào 1922)
 - Đặc trưng : Quan niệm thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của người nghệ sĩ
 - Tác giả tiêu biểu:A. Brơ- tôn (Pháp)
 h. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo: 
(Mỹ La tinh sau thế chiến thứ hai)
 - Đặc trưng : Coi thực tại bao gồm cả đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại, truyền thuyết
 -Tác giả tiêu biểu: G. Mac- ket.
* Ở Việt Nam:
 + Trào lưu lãng mạn
 + Trào lưu hiện thực phê phán
 + Trào lưu hiện thực XHCN
II. PHONG CÁCH VĂN HỌC:
 1. Khái niệm :
 - Phong cách văn học là sự độc đáo, riêng biệt của các nghệ sĩ biểu hiện trong tác phẩm.
 - PCVH nảy sinh do chính nhu cầu, đòi hỏi sự xuất hiện cái mới và nhu cầu của quá trình sáng tạo văn học 
 - Qúa trình văn học được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ.
 - Phong cách in dậm dấu ấn dân tộc và thời đại
2. Những biểu hiện của phong cách văn học:
 - Biểu hiện cách nhìn, cách cảm thụ có tính khám phá, ở giọng điệu riêng của tác giả.
 - Biểu hiện ở hệ thống hình tượng.
 - Biểu hiện ở các phương diện nghệ thuật. 
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Những tác phẩm của tấc giả sau đây thuộc về trào lưu nào: Thuốc; Những người khốn khổ; Hai đứa trẻ; Rô-mê-ô và Jiu-li-et; Tinh thần thể dục.
	- Soạn người lái đò sông Đà.
Tiết: 42
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức: Nhận ra những ưu điểm và hạn chế của mình trong cách trình bày một văn bản nghị luận tác phẩm văn chương.
	2. Kỹ năng: Tập sửa lỗi theo lời phê của giáo viên và tổng hợp theo nhóm để trình bày và rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
	 Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ 
- Nêu đề bài và dẫn dắt học sinh tìm hiểu đề. 
- Đọc đề bài và trả lời theo yêu cầu: 
+ Xác định nội dung, thể loại, phạm vi?
+ Yêu cầu học sinh xác định nội dung chính và nêu dàn ý cụ thể cho đề bài trên?
*GV thành lập nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể: 
- N1: Lập ý cho mở bài.
- N2,3 : Lập ý cho thân bài. 
- N4: Lập ý cho kết bài. 
-> HS đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhận xét chéo nhóm.
-> GV nhận xét chung và hướng dẫn cho HS về làm.
HĐ2 
- Giáo viên phát bài và nhận xét, hướng dẫn HS sửa lỗi. 
- HS nhận bài và sửa bài vào phiếu về ưu, nhược của bài viết.
HĐ3 
- GV phân tích nguyên nhân và nêu hướng khắc phục thông qua thống kê điểm.
- Phân tích những nguyên nhân cho HS thấy. 
- Yêu cầu các nhóm chọn đoạn và bài hay của nhóm mình để đọc 
* Khuyến khích HS giỏi , khá và động viên những bài viết chưa đạt 
I. ĐỀ BÀI. 
 (Kèm đề)
1.Tìm hiểu đề 
2. Nôi dung chính của đáp án : 
Câu 1:
 - Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc tháng lợi. 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phó và bắt tay xây dựng cuộc sống mới.
 - 10/54; nhân sự kiện những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô.
Câu 2:
(Kèm hướng dẫn chấm)
II. NHẬN XÉT VÀ SỬA LỖI: 
1.Nhận xét : 
 a. Ưu điểm : 
 b. Hạn chế : 
2.Sửa lỗi : 
- Cách nêu nội dung chính. 
 - Chuyển ý, chuyển đọan. 
III. THỐNG KÊ VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC. 
1.Thống kê: 
Lớp 
G
KH
TB
Y
Kém
12A
2.Nguyên nhân : 
 - Học sinh còn lúng túng về mặt lí thuyết 
 - Khả năng lập luận còn yếu, không liên hệ được từ chính bản thân
 3. Hướng khắc phục : 
 - Ôn luyện lại lí thuyết, cách lập ý 
 - Tăng cường viết đoạn văn nghị luận 
Hướng dẫn tự học: 
- Xem lại lí thuyết về nghị luận nói chung . 
- Chuẩn bị bài “ Người lái đò sông Đà” 
 + Đọc và tìm hiểu tác giả :cuộc đời, phong cách, sự nghiệp 
 + Đọc và tìm hiểu tác phẩm, hoàn cảnh, tìm hiểu bố cục. 
Duyệt tuần 14 - 01/11/2010
P.HT
 + Nhóm 1,2,: Hình ảnh con sông Đà 
 + Nhóm 3,4,: Con người lao động 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA12T1314 CHUAN KTKN.doc