Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 12 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 12 - Tăng Thanh Bình

Tuần: 12

Tiết: 34,35

SÓNG

(Xuân Quỳnh)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Nắm được vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng tình yêu của nữ sĩ qua hình tượng ”sóng”

 - Nét đặc sắc về mặt nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

 - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 12 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Tiết: 34,35
SÓNG
(Xuân Quỳnh)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
 - Nắm được vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng tình yêu của nữ sĩ qua hình tượng ”sóng”
 	 - Nét đặc sắc về mặt nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
	- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, hỏi đáp, thuyết trình, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
- Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả.
+ GV: Dựa vào Tiểu dẫn, hãy giới thiệu đôi nét về tác giả XQ ? 
+ HS trả lời và tổng hợp.
* Từng là diễn viên múa Đoàn văn công trung ương, biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá III.
- Hướng dẫn tìm hiểu về tác phẩm.
+ GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
*GV: Nhan đề phần nào thuyết minh cho người đọc biết đề tài: thiên nhiên sóng biển.
+ GV: Giới thiệu một số bài thơ khác của Xuân Quỳnh: Thuyền và biển. Hoa cỏ may, Sóng, Thư tình cuối mùa thu, 
HĐ2 
- Hướng dẫn tìm hiểu: Sóng - đối tượng cảm nhận tình yêu.
+ GV: Hình tượng sóng được tác giả miêu tả như thế nào?
+ HS trả lời và bổ sung.
+ GV: Em hiểu 2 câu thơ “Sông không hiểu  tận bể” như thế nào? 
+ GV: Gợi ý : 
 * “sông”? 
-> không gian nhỏ
 * “bể” ? 
-> không gian rộng lớn
+ GV: Nhà thơ đã phát hiện ra điều gì tương đồng giữa sóng và tình yêu?
+ HS trả lời và tổng hợp.
+ GV: Liên hệ:
 “Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào?”
 (Xuân Diệu)
+ GV: Khổ 3 & 4, tác giả bộc lộ điều gì? Cách thể hiện như thế nào? 
+ HS trả lời và tổng hợp.
-> Thơ Xuân Diệu : “ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” 
-> Câu nói của nhà toán học Pascan : “trái tim có những lí lẽ riêng mà lí trí không thể nào hiểu nổi” 
=> Nghệ thuật tương đồng trong cảm nhận .
+ GV: Sau nỗi trăn trở suy tư là tâm trạng gì trong trái tim của người phụ nữ này ?
* Nỗi nhớ trong tình yêu là cảm xúc tự nhiên của con người, đã được miêu tả rất nhiều trong thơ ca xưa cũng như nay:
 -> Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than (Ca dao)
 -> “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời” (Chinh phụ ngâm)
-> “Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm. Em ơi!.” 
 (Xuân Diệu)
* GV: Câu “Hướng về anh một phương” cho thấy cách thể hiện tình cảm của tác giả như thế no?
+ GV: Quan niệm Xuân Quỳnh về tình yêu thể hiện như thế nào trong khổ thơ 6, 7?
+ GV: Gợi ý
 -> Mạnh mẽ và chủ động trong tình yêu, dám bày tỏ tình yêu của mình, nỗi nhớ, khát khao của lòng mình.
 -> Vẫn giữ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ : thủy chung rất mực trong tình yêu.
+ GV: Em hiểu như thế nào về khổ thơ 8, 9?
+ GV: Gợi ý cho HS tìm hiểu các quan hệ từ trong các câu thơ 1&2, 3&4. 
-> quan hệ đối lập 
 Cuộc đời > < năm tháng
-> sự nhạy cảm và lo âu của XQ về giới hạn của cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian. 
+ GV: Khép lại bài thơ Sóng, nhà thơ bộc lộ cảm xúc gì ? 
* GV gợi để HS phát hiện.
- Nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong bài?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- Ý nghĩa của văn bản như thế nào?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả : 
 - Xuân Quỳnh (1942 - 1988), Hà Tây 
- Mẹ mất sớm, ở với bà nội.
- Mất cùng chồng và con trai vì tai nạn giao thông tại Hải Dương (29-4-1988)
- Một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ chống Mĩ.
- Một trong những nhà thơ viết thơ tình hay nhất sau 1975.
- Phong cách thơ: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn:
+ vừa hồn nhiên; 
+ vừa chân thành, đằm thắm;
+ luôn da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). 
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
b. Đề tài và chủ đề:
- Đề tài: tình yêu.
- Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu – một hình ảnh đẹp và xác đáng.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
 a. Sóng và em – những nét tương đồng:
 - Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí.
 - Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường.
- Đầy bí ẩn.
- Luôn trăn trở, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung, son sắt.
b. Những suy tư, lo âu trước cuộc đời và khát vọng tình yêu:
 - Suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời:
 + Ý thức được sự hữu hạn của đời người.
 + Ý thức về sự mong manh của hạnh phúc.
 - Khát vọng sống hết mình trong tình yêu:
 Khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu.
2. Nghệ thuật:
 - Thể thơ năm chữ truyền thống.
 - Ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.
3. Ý nghĩa:
 - Vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắc son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời thường.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Tìm những bài thơ có hình ảnh sống và biển để diễn tả tình yêu.
	- Bài thơ được kết cấu theo cách triển khai hai hình tượng sóng và em. Hãy nhận xét về ý nghĩa và hiệu quả của cách kết cấu ấy.
	- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
Tiết 36: 
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC
 BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản.
	- Cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
	2. Kỹ năng:
	- Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản.
	- Vận dụng phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, về một hiện tượng đời sống về một tác phẩm văn học, một ý kiến bàn về văn học.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, xem bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, hỏi đáp, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản về các phương thức biểu đạt và việc đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận 
=> Gồm: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và hành chính - công vụ.
 => Mỗi phương thức biểu đạt đều có sức mạnh riêng ưu thế nổi trội riêng : 
 + Nắm được diễn biến các sự việc, sự kiện (tự sự)
 + Cảm nhận được chi tiết, cụ thể sự việc, sự kiện (miêu tả) 
 + Hiểu được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự vật, hiện tượng ( biểu cảm)
 + Nhận thức được đối tượng với những thông tin chính xác, khách quan ( thuyết minh )
 + Tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật (hành chính – công vụ) 
- GV gọi HS đọc bài 1, tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi a, b (SGK trang 158):
 + Vì sao trong một bài hoặc một đoạn văn nghị luận , cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm ?
 + Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, chúng ta cần chú ý điều gì? Nêu ví dụ? 
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày và các nhóm còn lại nhận xét - bổ sung (nếu có) 
* Ví dụ : “Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại . Ngôi nhà chung của nhân loại cần được bảo vệ . Muốn bảo vệ ngôi nhà chung ấy thì phải bảo vê môi trường . Mỗi người,mỗi dân tộc phải cùng nhau giữ cho nguồn nước ao hồ, sông biển được trong sạch, bầu khí quyển được trong lành, rừng không bị đốt phá, muôn thú không bị săn bắt bừa bãi . Giữ gìn và khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Hãy cùng nhau gìn giữ ngôi nhà chung của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp ! “
* Tổ chức cho HS lần lượt thảo luận các câu hỏi được nêu trong SGK:
Nội dung văn bản nói gì? 
Tìm các yếu tố thuyết minh? 
Hiệu quả của sự kết hợp yếu tố thuyết minh trong bài nghị luận?
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày và các nhóm còn lại nhận xét - bổ sung (nếu có) 
HĐ2 
 - HS đọc ghi nhớ sgk.
 - HS thảo luận về đề tài môi trường hiện nay.
 - GVgọi HS trình bày định hướng bài làm, sau đó gợi ý để các em về làm bài:
 + Môi trường tự nhiên.
 + Môi trường xã hội. 
I. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP. : 
1. Đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận
 a. Bài tập 1: 
 + Nếu chỉ nghị luận đơn thuần thì bài viết sẽ khô khan. Để tránh nhược điểm này, trong các bài viết nghị luận ta cần đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả để giúp cho các luận điểm, luận cứ của mình thêm phần cụ thể, sắc nhọn và thuyết phục hơn. 
 + Việc vận dụng các phương thức biểu đạt thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận khi nó xuát phát từ đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận. 
2. Đưa yếu tố thuyết minh vào bài văn nghị luận:
- Đoạn trích là một văn bản nghị luận về vấn đề: Có nên chỉ đưa vào chỉ số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người dân VN hay không hay cần tính tới chỉ số GNP nữa?
- Tuy nhiên văn bản nghị luận này còn có sự tham gia của yếu tố thuyết minh. Yếu tố đó hiện diên rõ rệt nhất trong những kiến thức mà tác giả cung cấp cho người đọc về GDP, GNP.
 - Yếu tố thuyết minh đã hỗ trợ đắc lực cho bàn luận của tác giả, vì nó đưa những tri thức khách quan, khoa học và mới mẻ giúp người đọc có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế xã hội đang được nêu ra thảo luận .
II. LUYỆN TẬP Ở NHÀ. 
Đề: môi trường quanh ta hiện nay.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Kết hợp luyện tập trên lớp và luyện tập ở nhà để phát triển kĩ năng làm văn nghị luận.
	- Soạn bài: Đàn ghi ta của Lor-ca
Duyệt tuần 12 - 18/10/2010
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docT12.doc